Hiểu được chức năng của các cơ quan, viện nghiên cứu và tổ chức khoa học ATVSLĐ – Tập trung vào công tác quản lý khoa học và hành chính

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:47(GMT +7)

Việc thành lập mạng lưới quốc tế trong công tác ATVSLĐ có vai trò quan trọng bậc nhất đối với ILO.

Hiện đại hóa mạng lưới quốc tế của ILO trong công tác ATVSLĐ

Dựa trên 55 năm hợp tác với CIS National và các Trung tâm Hợp tác, ILO đã thực hiện việc hiện đại hóa các hoạt động trên mạng lưới kiến thức và thông tin ATVSLĐ trong Hội nghị thường niên của CIS được tổ chức vào năm 2013 tại Turin. 56 đại diện thuộc 41 trung tâm CIS đã tham dự hội nghị này nhằm hướng dẫn việc lên kế hoạch và tổ chức cho việc phát triển mạng lưới của họ trong tương lai. Các đại biểu đã cùng nhau phối hợp để củng cố việc hợp tác qua việc thống nhất xác định một mô hình mạng lưới toàn cầu mới và hiện đại nhằm mục đích tăng cường năng lực thể chế, qua đó đạt được và sử dụng kiến thức toàn cầu cho công tác phòng ngừa. Họ đã yêu cầu thông qua một phương pháp tiếp cận dựa trên nhu cầu đối với việc phát triển thông tin và kiến thức, nhằm lập ra một chiến lược và chương trình khung mới chuyên dành cho việc đáp ứng các nhu cầu ưu tiên của các cơ quan và tổ chức khoa học ATVSLĐ (AIO), trong đó có các cơ quan ATVSLĐ, các viện nghiên cứu, các trường đại học và chủ tịch tổ chức nghiên cứu; và các tổ chức chuyên nghiệp, nhằm tạo nên sự đa dạng cho các Trung tâm CIS.

Phương pháp luận

Nhờ sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Hàn quốc và những sự đóng góp tự nguyện về chuyên môn, một đợt khảo sát về AIO và phân tích các mạng lưới khu vực đã được thực hiện nhằm thành lập cơ sở kiến thức toàn diện đầu tiên dựa trên cấp bậc, sự quản lý và tổ chức nội tại, tài nguyên, ưu tiên nghiên cứu, phạm vi và chi phí dịch vụ, các  hoạt động gia tăng nhận thức và thông tin, và các hoạt động mạng lưới quốc tế của các tổ chức này. Người ta đã lưu trữ được thông tin về 159 AIO trên 67 quốc gia, tuân theo các tiêu chí nghiêm ngặt. Bài viết này trình bày một số kết quả liên quan tới các thể thức quản lý thuộc một tập hợp con của 78 cơ quan và tổ chức chính phủ (Nhóm 1) và lãnh đạo các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu đã được thành lập và các nhóm nghiên cứu được công nhận (Nhóm 2) đã đặc biệt tham gia phát triển kiến thức về ATVSLĐ. Nó bao gồm số liệu của 48 quốc gia thuộc nhiều khu vực và các mức độ phát triển kinh tế khác nhau. Các thể thức quản lý được phân tích theo 3 góc độ phối hợp: quản lý, thiếu sót về hành chính, và hướng dẫn khoa học.

Công tác quản lý AIO

Các thể thức quản lý của AIO thường ảnh hưởng trực tiếp hoặc mạnh mẽ đến các kết quả của việc ra quyết định đối với sự phát triển chiến lược và hoạt động hàng ngày dưới hình thức tổ chức, thực hiện và phổ biến các thành quả khoa học. Quyền ra quyết định được phân cho các thành viên chủ chốt, trong đó bao gồm các bộ hoặc cơ quan công quyền, các nhà khoa học, học giả, các tổ chức chuyên nghiệp, và đôi khi gồm cả các tổ chức của NLĐ và chủ sử dụng LĐ. Sự tham gia hợp tác của họ trong việc quản lý AIO có vai trò then chốt trong việc đảm bảo các nỗ lực phát triển kiến thức ATVSLĐ mang lại kết quả  đạt tiêu chuẩn chất lượng và thỏa mãn nhu cầu của nơi làm việc được ưu tiên.

Sự quản lý

Hầu hết các AIO hoạt động dưới sự quản lý của một cơ quan có thẩm quyền cao hơn, và chỉ có 6,5% cho biết họ không phải báo cáo lên cấp cao hơn. Trung bình, 18%  AIO báo cáo cho nhiều hơn 1 tổ chức , tỉ lệ này thấp hơn ở các AIO có liên quan tới chính phủ (11,8%) so với các AIO phi chính phủ (24,4%). Phần lớn (60%) các trung tâm nghiên cứu đã được thiết lập, các viện nghiên cứu, các lãnh đạo, quan hệ hợp tác; hoặc các liên hiệp trong một khuôn khổ, và trực thuộc một cơ cấu đại học; thường có phần độc lập khỏi thế giới công việc.

