Kiểm soát phơi nhiễm đối với các vật liệu nano thiết kế – Phần 2: Sử dụng các biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu mức độ phơi nhiễm

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:48(GMT +7)

Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật cần được sử dụng khi tồn tại phơi nhiễm qua đường hít thở mức độ cao hoặc khi không hay có rất ít các thông tin sẵn có về độc chất học

Khuyến nghị 3: Nhóm phát triển hướng dẫn khuyến nghị áp dụng các biện pháp kiểm soát dựa trên nguyên tắc thứ bậc của các biện pháp này, nghĩa là phương pháp kiểm soát đầu tiên cần xoá bỏ được nguồn phơi nhiễm trước khi triển khai các biện pháp kiểm soát vì khi đó sẽ phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của người lao động, với việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như là lựa chọn cuối cùng. Theo nguyên tắc này, các biện pháp kiểm soát kỹ thuật cần được sử dụng khi tồn tại phơi nhiễm qua đường hít thở mức độ cao hoặc khi không hay có rất ít các thông tin sẵn có về độc chất học. Trường hợp không có các biện pháp kiểm soát kỹ thuật phù hợp, phương tiện bảo vệ cá nhân cần được sử dụng, đặc biệt để bảo vệ cơ quan hô hấp, như một phần của chương trình bảo vệ cơ quan hô hấp có trong bài kiểm tra về thể lực (Mạnh, bằng chứng có độ tin cậy vừa phải).

Khuyến nghị 4: Nhóm phát triển hướng dẫn đề xuất phòng ngừa phơi nhiễm qua da bằng các biện pháp vệ sinh nghề nghiệp như làm sạch bề mặt và sử dụng găng tay phù hợp (Có điều kiện, bằng chứng có độ tin cậy thấp).

Khuyến nghị 5: Khi không sẵn có đánh giá và phương pháp đo đạc của chuyên gia về an toàn tại nơi làm việc, thì nhóm phát triển hướng dẫn gợi ý sử dụng dải kiểm soát (control banding) đối với các vật liệu nano để lựa chọn các phương pháp kiểm soát tại nơi làm việc. Do thiếu các nghiên cứu nên nhóm phát triển hướng dẫn không thể khuyến nghị một phương pháp về dải kiểm soát cho một phương pháp khác (Có điều kiện, bằng chứng có độ tin cậy thấp).

Nhóm phát triển hướng dẫn lưu ý trong trường hợp thiếu thông tin về độc chất học của các vật liệu nano thiết kế, thì cần áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhất nhằm bảo vệ người lao động khỏi bị phơi nhiễm. Đây còn được gọi là chính sách không phơi nhiễm.

Dải kiểm soát (control banding) là một hướng tiếp cận quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng nhằm phòng ngừa phơi nhiễm cho người lao động trong những trường hợp chưa có đầy đủ thông tin về vật liệu nano. Các chiến lược về dải kiểm soát thường được tìm thấy trong các bộ công cụ với các mục hoặc các dải về nguy cơ sức khỏe kết hợp cùng các tình huống phơi nhiễm nhằm xác định các biện pháp kiểm soát cần áp dụng. Hướng tiếp cận này cho phép người sử dụng đưa ra những can thiệp phù hợp về các tình huống có thể xảy ra phơi nhiễm và đưa ra quyết định về các biện pháp kiểm soát cần thiết, giảm bớt các phơi nhiễm trong vòng 4 hoặc 5 dải nguy cơ (34).

Khi thông tin về vật iệu nano thiết kế giới hạn, hoặc khi có sự tương đồng về nguy cơ của các vật liệu tương tự trong các nhóm lớn, thì cần có dải kiểm soát.  Khi có đầy đủ thông tin về độc chất học, cần tiến hành đánh giá rủi ro toàn diện. Từ đó, nhóm phát triển hướng dẫn đưa ra lưu ý rằng dải kiểm soát không thay thế cho đánh giá rủi ro, nhưng có thể mang lại lợi ích cho hoạt động trao đổi thông tin và quản lý rủi ro tốt hơn.

