Một Chương trình Hợp tác toàn cầu mới về Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:47(GMT +7)

Tại Hội nghị thế giới về Sức khỏe và An toàn tại nơi làm việc lần thứ 21 được tổ chức tại Singapore vào tháng 9/2017, Bộ trưởng Bộ Y tế và xã hội Phần Lan, bà Pirkko Mattila, người hiện đang toàn quyền quản lý sức khỏe và an toàn ở nơi làm việc, đã tuyên bố khởi xướng một chương trình hợp tác toàn cầu mới nhằm thực hiện các tuyên bố và cam kết đã được thỏa thuận trước kia.

Tổng Giám đốc ILO, Ông Guy Ryder đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của mình tới ý tưởng về sự hợp tác toàn cầu của bà trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị.  WHO, ICOH, một vài tổ chức quốc tế và khu vực khác, cùng với EU và các đối tác xã hội khác của châu Âu cũng bày tỏ ý định hỗ trợ việc xây dựng chương trình hợp tác toàn cầu. “Chúng tôi cũng rất ấn tượng với sự hỗ trợ nhiệt tình dành cho sáng kiến mới này, tức Chương trình Hợp tác toàn cầu về ATVSLĐ, do bên Phần Lan đề xuất trong hội nghị. ILO, WHO, EU, ICOH, IALI, ISSA, các đối tác xã hội của châu Âu đều đã lên tiếng ủng hộ Chương trình Hợp tác.  Sau khi Hội nghị kết thúc, rất nhiều các tổ chức và chuyên gia khác đã ủng hộ khái niệm kết hợp đưa các nguyên tắc và tuyên bố về ATVSLĐ đã được thống nhất vào ứng dụng thực tế. Có lẽ chúng ta cần phải có hành động phối hợp. (Trích lời của bà Pirkko Mattila, Bộ trưởng Bộ Y tế và Xã hội Phần Lan)

ILO đi đầu kêu gọi hợp tác toàn cầu về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc

Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder phát biểu “Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một số thách thức về ATVSLĐ cũng là các thách thức toàn cầu, và cần phải có giải pháp toàn cầu”. Các số liệu nghiên cứu mới đã cho thấy bằng chứng ngày càng rõ rệt về sự thiệt hại toàn cầu do không giải quyết được các mối lo ngại về ATVSLĐ, và tầm quan trọng của ATVSLĐ trong sự phát triển bền vững.

Chương trình hợp tác toàn cầu về ATVSLĐ hướng tới việc thực hiện các mục tiêu về ATVSLĐ của Danh sách các mục tiêu Phát triển bền vững của LHQ, thông qua các hoạt động tập trung và phối hợp. Nó sẽ đóng góp vào việc hoàn thành các cam kết đã được đưa ra từ hơn một thế kỷ trước tại các diễn đàn toàn cầu và khu vực nhằm bảo vệ an toàn và sức khỏe của NLĐ trên toàn cầu, bao gồm các cam kết được kết nối bởi CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG của LHQ, G7, G20, EU, Liên minh châu Phi và Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, và nhằm phát triển bền vững thông qua cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Chương trình hợp tác toàn cầu về ATVSLĐ sẽ xác lập các mục tiêu ưu tiên và tiến hành theo phương thức tập trung nhằm đưa ra giải pháp cho những thách thức  ATVSLĐ toàn cầu. Đó là một chương trình hợp tác, trong đó các nhu cầu và nguồn lực có thể đáp ứng và được chuyển hóa thành hành động thực tiễn .

Các số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy sự mất cân bằng đáng kể về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc giữa các nước đã phát triển và đang phát triển (1-3). Phần lớn nguồn nhân lực toàn cầu được tạo nên bởi các nhóm NLĐ không được quan tâm chăm sóc và được nhận quyền lợi thích đáng: NLĐ nữ, NLĐ trẻ, NLĐ trong các doanh nghiệp  nhỏ và khu vực kinh tế phi chính thức, NLĐ nhập cư, lao động trẻ em, những người có tình trạng sức khỏe xấu và suy giảm khả năng làm việc, và những người không được tiếp nhận giáo dục và đào tạo. Họ thường thất nghiệp hoặc không kiếm được việc làm thường xuyên, luôn phải đối mặt với các điều kiện làm việc nguy hiểm, không có sự bảo hộ về xã hội và luật pháp, và luôn ở vào cảnh đói nghèo. Mặc dù sự toàn cầu hóa đã cải thiện tình trạng này ở nhiều khía cạnh, nhưng sự bất bình đẳng vẫn được cho thấy rằng đang ngày càng rõ rệt giữa các phần hiện đại nhất và lạc hậu nhất của thế giới công việc toàn cầu.

