Phòng ngừa tai nạn lao động độc hại, nguy hiểm: An toàn lao động đối với công việc vận hành máy gia công kim loại đa năng

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:46(GMT +7)

Ví dụ minh họa tai nạn: Nguy hiểm khi bị cắt đứt hoặc bị cứa vào bộ phận cắt của máy gia công kim loại, nguy hiểm khi mắc kẹt vào bộ phận đục

Yếu tố có hại, nguy hiểm chính:

– Nguy hiểm khi thực hiện đục lỗ (Punching), bào rãnh (Notching), cắt xén (Cropping), cắt (Shearing), uốn cong (Bending)…

– Nguy hiểm khi vướng vào phôi, vướng do tháo gỡ công cụ, va chạm…

– Nguy hiểm khi vướng vào, quấn vào, bị cắt trên bàn thao tác.

Định nghĩa thuật ngữ:

Tấm chắn (Guard): Là một phần của máy và là rào chắn vật lý thực hiện chức năng bảo hộ. Tấm chắn có nhiều loại khác nhau tùy theo cấu tạo như vỏ bọc, tấm che, màn che, cửa, hàng rào (lá chắn bảo hộ)…

– Tấm chắn dạng cố định (Fixed Guard): Tấm chắn có cấu tạo được gắn bằng thiết bị cố định (con vít, đinh ốc) hoặc được cố định vĩnh viễn bằng cách hàn vào vị trí đặc biệt.

– Tấm chắn dạng có thể điều chỉnh (Adjustable guard): Là tấm chắn di động hoặc thanh chắn cố định có thể điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ; có cấu tạo cố định ở trạng thái điều chỉnh tấm chắn cho thích hợp với mục đích sử dụng mỗi khi vận hành.

Biện pháp bảo hộ người lao động vận hành máy gia công kim loại đa chức năng:

Nội dung cơ bản:

Cần phải cố định phôi an toàn trên bàn thao tác. Đặc biệt, khi thực hiện thao tác đục lỗ (Punching), bào rãnh (Notching) phôi có kích thước nhỏ, cần thực hiện gia công trên bàn thao tác có thành dẫn và chỗ hãm (Stopper) phôi.

Đục lỗ (Punching):

– Lắp đặt tấm chắn cố định hoặc tấm chắn có thể điều chỉnh để phòng tránh kẹp ngón tay và bàn tay.

– Bộ phận tấm kéo tách (Stripper plate assembly) có thể bảo vệ được một phần. Tuy nhiên, cần sử dụng thiết bị bảo hộ đối với điểm kẹp có khả năng tiếp xúc còn lại.

– Quyết định lắp đặt tấm chắn tuy theo kích cỡ và hình dạng của phôi.

– Giảm khe hở xuống dưới 4mm, giảm chiều dài hành trình (Stroke) để đề phòng vướng kẹt.

Điểm đục lỗ – Punch station (Gắn chặt trên bàn thao tác)

Bào rãnh (Notching):

Áp dụng nguyên tắc tương tự như trường hợp của bàn thao tác đục. Tấm chắn có thể điều chỉnh và tấm chắn cố định thích hợp để sử dụng.

Điểm bào rãnh – Notching station (Gắn chặt trên bàn thao tác)

Cắt đứt và cắt xén:

– Lắp đặt thiết bị duy trì vị trí (Hold-down) hoặc thanh dẫn phôi, tấm chắn thích hợp trên bề mặt đầu vào của máy để giới hạn tiếp xúc với công cụ và để đề phòng phôi di chuyển quá nhiều khi gia công.

– Tấm chắn cố định, tấm chắn có thể điều chỉnh hoặc tấm chắn đóng tự động phải ngăn chặn tối đa tiếp xúc với công cụ.

– Mở thanh chắn giới hạn vừa đủ để chỉ phôi có thể đi vào.

– Lắp đặt bàn tách lọc (Take-off table) có độ nghiêng thích hợp hoặc máng đổ và thu gom bằng máng hoặc hộp.

Điểm cắt đứt và cắt xén (Shearing – Cropping station)

Tấm chắn mặt sau của máy cắt, máy cắt xén

Uốn cong:

– Có thể sử dụng công cụ giống với công cụ được sử dụng trong phanh hãm nén (Press brake) để thực hiện gia công uốn. Thiết lập khoảng cách giữa các công cụ dưới 4mm.

– Phải có chức năng điều chỉnh khoảng cách và cần phải xử lý bảo hộ bổ sung khi khoảng cách vượt quá 4mm.

– Thao tác uốn chỉ thực hiện trên thiết bị được thiết kế để thực hiện gia công uốn.

Điều khiển máy:

– Lắp đặt nắp đậy phòng ngừa tai nạn đối với công tắc bàn đạp (Foot switch) bao gồm tấm nhấn.

Dừng khẩn cấp:

– Lặp đặt nút dừng khẩn cấp trên hộp điều khiển của máy và bàn thao tác từ xa. Sử dụng phương thức khóa (Lock in) để nút dừng khẩn cấp không được khởi động lại cho đến khi tái thiết lập máy bằng tay.

– Dù đã tái thiết lập hoặc thoát chế độ dừng khẩn cấp nhưng máy không được tự động chuyển về quá trình đã thực hiện trước khi điều khiển dừng khẩn cấp.

Đào tạo và tập huấn:

– Thực hiện đầy đủ các khóa tập huấn an toàn dành cho người lao động về điều khiển thiết bị tương ứng, an toàn, thiết bị bảo hộ, nguy hiểm và cách phòng tránh…

– Người lao động cần hiểu và nắm rõ nội dung liên quan.


(Nguồn tin: KOSHA)