Nội dung kế hoạch an toàn vệ sinh lao động

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:45(GMT +7)

Ngày 10 tháng 1 năm 2011 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động Thương binh xã hội, Bô Y tế đã được ban hành. Nội dung thông tư quy định về tổ chức bộ máy, phân định trách nhiệm, lập kế hoạch, tự kiểm tra, thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động và được áp dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ khác đóng trụ sở tại Việt Nam.

Nội dung của kế hoạch về an toàn vệ sinh lao động cũng được nêu chi tiết trong phần phụ lục 1 của Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/ 01/2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế như sau:

 1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ

a) Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích che, chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trình, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây sự cố, tai nạn lao động;

b) Các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm;

c) Hệ thống chống sét, chống rò điện;

d) Các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động …

đ) Đặt biển báo;

e) Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy chữa cháy;

g) Tổ chức lại nơi làm việc phù hợp với người lao động;

h) Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người qua lại;

i) Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động;

k) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường:

a) Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc;

b) Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ồn và các yếu tố độc hại lan truyền;

b) Xây dựng, cải tạo nhà tắm;

c) Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc;

d) Đo đạc các yếu tố môi trường lao động;

đ) Thực hiện việc xử lý chất thải nguy hại;

e) Nhà vệ sinh;

g) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

3. Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân:

a) Dây an toàn; mặt nạ phòng độc; tất chống lạnh; tất chống vắt; ủng cách điện; ủng chịu axít; mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu trang chống bụi; bao tai chống ồn; quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt v.v….

b) Các trang thiết bị khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

4. Chăm sóc sức khỏe người lao động:

a) Khám sức khỏe khi tuyển dụng;

b) Khám sức khỏe định kỳ;

c) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

d) Bồi dưỡng bằng hiện vật;

đ) Điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động; …

5. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động:

a) Tổ chức huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động;

b) Chiếu phim, tham quan triển lãm an toàn – vệ sinh lao động;

c) Tổ chức thi an toàn – vệ sinh viên giỏi;

d) Tổ chức thi viết, thi vẽ đề xuất các biện pháp tăng cường công tác an toàn – vệ sinh lao động;

đ) Kẻ pa nô, áp phích, tranh an toàn lao động; mua tài liệu, tạp chí an toàn – vệ sinh lao động;

e) Phát các bản tin về an toàn – vệ sinh lao động trên các phương tiện truyền thông của cơ sở lao động.

g) Các biện pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

 


(Nguồn tin: )