Nếu các AIO trực thuộc một cơ quan riêng biệt cấp cao hơn, thì tính trung bình, các cơ quan này sẽ có tỉ lệ cao là Bộ Lao động (27,3%) thay vì là Bộ Y tế (20,8%), mặc dù hơn 25% số người được hỏi đều cho thấy trực thuộc các bộ ngành khác; chủ yếu là các bộ xã hội, lao động hoặc việc làm. Việc này khẳng định rằng, ở hơn một nửa số AIO có liên quan đến chinh phủ, các mối liên hệ với các bộ ngành về lao động, xã hội và/hoặc công việc chiếm tỉ lệ vượt trội. Tỉ lệ các AIO trực thuộc duy nhất các bộ hoặc cơ quan công quyền về an sinh xã hội có vẻ rất thấp (2,6%).

Biểu đồ: Sự thiếu sót về mặt hành chính ở các AIO (%)

Sự thiếu sót về mặt hành chính

Tính trung bình, 72% số AIO được quản lý bởi một ban quản trị. Một số ban quản trị chỉ bao gồm các nhà khoa học hoặc chuyên gia về ATVSLĐ (Loại I – Chuyên gia/Nhà khoa học); phần lớn các ban này bao gồm các đại diện của chính phủ đến từ một, hai hoặc ba bộ ngành (Loại 2-Cấp Bộ), và một số khác chủ yếu cấu thành từ ba bên, với số lượng các đại diện bằng nhau đền từ các tổ chức của NLĐ và chủ sử dụng LĐ (Loại 3-Đối tác xã hội):

  • Chuyên gia/Nhà khoa học (10,7%): các thành viên ban quản trị chỉ bao gồm các nhà khoa học và/hoặc chuyên gia về ATVSLĐ
  • Đơn Bộ ngành (44,6%): Chỉ bao gồm thành viên tới từ một Bộ. Đôi lúc cũng bao gồm đại diện của NLĐ và chủ LĐ.
  • Song Bộ ngành (14,3%): Thành viên tới từ hai bộ, thường có các đại diện của NLĐ và chủ LĐ.
  • Đa Bộ ngành (10,7%): Thành viên tới từ các Bộ Lao động, Y tế và An sinh Xã hội, đôi lúc và trong đa số các trường hợp, có bao gồm đại diện của NLĐ và chủ LĐ.
  • Đối tác xã hội (19,6%): Các ban quản trị này thường chia làm hai bên, với số lượng đại diện của NLĐ và chủ LĐ bằng nhau. Chính phủ thường đảm nhiệm vai trò hỗ trợ, quan sát hoặc chủ tich. Trong một số trường hợp, vai trò chủ tịch thường luân chuyển giữa đại diện của NLĐ và chủ LĐ.

Hướng dẫn về mặt khoa học

Có khoảng hơn một nửa số AIO có được lợi ích từ sự hướng dẫn của một ủy ban cố vấn khoa học (SAC). Quan sát kỹ hơn về các thành viên cho thấy, 80% số thành viên của các ban này là các nhà khoa học, 50% là đại diện từ chính phủ, và đại diện của chủ LĐ và NLĐ chiếm 30% trong tổng số SAC.  Trong số các ủy ban có thành viên là nhà khoa học, hơn một nửa không có đại diện từ chính phủ và 68,8% không có đại diện của NLĐ và chủ LĐ.

Cần chú ý rằng 45,5% số SAC của các AIO không thuộc chính phủ (Nhóm 2) đều chỉ bao gồm các nhà khoa học, tỉ lệ này giảm xuống còn 11,1% đối với các AIO có liên quan đến chính phủ. Tương tự, khi cân nhắc đến thể loại của các thành viên khoa học của SAC, các nhà khoa học độc lập có mặt trong 72.7% số AIO phi chính phủ, nhưng chỉ có mặt trong 33,3% số AIO có liên hệ đến chính phủ (Nhóm 1). Số lượng các nhà khoa học được chỉ định làm thành viên SAC bởi các tổ chức đại diện cho NLĐ và chủ LĐ thường có tỉ lệ gần như bằng nhau, 15% và 12.5%, tương ứng tính trung bình là l /7 hoặc 14.1%.

Kết luận

Đây là đợt khảo sát đầu tiên nhằm ghi chép lại các thể thức quản lý của các AIO. Mặc dù có rất nhiều bên liên quan trong việc ra quyết định về phát triển kiến thức ATVSLĐ, các cơ hội thường xuất hiện nhiều hơn đối với các AIO có sự quản lý bao quát hơn và có mối quan hệ bền vững hơn đối với thế giới công việc.

Việc hiểu rõ hơn về mối liên quan tới hệ thống ATVSLĐ quốc gia của các AIO cũng có tầm quan trọng rất cao. Việc nghiên cứu sâu hơn về các AIO chuyên về kiến thức ATVSLĐ cần hướng tới việc ghi chép lại tính chất của sự tương tác giữa các bên có liên quan và quy trình ra quyết định trong các ban quản trị và ủy ban cố vấn khoa học.

Tác giả

Claude Donald Loiselelle, ILO


(Nguồn tin: Newsletter ON OCCUPATIONAL HEALTH AND SAFETY – Special Issue, January 2018)