Phòng ngừa TNLĐ độc hại, nguy hiểm: An toàn khi thao tác máy uốn vòng tròn

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:47(GMT +7)

Ví dụ minh họa tai nạn: Trong khi đang sửa chữa máy uốn vòng tròn và thực hiện tháo gỡ thiết bị đóng mở thì thiết bị đóng mở rơi xuống, vướng vào ngực của người lao động và gây tử vong.

Các thiết bị và chức năng của máy uốn vòng tròn:

   – Máy uốn vòng tròn (Roll Bender): Là thiết bị có cấu tạo gồm 3 hoặc 4 cuộn lăn (roll) trên dưới để uốn cong tấm thép thành hình tròn, hình nón hoặc uốn cung tròn. Đặt tấm thép vào giữa các cuộn lăn (roll) để uốn cong tấm thép theo độ cong mong muốn.

   – Tấm chắn (Guard): Là một phần của máy và là rào chắn vật lý thực hiện chức năng bảo vệ. Tấm chắn có nhiều loại khác nhau tùy theo cấu tạo như vỏ bọc, tấm che, màn che, cửa, hàng rào (lá chắn bảo hộ)…

   – Bộ điều khiển duy trì hoạt động (Hold to run control): Là phương thức điều khiển bằng cách nhấn nút thủ công để thiết bị hoạt động và thả nhấn nút để thiết bị tự động dừng hoạt động.

   – Dừng khẩn cấp (Emergency stop): Điều khiển dừng khẩn cấp một phần nguồn điện nguy hiểm của một phần thiết bị để giảm nguy hiểm liên quan đến người, máy móc hoặc người lao động.

Biện pháp an toàn và nguyên tắc dành cho người lao động sử dụng máy uốn cong:

Yếu tố có hại, nguy hiểm chính:

   – Nguy hiểm khi người lao động bị cuốn tay vào con lăn đang quay.

      Có nhiều khả năng xảy ra khi đưa phôi vào con lăn lần đầu tiên.

   – Nguy hiểm khi người lao động bị mắc kẹt tay giữa các linh kiện cố định khác của thiết bị do phôi di chuyển.

      Đa số các tai nạn làm cắt đứt bộ phận cơ thể hoặc gây ra tổn thương nghiêm trọng khác.

   – Đa số các tai nạn liên quan đến việc người lao động mang găng tay. Vì vậy, khi mang găng tay cần chú ý cẩn thận để tay không bị cuốn vào máy móc.

Máy uốn vòng tròn

Xử lý an toàn khi làm việc:

   – Loại bỏ sạch sẽ nước, dầu mỡ để chống trơn trượt xung quanh thiết bị con lăn.

   – Trước khi thực hiện công việc, kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị an toàn như nút dừng khẩn cấp.

   – Đảm bảo khoảng cách làm việc an toàn dựa trên cơ sở xem xét tốc độ di chuyển của con lăn (In-feed).

   – Xem xét đặc điểm công việc để sử dụng bàn máy (Feed table), dụng cụ hỗ trợ (Roller).

   – Khi thực hiện duy tu, sửa chữa trang thiết bị, dừng vận hành máy móc, thực hiện khóa nguồn chính, bảo quản chìa khóa riêng và gắn biển treo báo hiệu.

   – Trước khi bắt đầu công việc, chuẩn bị và tuân thủ quy trình làm việc chính xác.

   – Lắp đặt hệ thống chiếu sáng đầy đủ xung quanh thiết bị và thực hiện vệ sinh, thu dọn gọn gàng để không bị ngã.

   – Người lao động mặc quần áo đúng theo quy định. Chú ý cẩn thận không để tay áo hoặc ống quần vướng vào thiết bị.

Điều khiển duy trì vận hành:

   – Kiểm tra xem có đúng là con lăn chỉ hoạt động khi bộ điều khiển của thiết bị ở vị trí vận hành không.

   – Kiểm tra xem thiết bị có tự động phục hồi về vị trí dừng khi thoát chế độ điều khiển không.

      ø Điều khiển dạng nút, cần điều khiển hoặc bàn đạp chân (Foot switch).

Thiết bị đóng cắt (Trip device):

   – Lắp đặt tại vị trí phù hợp để người lao động có thể dễ dàng sử dụng để dừng vận hành thiết bị trước khi xảy ra tổn thương nghiêm trọng trong trường hợp bàn tay bị cuốn vào con lăn.

   – Trong trường hợp có dây bẫy (Tripwire), lựa chọn loại dây bẫy (Tripwire) có thể hoạt động dù nút an toàn bị kéo hoặc dây ở trạng thái lỏng lẻo hoặc bị cắt đứt.

   – Sau khi Trip device hoạt động, tái thiết lập thiết bị an toàn và chỉ vận hành lại khithiết bị đã được đặt ở trạng thái bình thường.

Hệ thống điều khiển:

   – Cần có thiết bị điều khiển trong trường hợp có nguy cơ chạy quá trớn (Overrun) do quán tính.

      ø Xem xét nguy cơ liên quan đến chạy quá trớn (Overrun) ở trạng thái nghỉ (Idling condition)

   – Tốc độ quay tối đa của con lăn và đường kính của con lăn là những điều kiện xem xét quan trọng.

   – Hệ thống điều khiển có thể là hệ thống cơ hoặc hệ thống điện hoặc cũng có thể lựa chọn phương thức kết hợp hai loại trên.

   – Xem xét ưu tiên lựa chọn đĩa của hệ thống điều khiển cơ hoặc phanh kẹp (Caliper brake).

Biện pháp bảo hộ người lao động sử dụng máy uốn vòng tròn:

Nút dừng khẩn cấp:

   – Lắp đặt nút dừng khẩn cấp tại hộp điều kiển máy và bàn thao tác từ xa.

   – Vận hành phương thức khóa (Lock in) để nút dừng khẩn cấp không hoạt động lại cho đến khi tái thiết lập máy bằng tay.

   – Sau khi tắt thiết bị dừng khẩn cấp hoặc thiết lập lại, máy không được hoạt động. Máy chỉ được vận hành an toàn khi bộ điều khiển khởi động (Start control) hoạt động bình thường.

   – Kiểm tra chức năng hoạt động thiết bị điều khiển của thiết bị dừng khẩn cấp.

Duy tu bảo dưỡng:

   – Cần duy tu bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ hệ thống điều khiển và thiết bị an toàn.

   – Hướng dẫn chi tiết phải bao gồm bảng hướng dẫn sử dụng thiết bị và được cấp phát bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

   – Chỉ thực hiện vệ sinh con lăn khi công tắc của thiết bị ở trạng thái tắt (Off) và cách ly.


(Nguồn tin: KOSHA)