Từ bằng chứng đến khuyến nghị

Bằng chứng

Bằng chứng cho các khuyến nghị này căn cứ trên hai hồi cứu có hệ thống, cả hai hồi cứu này đều được xuất bản dưới dạng bài báo. Hồi cứu đầu tiên được tiến hành bởi Myojo, Nagata và Verbeek (2017), đã hồi cứu về những ảnh hưởng của các biện pháp kiểm soát (35). Hồi cứu còn lại được thực hiện bởi Eastlake, Zumwalde và Geraci (2016) đã đánh giá những ảnh hưởng của hướng tiếp cận dải kiểm soát (36). Đối với các biện pháp kiểm soát, đã phát hiện nhiều bằng chứng ở các mức độ khác nhau, do đó các phần của khuyến nghị mang tính điều kiện. Về tổng thể rủi ro sai số qua các nghiên cứu là thấp nhưng độ chính xác lại chưa thật rõ ràng. Đối với phương tiện bảo vệ cá nhân, chất lượng của bằng chứng còn thấp hơn nữa do tính gián tiếp, nghĩa là chỉ có các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm mà không có nghiên cứu trên thực địa. Đối với dải kiểm soát, chỉ được tiến hành ở hai nghiên cứu, với độ rủi ro sai số cao.

Các công cụ dải kiểm soát như những công cụ đã liệt kê trong hồi cứu có hệ thống (36) có thể được áp dụng một cách chủ động như một phương pháp can thiệp chi phí thấp nhằm giảm bớt phơi nhiễm đối với các loại vật liệu nano tại nơi làm việc.

Những lợi ích và bất lợi

Những lợi ích về mặt phòng ngừa và giảm thiểu phơi nhiễm khi áp dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật là hết sức rõ ràng.

Các giá trị và ưu tiên

Thứ tự phân cấp của các biện pháp kiểm soát là một khái niệm được chấp nhận rộng rãi trong vệ sinh nghề nghiệp, trong đó giá trị tăng lên được gán cho cái gọi là các giải pháp “mang tính phòng ngừa hơn” (xem Phân cấp các biện pháp kiểm soát). Dải kiểm soát là một hướng tiếp cận được người sử dụng lao động và người lao động tìm hiểu kỹ và có thể áp dụng được với rất nhiều vật liệu khác nhau (37).

Các lợi ích và chi phí thực

Chi phí để che chắn toàn bộ hoặc để thay đổi quy trình có thể là rất đáng kể, nhưng lại làm giảm sự phân cấp của các biện pháp kiểm soát. Nhóm phát triển hướng dẫn đã đặt nhiều kỳ vọng vào các giải pháp mang tính phòng ngừa hơn nữa. Dải kiểm soát đòi hỏi phải tập huấn nhưng lại không được đầu tư tương xứng (38).

Sự cần thiết của khuyến nghị

Căn cứ trên các nội dung cần lưu ý trên, nhóm phát triển hướng dẫn đưa ra một khuyến nghị hết sức mạnh mẽ về các biện pháp kiểm soát đối với phơi nhiễm qua đường hít vào nhưng lại là một khuyến nghị mang tính điều kiện để bảo vệ toàn bộ cơ thể nhằm phòng ngừa phơi nhiễm qua da và một khuyến nghị điều kiện về dải kiểm soát.

Tóm tắt bằng chứng về các biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu phơi nhiễm với các vật liệu nano thiết kế

Câu hỏi hồi cứu có hệ thống: Đối với người lao động hoặc tại nơi làm việc có phơi nhiễm với các vật liệu nano thiết kế, ảnh hưởng của thông gió tại nơi làm việc, phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc tổ chức công việc là gì nhằm giảm bớt phơi nhiễm, mức độ phơi nhiễm của vật liệu nano thiết kế so sánh với việc không áp dụng các biện pháp kiểm soát hoặc phương tiện bảo vệ dựa trên các nghiên cứu so sánh tình huống có sự can thiệp với một tình huống không có sự can thiệp?

