Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:45(GMT +7)

Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững (PTBV) ở Việt Nam hay còn gọi là Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, được ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một Chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21.

Chiến lược phát triển KT – XH giai đoạn 2011 – 2020 và Báo cáo tổng kết 5 năm 2006 – 2010 thực hiện định hướng PTBV ở Việt Nam năm 2011 -2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra những định hướng chính về PTBV ở Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể:

1. Về kinh tế

Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo ngành và theo vùng để nâng cao hiệu quả phát triển và tính cạnh tranh thị trường; Tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm, GDP năm 2020 bằng khoảng 2,2 lần năm 2010 và GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 3000$; Chuyên đổi mô hình phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng…; Phát triển “kinh tế xanh”, tăng trưởng kinh tế carbon thấp; Cải tiến công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải; Phát triển kinh tế hài hòa và bền vững giữa các vùng; Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông và BVMT tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại; Đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45%; Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

2. Về xã hội

Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh; Tốc độ tăng trưởng dân số ổn định ở mức khoảng 1%, đến năm 2020 tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, chỉ số phát triển con người HDI đạt ở nhóm trung bình cao của thế giới; Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; Phát triển thị trường lao động; Có chính sách hỗ trợ lao động nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp; Bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe công bằng, hiệu quả và có chất lượng, bảo đảm an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm; Đến năm 2020 thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục, chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục 2011-2020 theo hướng phát triển bền vững; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển con người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, ý thức công dân và tuân thủ pháp luật.

3. Về tài nguyên và môi trường

Triển khai thực hiện nghiêm minh các Luật có liên quan (BVMT, ĐDSH, Tài nguyên nước, Tài nguyên khoáng sản, Đất đai, Bảo vệ và Phát triển rừng); sửa đổi Luật BVMT và Luật Đất đai, ban hành mới Luật Biển và Hải đảo; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường; Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc về tài nguyên và môi trường hiện nay; Quản lý, sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản; Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên năng lượng; Đảm bảo thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về BVMT đối với tất cả các dự án đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị; Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, xử lý triệt để chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại; Sử dụng bền vững tài nguyên biển và BVMT biển; Bảo tồn thiên nhiên, ĐDSH và cân bằng sinh thái ở các vùng; Đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo tác động của BĐKH và phòng chống thiên tai; Đến năm 2020 đạt chỉ tiêu: tỷ lệ che phủ rừng 45%; Hầu hết dân cư đô thị và nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% cơ sở sản xuất đầu tư mới phải được áp dụng công nghệ sản xuất sạch và xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường, 80% cơ sở sản xuất hiện có đạt quy chuẩn môi trường; Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các khu/cụm công nghiệp, khu kinh tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% CTR thông thường, 85% CTNH và 100% chất thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Đề xuất bộ chỉ tiêu về PTBV của Việt Nam

Tầm quan trọng của bộ chỉ tiêu: Định lượng cụ thể mục tiêu Chiến lược PTBV quốc gia để các bộ, các ngành, các địa phương phấn đấu thực hiện Chiến lược PTBV; Để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện; Để so sánh với các nước trên thế giới về PTBV;

Nguyên tắc xây dựng bộ chỉ tiêu: Phù hợp với các mục tiêu của chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH quốc gia; Tương thích theo thông lệ quốc tế, có khả năng so sánh với trình độ PTBV giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; Đảm bảo tính lượng hóa và có tính khả thi trong điều kiện quản lý thống kê ở nước ta.

   Bảng: Bộ chỉ tiêu về PTBVcủa Việt Nam trong giai đoạn tới (Tác giả đề xuất)

TT

Tên chỉ tiêu phát triển bền vững

Đơn vị đo

 

Chỉ tiêu về kinh tế

 

1

Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm

%

2

GDP và GDP trên đầu người (tương lai dùng chỉ tiêu GDP xanh)

USD/người/năm

3

Quy mô và hiệu suất đầu tư ICOR (suất đầu tư cho mỗi đơn vị GDP tăng thêm)

%GDP

4

Cán cân thanh toán quốc tế và cán cân xuất – nhập khẩu

Tỷ USD

5

Lạm phát và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng

%

6

Tỷ lệ nợ công so với GDP

%

7

Mức tiêu phí năng lượng để sản xuất ra mỗi đơn vị GDP

kWh/USD GDP hay KTOE/USD GDP

 

Chỉ tiêu về xã hội

 

8

Tốc độ tăng trưởng dân số

%/năm

9

Tỷ lệ đô thị hóa (dân số đô thị/tổng dân số)

%

10

Chỉ số phát triển con người (HDI)

Xếp thứ tự trên thế giới

11

Hệ số chênh lệch mức sống dân cư (hệ số GINI)

Số lần

12

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi

%

13

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

%

14

Tỷ lệ hộ dân sống dưới ngưỡng nghèo (ngưỡng Việt Nam và ngưỡng quốc tế)

%

15

Số bác sỹ, số giường bệnh bình quân trên 10.000 dân

Số BS, số giường bệnh

16

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị

%

 

Chỉ tiêu về môi trường

 

17

Tỷ lệ diện tích che phủ rừng

%

18

Tỷ lệ  số đô thị từ cấp 4 trở lên không bị ô nhiễm không khí

%

19

Tỷ lệ tổng lượng CTR phát sinh được thu gom và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh MT: CTR sinh hoạt/ Chất thải y tế/ Chất thải nguy hại                                                                                   

%

20

Tỷ lệ số khu công nghiệp và các đô thị cấp 4 trở lên đã có hệ thống xử lý nước thải đạt QCMT: khu công nghiệp/đô thị

%

21

Tỷ lệ số dân được cấp nước sạch: Đô thị/Nông thôn

%

GS. TS. Phạm Ngọc Đãng
Chủ tịch VCEA


(Nguồn tin: )