Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động là gì?

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:45(GMT +7)

Khái niệm về hệ thống quản lý thường được sử dụng trong quá trình ra quyết định thuộc lĩnh vực kinh doanh cũng như trong đời sống hàng ngày.

Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) phải dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn và hoạt động triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ. Điều này nhằm mục đích cung cấp phương pháp đánh giá và cải thiện việc thực hiện hoạt động phòng ngừa tai nạn & sự cố xảy ra tại nơi làm việc thông qua hoạt động quản lý có hiệu quả các nguy cơ và rủi ro tại nơi làm việc. Đây là phương pháp mang tính logic và theo thứ tự bậc thang nhằm quyết định điều gì cần làm, làm thế nào để thực hiện tốt nhất, quá trình giám sát nhằm hướng tới những mục tiêu đã đề ra, đánh giá mức độ thành công và ghi nhận các khu vực đã có chuyển biến tốt. Hệ thống này cần phải phù hợp với những thay đổi trong mô hình tổ chức kinh doanh và các quy định mang tính luật pháp.

Chu trình khép kín

Khái niệm này là một quy trình được căn cứ trên nguyên tắc của một chu trình khép kín “Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động” (PDCA), được thiết kế từ những năm 50 nhằm kiểm tra hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng mang tính liên tục. Khi được áp dụng vào công tác ATVSLĐ, bước “Lập kế hoạch” bao gồm việc đưa ra một chính sách về ATVSLĐ, lập kế hoạch có tính đến sự phân bổ nguồn lực, cung cấp kỹ năng và tổ chức của hệ thống, nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro. Bước “Thực hiện” thể hiện hoạt động triển khai thực hiện và điều hành chương trình ATVSLĐ. Bước “Kiểm tra” dành để tính toán việc thực hiện và tác động của chương trình ATVSLĐ. Cuối cùng là bước “Hành đông”, là bước khép lại chu trình thông qua việc xem xét toàn bộ hệ thống trong trạng thái được cải thiện và hỗ trợ không ngừng nhằm tiến đến thực hiện chu trình tiếp theo.

Hệ thống quản lý ATVSLĐ là một hộp công cụ mang tính logic, linh hoạt và có thể được thiết kế riêng theo quy mô và hoạt động của cơ sở; nó tập chung vào các nguy cơ và rủi ro thông thường hoặc đặc trưng liên quan đến hoạt động của cơ sở đó. Sự phức tạp của hệ thống quản lý ATVSLĐ có thể bắt đầu từ những nhu cầu đơn giảm của một doanh nghiệp nhỏ đang tiến hành sản xuất duy nhất một sản phẩm và tại đây nguy cơ và rủi ro là hoàn toàn rất dễ nhận diện; cho đến các ngành công nghiệp đa ngành phức tạp như khai khoáng, năng lượng nguyên tử, sản xuất hóa chất hay xây dựng.

Các hướng tiếp cần của hệ thống quản lý ATVSLĐ đảm bảo:

  • triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ một cách có hiệu quả và rõ ràng;
  • thiếp lập cơ chế chính sách phù hợp;
  • đưa ra các cam kết;
  • tính đến tất cả các yếu tố tại nơi làm việc để từ đó đánh giá nguy cơ và rủi ro;
  • hoạt động quản lý và NLĐ tham gia vào quy trình tùy theo mức độ trách nhiệm của họ.


(Nguồn tin: OSH Management system- A tool for continual improment (ILO))