Nguy cơ và rủi ro nghề nghiệp – Một thực tế khó chấp nhận

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:46(GMT +7)

Chi phí giành cho con người, xã hội và kinh tế do tai nạn, thương tích và bệnh nghề nghiệp cũng như những thảm họa công nghiệp quy mô lớn gây ra từ lâu đã thu hút nhiều sự quan tâm ở mọi cấp từ cơ sở sản xuất cho đến cấp quốc gia và quốc tế.

Các biện pháp và chiến lược được thiết kế nhằm phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu hoặc xóa bỏ các nguy cơ và rủi ro nghề nghiệp không ngừng được phát triển và áp dụng trong suốt nhiều năm qua với mục đích bắt kịp với những thay đổi về công nghệ và kinh tế. Tuy nhiên,  những cải thiện thu được còn chậm, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên và chi phí tính theo sức người cũng như  gánh nặng kinh tế vẫn còn chiếm phần đáng kể. Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ước tính hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 2 triệu tai nạn lao động chết người xảy ra (ILO, 2003b),  số các ca tử vong cao nhất là do mắc các bệnh ung thư nghề nghiệp, các bệnh về tuần hoàn máu, mạch não và một số bệnh dễ lây. Tổng số trường hợp tai nạn lao động, các ca tử vong hoặc trấn thương ước tính lên tới 270 triệu ca (Hamalainen, Takala and Saarela, 2006). Khoảng 160 triệu người lao động (NLĐ) mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp và khoảng 2/3 trong số này vắng mặt khỏi nơi làm việc khoảng 4 ngày trở lên. Sau các bệnh ung thư nghề nghiệp, các bệnh về tuần hoàn máu và bệnh dễ lây thì trấn thương nghề nghiệp bất ngờ xảy ra là nguyên nhân chính thứ tư gây ra các trường hợp tử vong liên quan đến nghề nghiệp. Dữ liệu gần đây của  ILO và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, con số tổng quát về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang dần giảm xuống, chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển (ILO, 2003), nhưng lại hầu như giữ nguyên hoặc có xu hướng tăng lên tại các nước đang phát triển và các nước công nghiệp hóa:

– Theo Cơ quan thống kê tai nạn lao động Châu Âu (ESAW), hàng năm tại 15 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU), trước khi được mở động vào năm 2004 và 2007, có khoảng 5.000 NLĐ tử vong do tai nạn tại nơi làm việc và khoảng 5 triệu NLĐ là nạn nhân của các tai nạn xảy ra tại nơi làm việc dẫn đến số ngày nghỉ trung bình của Liên minh Châu Âu lên tới hơn 3 ngày (EU, 2004).

– Tại Ấn Độ và Trung Quốc, tỉ lệ các ca tử vong và tai nạn nghề nghiệp gần bằng nhau lần lượt là 10.4 và 10.5 trên 100.000 ca tử vong, 8.7000 và 8.028 đối với các trường hợp tai nạn.

– Tại khu vực Châu Phi hạ Sahara, tỉ lệ các ca tử vong trên 100.000 NLĐ là 21 và tỉ lệ tai nạn là 16.000. Có nghĩa là mỗi năm có 54,000 NLĐ tử vong và 42 triệu tai nạn lao động xảy ra, số ngày nghỉ trung bình tối thiểu là 3 ngày.

– Tại khu vực Châu Mỹ La tinh và Ca-ri-bê, hàng năm có khoảng 30,000 ca tử vong và 22,6 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra, số ngày nghỉ trung bình là 3 ngày.

Chi phí kinh tế cho những trường hợp chấn thương và từ vong là rất lớn ở cấp doanh nghiệp, quốc gia và toàn cầu. Nếu tính cả chi phí bồi thường, thời giờ làm việc bị tổn hao, sự ngắt quãng trong hoạt động sản xuất, đào tạo và đào tạo lại, chi phí y tế … thì con số ước tính cho những tổn thất này đều đặn mỗi năm chiếm khoảng 4% GNP toàn cầu và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Tổng chi phí cho công tác bồi thường tại nhóm các quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào khoảng 122 tỉ USD riêng cho năm 1997, cùng với 500 triệu ngày làm mất đi chính là hậu quả của các vụ tai nạn và những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Nếu tính cả tổn thất về tài sản từ các vụ tai nạn, đặc biệt là từ các vụ tai nạn công nghiệp nghiêm trọng, thì các nghiên cứu gần đây đưa ra giả thuyết là bình quân hàng năm những tổn thất đã được bảo hiểm sẽ lên tới khoảng 5 tỉ USD và sẽ còn tiếp tục tăng (Mitchell, 1996). Hơn nữa, những con số kể trên chủ yếu dựa vào các vụ việc xảy ra đột ngột và nghiêm trọng, không bao gồm những tổn thất chưa được bảo hiểm, các tổn thất theo thời gian gắn liền với những vụ việc xảy ra đột ngột như tràn dầu hoặc rò rỉ hóa chất độc hại, hay ảnh hưởng đối với môi trường và các tổn thất do ô nhiễm công nghiệp thường xuyên gây ra. Tổng chi phí hàng năm cho các ca trấn thương và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp của EU năm 2001 ước tính khoảng từ 185 đến 270 tỉ Euro tương đương 2,6 đến 3,8 % GNP. So sánh chi phí cho tai nạn lao động ở Việt nam Năm 2006 khoảng 3 tỉ USD (Chính phủ Việt Nam, 2006). Các số liệu dưới đây minh họa chi phí cho công tác ATVSLĐ tại một nước phát triển.

Gánh nặng và chi phí dành cho tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại Vương quốc Anh

Cơ quan kiểm soát an toàn và sức khỏe Anh quốc (HSE) đã phát triển một phương pháp luận tính toán chi phí tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp giành cho các cá nhân, NSDLĐ, và xã hội. Mỗi năm:

  • Trên 1 triệu ca trấn thương và 2,3 triệu ca bệnh tật đau ốm xảy ra;
  • Tổn thất khoảng 40 triệu ngày làm việc;
  • Trên 250,000 cá nhân mất việc làm do trấn thương hoặc bệnh tật.

Chi phí ước tính cho những thiệt hại trên:

  • Đối với cá nhân: 20-28 tỉ USD
  • Đối với NSDLĐ: 8-16 tỉ USD
  • Đối với xã hội: 40-60 tỉ USD
  • Của một ca tử vong: 3 triệu USD
  • Của một ca trấn thương nghiêm trọng: 80,000 USD
  • Của một ca ốm đau trung bình: 17,000 USD

Nguồn: Dữ liệu hàng năm căn cứ trên số liệu thống kê năm 2005 do HSE ấn hành:http://www.hse.gov.uk/costs/; HSE, “Chi phí mà nước Anh phải chi trả cho các trường hợp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” (cập nhật tạm thời), dữ liệu căn cứ trên số liệu 2000-2001: http://www.hse.gov.uk/economics/costing.htm.

Tai nạn nghề nghiệp và tai nạn công nghiệp đều do những yếu tố có thể phòng ngừa được gây ra, những yếu tố này có thể được tính toán bằng cách triển khai thực hiện các phương thức và biện pháp đã được biết đến và sẵn có. Điều này được minh chứng bằng tỉ lệ tai nạn lao động ngày càng giảm tại các quốc gia công nghiệp hóa. Từ đó cho thấy việc áp dụng các chiến lược phòng ngừa đem lại lợi ích to lớn cho con người cũng như nền kinh tế.


(Nguồn tin: ILO)