Chương trình hợp tác ATVSLĐ toàn cầu sẽ thiết lập một cơ cấu quản lý linh hoạt và luôn tạo điều kiện. ILO sẽ tiếp nhận vị trí Chủ tịch và lập ra ban thư ký chuyên môn. Chủ tịch sẽ hướng tới mục tiêu kết hợp công việc của Chương trình với các chưong trình sau: các sáng kiến của CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LHQ về sức khỏe và công việc đạt điều kiện, sự tập trung Quỹ Vision Zero của G7 vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, Tuyên bố của các Bộ trưởng G20 về ATVSLĐ, và chương trình đi đầu về ATVSLĐ toàn cầu của ILO – Chương trình hành động vì phòng ngừa toàn cầu.

Tư cách thành viên và công tác tổ chức của Chương trình hợp tác ATVSLĐ toàn cầu hiện đang được phát triển nhằm  tạo điều kiện cho các bộ, tổ chức, cơ quan và đối tác xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực ATVSLĐ được góp phần vào Chương trình hợp tác toàn cầu và tham gia các nhóm hành động chuyên xử lý các vấn đề như công việc bí mật, các số liệu và chỉ số ATVSLĐ, và các chương trình không tai nạn dựa trên doanh nghiệp, được Chương trình hợp tác công nhận là lĩnh vực ưu tiên với hoạt động của các nhóm hành động.

Phương pháp tiếp cận hiệu quả của Chương trình hợp tác toàn cầu được thể hiện qua việc  tiếp tục ngay lập tức các Nhóm Chuyên môn (TG), các nhóm này sẽ đưa ra bản cập nhật ước tính toàn cầu về các tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp và thiệt hại của chúng  được công bố tại Hội nghị  ở Singapore. Các thông số được ILO công bố tại Singapore là kết quả nghiên cứu của Phần Lan, Singapore, EU, và Ủy ban SKNN Quốc tế (ICOH), cùng với sự hỗ trợ của ILO (1) (Xem biểu đồ đính kèm). Nhóm Chuyên môn này sẽ tiếp tục công bố các số liệu và bằng chứng chi tiết hơn, cùng với các thông số chỉ thị nhằm tạo điều kiện cho việc tập trung thống nhất tài nguyên dựa trên kiến thức để tiến hành các chiến lược sẵn có, thí dụ như chương trình khung chiến lược về ATVSLĐ và chương trình hiện đại hóa của châu Âu.

Nếu không thể loại bỏ được sự mất cân bằng trong đời sống làm việc, thì sẽ không thể đat được các mục tiêu phát triển bền vững.  Phần lớn các phương thức, kiến thức nghiên cứu, thông tin, biện pháp, kỹ năng và nguồn tài nguyên nhân lực và kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu tham vọng đó đều tồn tại trên thế giới này. Cần phải đưa chúng vào sử dụng và chia sẻ với tất cả mọi người, đặc biệt là những ai cần đến chúng nhất. Bên cạnh các thách thức về quản lý toàn cầu và việc thông qua các chỉ tiêu quốc tế về ATVSLĐ, hiện cũng tồn tại các khó khăn về thu thập và chia sẻ thông tin toàn cầu nhằm học hỏi từ các hoạt động có hiệu quả để đạt được sự cân bằng như yêu cầu.

Pirkko Mattila, Bộ trưởng Bộ Y tế và Xã hội Phần Lan

Nancy Leppink, Giám đốc LABADMIN/OSH, ILO

Jukka Takala, Chủ tịch ICOH


(Nguồn tin: Newsletter ON OCCUPATIONAL HEALTH AND SAFETY – Special Issue, January 2018)