Ảnh hưởng của các biện pháp kiểm soát được thể hiện như một yếu tố bảo vệ (protection factor – PF), được định nghĩa như tỉ lệ về mức độ phơi nhiễm (căn cứ trên trọng lượng hoặc căn cứ trên hạt) không áp dụng các phương pháp kiểm soát được phân chia bởi mức độ phơi nhiễm có áp dụng các biện pháp kiểm soát. Nếu PF>1 các biện pháp kiểm soát giảm thiểu được phơi nhiễm. PF = 10 cho thấy các biện pháp kiểm soát đã giảm thiểu được phơi nhiễm tới 90%.

Tóm tắt bằng chứng

Hồi cứu có hệ thống được công bố trong tài liệu của Myojo và Nagata (2017) dưới hình thức bài báo (35).

Số lượng các nghiên cứu và người tham gia

Có 50 nghiên cứu và 55 nơi làm việc/người tham gia. Trong số những nghiên cứu này, 27 nghiên cứu là những so sánh trước – sau.

Các phương pháp kiểm soát được đánh giá trong những nghiên cứu

Có 14 nghiên cứu và 27 nơi làm việc đã tiến hành đánh giá hệ thống thông gió, 19 nghiên cứu với 23 người tham gia đã đánh giá phương tiện bảo vệ cá nhân, 16 nghiên cứu đánh giá các chiến lược kiểm soát khác: 05 trong số đó đặt nghi vấn liên quan đến các chất lỏng, hai nghiên cứu về vấn về kỹ thuật tự động hóa của một quy trình tại 05 nơi làm việc, 08 nghiên cứu về các chiến lượng tổ chức, và 01 nghiên cứu về tờ dữ liệu an toàn (safety data sheet). Tất cả các nghiên cứu về phơi nhiễm vật liệu nano thiết kế và 15 trong số các nghiên cứu này là về phơi nhiễm với các ống nano các bon.

Đầu ra trong các nghiên cứu

Tất cả các đầu ra đều được thể hiện như một yếu tố bảo vệ (protection factor – PF).

Rủi ro sai số trong các nghiên cứu liên quan

Các hạn chế chính là nhóm không áp dụng biện pháp kiểm soát đối với các nghiên cứu về các biện pháp kiểm soát kỹ thuật và không có làm việc hiện trường đối với các nghiên cứu bảo vệ cơ quan hô hấp. Rủi ro sai số trong các nghiên cứu này là 2 đến 3 trên thang đo chia độ từ -3 đến 3, trong đó -3 nghĩa là rủi ro sai số cực kỳ cao và +3 là rủi ro sai số rất thấp.

Các ảnh hưởng do phơi nhiễm

Đối với các biện pháp kiểm soát kỹ thuật, hệ thống che chắn đạt các mức PF cao nhất >100 (07 trường hợp).

Đối với hệ thống thông gió, PF thay đổi từ 0,12 đến 55 (20 trường hợp) với 15 trường hợp cho thấy các PF > 3. Đối với hệ thống thông khí tủ hút gió, PF bị ảnh hưởng bởi vận tốc mặt của không khí và các chuyển động của người lao động. Vận tốc mặt là vận tốc dòng không khí hướng vào trong được đo tại một số địa điểm đặc biệt trên mặt phẳng mở khung cửa trượt của tủ hút gió.

Đối với tự động hóa quy trình, các PF thay đổi từ 2,5 đến 8,2 (05 trường hợp) nhưng do ngắt quãng công đoạn để xử lý vật liệu nên một trường hợp PF đạt 0,073. Các nghiên cứu về độ bụi và loại bỏ bụi bằng chất lỏng không cung cấp các phương pháp đo đạc trước-sau và không cho phép tính toán một PF.

