Độ ổn định của thiết bị nâng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa sự mất ổn định của cần trục

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:02(GMT +7)

Khái niệm về độ ổn định của thiết bị nâng
Độ ổn định là khả năng đảm bảo cân bằng và chống lật của thiết bị nâng. Mức độ ổn định của thiết bị nâng. Mức độ ổn định của thiết bị nâng được xác định bằng tỷ số giữa mômen chống lật và mômen lật.

Trong đó:

K – Hệ số ổn định

Mcl– Mômen chống lật

Ml – Mômen lật

Mức độ ổn định của cầu trục luôn thay đổi tuỳ theo vị trí của cần so với trục dọc của cầu trục, tầm với, tải trọng, mặt bằng đặt cần trục.

Độ ổn định của cần trục phải đảm bảo trong mọi trường hợp và mọi điều kiện nghĩa là kể cả trường hợp xấu nhất lúc nâng tải bằng trọng tải ở tầm với lớn nhất và cần nằm vuông góc với trục dọc của cần trục, cần trục không bị đổ về phía tải và khi cần trục nghỉ không làm việc, cần được nâng lên ở góc lớn nhất và gió lớn nhất ở vùng cần trục hoạt động tác dụng về hướng phía sau cũng không làm cần trục đổ về phía sau.

Để đảm bảo các yêu cầu trên, cần trục thường được trang bị các thiết bị tăng độ ổn định như:

– Đối trọng cần.

– Đối trọng trục.

– Ổn trọng.

– Chân chống phụ.

– Chằng buộc cầu trục.

Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa sự mất ổn định của cần trục

a) Quá tải ở tầm tương ứng

Để ngăn ngừa được hiện tượng quá tải, trong cấu tạo của cần trục đã trang bị thiết bị hạn chế tải, thiết bị này tự động ngắt cơ cấu nâng khi trọng lượng của tải nâng bằng hoặc vượt quá 110% trọng tải. Thiết bị hạn chế tải là một loại thiết bị hoạt động nhạy, nhưng dễ bị hư hỏng. Ở các nước, tại mỗi khu vực hoặc đơn vị có sử dụng nhiều máy trục được thành lập tổ chức dịch vụ hiệu chỉnh và sửa chữa các thiết bị an toàn trong đó có thiết bị hạn chế tải, ở nước ta hiện nay chưa có tổ chức dịch vụ đó và chưa sản xuất được các phụ tùng để sửa chữa các thiết bị hạn chế tải, do đó nhiều thiết bị máy trục hiện nay không còn bị hạn chế tải, chính vì thế chúng ta phải chú trọng quan tâm thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật sau:

– Cung cấp danh mục các tải mà máy trục phải nâng và trọng lượng của chúng

– Khi chưa rõ trọng lượng của tải, phải xác định rồi mới quyết định việc nâng.

– Nâng những tải gần bằng trọng tải thì phải nhấc thử lên 100mm, nếu đảm bảo thì mới nâng tiếp.

b) Không hạ chân chống

Công dụng của chân chống là tăng độ ổn định cho máy trục, vì vậy nếu không hạ chân chống hoặc chân chống được hạ xuống nhưng không được kê chắc chắn thì máy trục sẽ bị mất ổn định. Để phát huy tác dụng của chân chống phải:

–  Hạ chân chống khi máy trục làm việc.

– Dùng đế kê chuyên dùng để kê chân chống khi máy trục đứng làm việc; trên các vùng đất có độ lún không đồng đều thì phải dùng các phiến bê tông có tiết diện lớn lát dưới đế kê.

c) Mặt bằng làm việc dốc quá quy định

Theo quy định tại quy phạm hiện hành góc nghiêng của mặt bằng máy trục đứng làm việc không được lớn hơn 300 (tuỳ theo loại thiết bị và tải trọng mà thiết bị đang nâng). Trong các máy trục có thiết bị chỉ báo góc nghiêng, trước khi máy trục hoạt động phải kiểm tra thiết bị đó. Nếu nghiêng quá 300 thì không được phép cho hoạt động.

Độ dốc không đảm bảo an toàn khi làm việc

d) Phanh đột ngột khi nâng, hạ hoặc quay tải với tốc độ lớn

Phanh đột ngột khi nâng, hạ hoặc quay tải với tốc độ lớn. Lực đó có thể làm cho máy trục mất ổn định.

Phanh đột ngột khi nâng, hạ hoặc quay tải

Để tránh hiện tượng đó, phải cho máy trục hoạt động ổn định với vận tốc quy định và phanh hãm từ từ.

e) Không được sử dụng kẹp ray

Kẹp ray của các máy trục chạy trên ray nhằm đảm bảo độ ổn định của máy trục trong trường hợp có gió to. Để chống đổ máy trục khi máy trục ngừng làm việc phải vặn chặt tất cả các kẹp ray vào đường ray.

Trích dẫn: Sổ tay An toàn Thiết bị nâng (Dành cho người lao động)

– Cục an toàn lao động, NXB Lao động – 2013


(Nguồn tin: Nilp.vn)