Phòng chống tiếng ồn trong sản xuất

Thứ Sáu, 01/12/2023, 03:46(GMT +7)

Hiện nay tiếng ồn đã trở thành một yếu tố gây ô nhiễm môi trường rất quan trong ở các đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe dân cư. Trong môi trường sản xuất, tiếng ồn không những gây tác hại đến sức khỏe người lao động mà còn gây bệnh nghề nghiệp là bệnh điếc nghề nghiệp, một bệnh không chữa trị được, gây điếc vĩnh viễn suốt đời.

Ngoài bệnh điếc nghề nghiệp đã nêu trên, bệnh điếc do tiếng ồn không được xem là bệnh nghề nghiệp mà là tai nạn lao dộng khi tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn, đột ngột trong một thời gian ngắng làm thủng màng nhĩ.

Triệu chứng của điếc do tai nạn lao động vì tiếng ồn là: choáng váng, ù tai, đau tại trong, thính giác giảm- màng nhĩ lõm, cương máu- có thể thủng màng nhĩ, chảy máu tai.

Phòng chống tiếng ồn trong sản xuất

Nếu tiếng ồn trong môi trường lao động giảm không những bảo vệ được sức khỏe người lao động mà còn tăng lợi ích kinh tế:

a. Về năng suất lao động: người ta khảo sát trong xí nghiệp lắp ráp máy, nếu tiếng ồn giảm 20dB thì năng suất lao động tăng 30%.

b. Về mặt chất lượng công việc, sản phẩm: trong xí nghiệp may, tiếng ồn giảm 25dB làm giảm 50% sai sót. Trong phòng đánh máy chữ, nếu giảm tiếng ồn 25dB thì sai sót giảm 30%.

Các biện pháp phòng chống tiếng ồn chủ yếu là kỹ thuật:

* Biện pháp kỹ thuật

– Dự phòng ngay từ khi thiết kế xây dựng công nghiệp hệ thống nhà xưởng, bố trí máy móc, chọn lựa thiết bị…

– Giảm thiểu tiếng ồn từ nguồn: giải quyết nguyên nhân gây ồn.

+  Sửa chữa, bôi trơn, che chắn, cách lý..

+  Đệm bằng vật liệu triệt tiêu tiếng ồn, thay thế vật liệu thích hợp.

+  Kiểm tra thường xuyên..

– Giảm thiểu tiếng ồn bằng cấu trúc cơ sở, bố trí lại máy móc, cách ly nguồn ồn bằng các vật liệu chống ồn có hiêu quả ( rỗng, xốp…)

– Thay thế bằng công nghệ sản xuất không gây ồn, sử dụng công nghệ mới, cơ giới hóa, tự động hóa, điều khiển từ xa…

* Biện pháp giám sát môi trường

– Đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp của người lao động, chỉ định phòng hộ.

– Kiểm tra hiệu quả của các biện pháp kỹ thuât.

– Khuyến cáo hoặc bắt buộc áp dụng các luật lệ hiện hành liên quan đến tiếng ồn trong sản xuất đối với các cơ sở sản xuất.

Xác định độ ồn bằng máy. Khi chưa có máy đo ồn, có thể nhận xét sơ bộ về ồn bẳng cảm quan như sau: trong môi trường ồn, nếu nói to nghe được rõ, tiếng ồn khoảng 70dB. Nói thật to mới nghe được tiếng ồn khoảng 90dB. Nói to như hét lên mà vẫn không nghe thấy, tiếng ồn khoảng 100dB.

* Biện pháp phòng hộ cá nhân

Cần xem đây là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp kỹ thuật chống ồn kém hiệu quả hoặc không triệt để.

– Sử dụng các phương tiện, dụng cụ chống ồn: nút tai, mũ chụp, nút chăn ồn, chụp tai… Chú ý: Nút tai có thể gây khó chịu và không có tác dụng đối với các âm hay rung chuyển truyền theo đường xương.

– Tổ chức sắp xếp thời gian nghỉ ngắn xen kẽ thời gian lao động.

– Có phòng nghỉ yên tĩnh tại nơi làm việc

– Nghỉ ngơi dài ngày đối với những người mệt mỏi thính giác hoặc phải tiếp xúc với tiếng ồn cao

* Biện pháp y học

Biện pháp dự phòng tốt nhất là phát hiện sớm một cách hệ thỗng sự giảm thính lực để có cách xử lý thích hợp.

– Khám sức khỏe tuyển dụng:

+ Những người sẽ được bố trí vào vị trí có tiếng ồn cần phải kiểm tra kỹ về tai, mũi, họng và đo thính lực.

+ Không bố trí vào vị trí có tiếng ồn cao các đối tượng bị các bệnh sau: viêm mũi, viêm tai giữa nhiều lần, tổn thương mê đạo, thần kinh không bình thường, bệnh tuyến nội tiết, bệnh tim mạch, loạn thính giác.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đột xuất những người tiếp xúc:

Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép, ngoài việc kiểm tra sức khỏe tổng quát, cần được kiểm tra thính lực với máy đo thính lực và phòng cách âm, về thính lực, có thể xác định từng mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn.

+ Nghiệm pháp mệt mỏi thính giác: nhằm phát hiện sớm sự mệt mỏi thính lực và khả năng hồi phục thính lực của người lao động để can thiệp kịp thời ( cho nghỉ ngơi…)

+ Đo thính lực sơ bộ: trên các đối tượng tiếp xúc với tiếng ồn trên 85dBA, đình kỳ để phát hiện những trường hợp giảm thính lực.

+ Đo thính lực âm hoàn chỉnh: từ kết quản đo thính lực sơ bộ, trường hợp nào nghi ngờ cần đo thính lực hoàn chỉnh nhằm phát hiện bệnh điếc nghề nghiệp.


(Nguồn tin: theo cuốn ” Vệ sinh lao động” NXB Khoa học & kỹ thuật – năm 2010)