Đối với bảo vệ cơ quan hô hấp, các loại mặt nạ được xếp ở mức độ bảo vệ của mặt nạ phòng hơi khí độc N95 đưa ra một PF hơn 10 trong 11 trường hợp. Mặt nạ phòng hơi khí độc P100 được xếp ở vị trí cao hơn đưa ra các PF cao hơn khoảng 100. Một nghiên cứu đã tính toán được rằng một mặt nạ vải đã đạt được PF 1,1 đến 1,35. Một nghiên cứu đã báo cáo một mặt nạ phòng hơi khí độc kín khít lọc khí có gắn động cơ với các PF vượt quá 1,1 triệu. Hầu hết các nghiên cứu đều thực hiện trong phòng thí nghiệm trong các điều kiện lý tưởng với mức phơi nhiễm với sodium Chloride như một đại diện cho vật liệu nano thiết kế dựa trên kích thước của chất này. Tuy nhiên, vẫn không rõ liệu các kết quả trên có thể được ngoại suy thành sử dụng khẩu trang tại những nơi làm việc thực tế hay không.

Chất lượng của bằng chứng

Rủi ro sai số là rất thấp. Ngoại trừ các nghiên cứu bảo vệ cơ quan hô hấp có các bằng chứng trực tiếp. Kết quả của các nghiên cứu đều đồng nhất. Độ chính xác của các ảnh hưởng không rõ ràng do các tác giả không đưa ra được các ước lượng về độ chính xác của số liệu. Có thể xẩy ra trường hợp công bố sai số nhưng không thể đánh giá được điều này do thiếu dữ liệu.

Đánh giá bằng chứng chất lượng không cao ngay từ đầu do tất cả các nghiên cứu đều không ngẫu nhiên và không được kiểm soát. Bằng chứng không được đánh giá quá cao hay quá thấp.

Triển khai thực hiện hướng dẫn, khuyến nghị nghiên cứu

Những hệ quả trong thực tiễn

Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng chỉ có duy nhất một bằng chứng với tính xác thực thấp về phơi nhiễm vật liệu nano thiết kế có thể được xóa bỏ nhờ áp dụng các biện pháp kiểm soát kỹ thuật như hệ thống che chắn hoặc thông gió, khi các tình huống phơi nhiễm cụ thể được xem xét. Cũng có duy nhất một bằng chứng về bảo vệ cơ quan hô hấp có thể lảm đáng kể phơi nhiễm, nếu dùng đúng chủng loại phương tiện bảo vệ và tiến hành kiểm tra độ kín khít cho từng người sử dụng.

Những hệ quả trong nghiên cứu

Các nghiên cứu hiện trường đánh giá những kỹ thuật kiểm soát bụi như giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn là rất cần thiết. Ngoài ra, các nghiên cứu về hiệu quả của phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp dưới các điều kiện nơi làm việc thực tế là cần thiết.

Tóm tắt bằng chứng: dải kiểm soát dành cho xử lý an toàn đối với các vật liệu nano thiết kế

Câu hỏi hồi cứu có hệ thống: Đối với người lao động và tại những nơi làm việc tiềm ẩn phơi nhiễm vật liệu nano thiết kế, ảnh hưởng của việc sử dụng công cụ dải kiểm soát vào các hoạt động kiểm soát tại nơi làm việc như là gì hoặc mức độ phơi nhiễm so với không áp dụng công cụ đánh giá rủi ro hoặc công cụ đánh giá rủi ro thay thế dựa trên bất kỳ dạng thức nào của nghiên cứu đã được điều chỉnh?

Tóm tắt bằng chứng

Hồi cứu toàn bộ được công bố trong tài liệu của Eastlake, Zumwalde & Geraci (2016) dưới hình thức bài báo (36).

Số lượng nghiên cứu và người tham gia

Có 02 nghiên cứu tiến hành đánh giá 32 tình huống phơi nhiễm. Một nghiên cứu được tiến hành trong 02 phòng thí nghiệm nghiên cứu vật liệu nano thiết kế với các tình huống phơi nhiễm các phân tử kim loại, gốm và CNTs tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu còn lại báo cáo về 27 trường hợp bổ sung phơi nhiễm tiềm ẩn với các vật liệu nano thiết kế khác, nghiên cứu này không đưa ra thông tin chi tiết về vị trí địa lý hoặc địa điểm làm việc.

Những hệ quả trong các nghiên cứu

Cả hai nghiên cứu đều liên quan đến việc đánh giá phơi nhiễm tiềm ẩn của các loại vật liệu nano thiết kế khác nhau có sử dụng công cụ nano dải kiểm soát được phát triển bởi Paik, Zail và Swuste (38).

