Phòng ngừa tai nạn lao động độc hại, nguy hiểm: An toàn lao động đối với công việc thao tác bằng tay với cạnh sắc nhọn

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:07(GMT +7)

• Ví dụ minh họa: Sau khi mài lưỡi cưa đai, trong khi người lao động đang di chuyển về vị trí bảo quản, vì không thống nhất tín hiệu với đồng nghiệp nên lưỡi cưa bị rơi rớt gây tổn thương mu bàn chân.

• Các yếu tố có hại và nguy hiểm chính:

– Bị đứt, cắt, đâm bởi nguyên vật liệu và phôi sắc có góc cạnh sắc nhọn.

– Bị nhiễm trùng hoặc bị hóa chất thấm vào vết thương.

• Công đoạn làm việc:

– Công việc sử dụng tấm kim loại hoặc mảnh kim loại.

– Công việc xử lý mảnh kim loại nhỏ, có góc cạnh sắc nhọn.

– Công việc tiếp xúc với các mảnh kim loại xuất hiện đột ngột khi đang thu dọn bàn thao tác.

– Quá trình tiếp xúc với lưỡi dao của máy, máy cắt hoặc công cụ (quá trình gắn, loại bỏ, vệ sinh hoặc bảo quản công cụ…)

• Biện pháp an toàn và nguyên tắc dành cho người lao động thao tác bằng tay với cạnh sắc nhọn:

   – Biện pháp an toàn khi làm việc với cạnh sắc nhọn:

      + Tự động hóa quy trình bằng cách lắp đặt băng chuyền tải. 

      + Khi xử lý mảnh vụn (Scrap) và mạt kim loại (Swarf), sử dụng xẻng, chổi quét, dụng cụ… 

      + Sử dụng bàn xoay (Turntable) và nam châm để tách rời đồ vật cỡ nhỏ và tấm kim loại mỏng. 

      + Loại bỏ góc cạnh sắc nhọn bằng cách thiết kế.  

      + Mài hay đánh bóng thiết bị để loại bỏ góc cạnh sắc nhọn.  

      + Gắn nắp che đậy góc cạnh sắc nhọn. 

      + Sử dụng đồ gá kẹp (Jig) hoặc chốt giữ (Holder) thay vì dùng tay để nắm đồ vật.

   – Sử dụng và quản lý dụng cụ bảo hộ:

      + Xem xét đặc tính công việc, số lượng công việc, môi trường làm việc… để sử dụng dụng cụ bảo hộ phù hợp.   

      + Sử dụng găng tay, găng tay dài (Gauntlet), băng bảo vệ cổ tay (Arm band)…  

      + Giữ gìn vệ sinh dụng cụ gọn gàng bằng cách thay thế và duy tu bảo dưỡng dụng cụ định kỳ. Loại bỏ vật lạ hoặc mảnh vụn có thể gây kích thích hoặc làm rách.


(Nguồn tin: KOSHA)