Việc sử dụng công cụ nano dải kiểm soát được so sánh với các đánh giá được thực hiện bởi một nhà vệ sinh nghề nghiệp có kinh nghiệm.

Đầu ra trong các nghiên cứu

Đầu ra trong cả hai nghiên cứu đều là khuyến nghị về một biện pháp kiểm soát kỹ thuật.

Rủi ro sai số trong các nghiên cứu liên quan

Những hạn chế chính chính là chỉ có duy nhất một phân tích định tính và không có các biện pháp đo đạc phơi nhiễm. Một trong các nghiên cứu không đưa ra chi tiết về các tình huống lao động.

Những ảnh hưởng của phơi nhiễm

Trong hai nghiên cứu, các khuyến nghị được cung cấp sử dụng công cụ nano dải kiểm soát phù hợp với các khuyến nghị của nhà vệ sinh học nghề nghiệp trong 59% các ca phơi nhiễm (19/32). Công cụ nano dải kiểm soát khuyến cáo một mức độ kiểm soát thấp hơn của nhà vệ sinh học nghề nghiệp trong 28% các ca phơi nhiễm (9/32). Công cụ nano dải kiểm soát khuyến nghị một mức độ kiểm soát cao hơn của nhà vệ sinh học nghề nghiệp trong 13 ca phơi nhiễm (4/32).

Không có dữ liệu đánh giá phơi nhiễm nào được cung cấp để xác định các phương pháp kiểm soát được khuyến nghị bởi nhà vệ sinh nghề nghiệp giảm thiểu được sự phơi nhiễm tiềm ẩn.

Chất lượng của bằng chứng

Theo Thang đánh giá quá trình tiếp cận, phát triển và đánh giá khuyến cáo (GRADE), các nghiên cứu mang tính quan sát bắt đầu tiến hành như chứng cứ có độ tin cậy thấp, trừ khi chúng có thể được nâng cấp. Dựa trên những hạn chế của các nghiên cứu (phân tích định tính, không có dữ liệu đánh giá phơi nhiễm, không có thông tin chi tiết về nơi làm việc), bằng chứng được tìm thấy trong hồi cứu có hệ thống này đã bị hạ thấp xuống thành bằng chứng có tính xác thực thấp.

Triển khai hướng dẫn, nghiên cứu khuyến nghị

Những hệ quả trong thực tiễn

Nhóm phát triển nghiên cứu đi tới kết luận chỉ có duy nhất một chứng cứ có tính xác thực thấp áp dụng công cụ nano dải kiểm soát dẫn tới các biện pháp kiểm soát tương tự với các biện pháp kiểm soát đã được một vệ sinh viên nghề nghiệp có kinh nghiệm khuyến cáo. Các nhà chuyên môn, người sử dụng lao động và người lao động đều cần phải tập huấn về năng lực sử dụng công cụ này.

Những hệ quả trong nghiên cứu

Bằng chứng có tính xác thực thấp về hiệu quả của các phương pháp tiếp cận bằng dải kiểm soát làm giảm phơi nhiễm của người lao động với các vật liệu nano tới các mức an toàn, đề xuất cần triển khai nghiên cứu nhiều hơn nữa về lĩnh vực này. Đặc biệt, hiệu quả của dải kiểm soát nhằm giảm các phơi nhiễm với các loại vật liệu nano thiết kế cần được đánh giá bằng cách tiến hành các phương pháp đo đạc đã được lựa chọn thông qua việc áp dụng các công cụ dải kiểm soát (dựa vào đánh giá rủi ro và các hướng tiếp cận quản lý rủi ro toàn diện hơn). Các công cụ dải kiểm soát cần được tiếp tục đánh giá để được áp dụng cùng với các vật liệu nano thiết kế. Các công cụ dải kiểm soát cần được hiệu chuẩn với các biện pháp đo đạc phơi nhiễm và hướng dẫn nhằm lựa chọn ra công cụ phù hợp với các tình huống đặc thù.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: who.org)