Số hóa và ATVSLĐ: Chương trình nghiên cứu của EU-OSHA

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:48(GMT +7)

Số hóa mang lại tiềm năng phát triển sự sáng tạo và thú vị tại nơi làm việc, nhưng cũng đem lại những thách thức mới.

Số hóa có ý nghĩa gì đối với ATVSLĐ

Bằng cách dự đoán những thách thức tiềm ẩn đối với ATVSLĐ (OSH), chúng ta có thể tối đa hóa lợi ích của các công nghệ mới này, trong khi vẫn đảm bảo rằng môi trường làm việc an toàn. Nếu được quản lý tốt, số hóa có thể làm giảm tỉ lệ rủi ro nghề nghiệp,mang lại những cơ hội mới để cải thiện điều kiện làm việc. Đây là những gì mà Cơ quan ATVSLĐ Châu Âu (EU-OSHA) cam kết hỗ trợ.

Sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số, như trí tuệ nhân tạo (AI), robot tiên tiến, mạng lưới kết nối rộng rãi, internet và big data, các thiết bị đeo tay, thiết bị di động và nền tảng trực tuyến đang thay đổi tính chất và vị trí của công việc, người lao động và thời gian làm việc, và cách thức tổ chức và quản lý công việc. Công nghệ kỹ thuật số hiện có tác dụng thiết yếu đối với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội của chúng ta. Sự  phát triển này có thể tạo ra những thách thức mới cho ATVSLĐ và quản lý ATVSLĐ, cùng với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.

Robot đang ngày càng trở nên linh hoạt, thông minh và hợp tác tốt hơn với con người. Các máy móc thông minh đang đảm nhận một loạt các nhiệm vụ không chỉ bằng tay mà mà còn yêu cầu tri giác vốn chỉ được thực hiện bởi con người. Công nhân ngày càng bị giám sát bằng các công nghệvà thuật toán dành cho giám sát, đến mức trong tương lai họ có thể được quản lý bằng các máy móc thông minh. Nền kinh tế kết nối toàn cầu 24/7 đòi hỏi phải tổ chức công việc linh hoạt hơn bao giờ hết, và đã tạo ra các hình thức công việc mới, chẳng hạn như công việc trên nền tảng trực tuyến. Trong bối cảnh này, cần quan tâm đặc biệt đếncác yếu tố rủi ro về tâm lý xã hội và mặt tổ chức, vì chúng có thể làm tăng mức độ stressdo công việc cao hơn và suy giảm sức khỏe tâm thần. Những thách thức mới về an toàn và công thái học cũng đang xuất hiện, bao gồm cả những rủi ro về công năng an toàn liên quan đến an ninh mạng. Điều cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, đó là các công nghệ kỹ thuật số và các hình thức làm việc mới sẽ tạo ra những thách thức cho việc áp dụng các quy định về ATVSLĐ.

Hầu hết các tranh cãi xung quanh số hóa đều về số lượng công việc, nhưng cũng nên nói về chất lượng công việc, và ATVSLĐ là một khía cạnh quan trọng của vấn đề này. Tại EU-OSHA, chúng tôi không ngừng hướng tới và suy nghĩ làm thế nào để nhắm đến một nền kinh tế thông minh, bền vững, năng suất cao và toàn diện. EU-OSHA mong muốn đảm bảo nơi làm việc an toàn và lành mạnh hơn cho tất cả mọi người trong thế giới công việc kỹ thuật số bằng cách giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể sinh ra từ công nghệ số hóa đến an toàn và sức khỏe của NLĐ và bằng cách tận dụng tối da các cơ hội phòng ngừa đến từ các công nghệ kỹ thuật số. Điều này đã trở nên phù hợp hơn bao giờ hết, vì việc số hóa nền kinh tế và xã hội hiện là ưu tiên được công bố rộng rãi của Liên minh châu Âu.

Kể từ năm 2016, EU-OSHA đã triển khai nghiên cứu trên diện rộng về số hóa và ATVSLĐ. Các đề mục của chúng tôi hiện có nghiên cứu tiên đoán dựa trên tình huống đối với các khó khăn trong hiện tại và tương lai của ATVSLĐ, các tài liệu thảo luận cấp chuyên gia nhằm hỗ trợ thảo luận trong các tựa đề có liên quan, và một nghiên cứu về các phát triển chính sách và quy định trong EU gắn liền với kinh tế trên nền tảng trực tuyến, cùng với tác động tiềm tàng lên ATVSLĐ của nó. Các khó khăn chính đối với ATVSLĐ đã được xác định trong nghiên cứu của EU-OSHA cho tới nay dã được tổng hợp ở các trang sau.

Từ năm 2020, EU-OSHA sẽ xây dựng một ‘chương trình đánh giá ATVSLĐ’ dựa trên nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin chuyên sâu hơn về các chính sách, biện pháp phòng ngừa và các hoạt động nhằm xử lý các thách thức và tận dụng các cơ hội được sinh ra từ việc số hóa. Chiến dịch Nơi làm việc lành mạnh được thực hiện trên toàn EU bắt đầu từ năm 2023 cũng sẽ chuyên xử lý các vấn đề về số hóa và ATVSLĐ.

Số hóa định hình đời sống công việc và an toàn, sức khỏe của NLĐ ra sao?

Robot tiên tiến và trí tuệ nhân tạo

Những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số chắc chắn sẽ định hình tương lai của chúng ta. Từ những robot ngày càng tinh vi thay thế công nhân trong công việc tiếp đãi khách hàng, cho đến công nghệ sản xuất bồi đắp (in 3D) nhằm chế tạo nội tạng người, kỹ thuật số hóa có tiềm năng đổi mới rất lớn nhằm tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc gia tăng mức độ tự động hóa và sự giám sát liên tục lên NLĐ bằng các công nghệ kỹ thuật số sẽ làm giảm sự tiếp xúc giữa người với người và tăng áp lực hiệu suất, tiềm ẩn những tác động có thể gây bất lợi cho sức khỏe tinh thần của NLĐ.

Robot hỗ trợ (cobot) thông minh

Robot hỗ trợ thông minh, được gọi là cobots, sẽ trở thành một sự hiện diện quen thuộc tại nơi làm việc vì các cảm biến phát triển cao giúp mọi người và robot có thể làm việc cùng nhau. Amazon đã có 100.000

Cobots tăng cường AI hỗ trợ các hoạt động phân phối của nó. Hầu hết các cobots được trang bị các thuật toán tự tối ưu hóa, cho phép chúng học hỏi từ các đồng nghiệp con người của họ. Cùng với việc sử dụng AI ngày càng tăng, robot sẽ có thể thực hiện không chỉ các nhiệm vụ vật lý mà còn các nhiệm vụ nhận thức ngày càng phức tạp. Robot đã có thể tự thực hiện một loạt các nhiệm vụ nhận thức, chẳng hạn như hỗ trợ trường hợp pháp lý hoặc chẩn đoán y tế, và cũng sẽ trở nên phổ biến trong các công việc chăm sóc khách hàng. Điều này có nghĩa là việc sử dụng robot thông minh sẽ được tiến hành ở nhiều lĩnh vực và môi trường khác nhau, như trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khách sạn, nông nghiệp, sản xuất, công nghiệp, giao thông và dịch vụ.

Nhờ kỹ thuật robot, chúng takhông cần sử dụng nhân lực trong các tình huống nguy hiểm ,và có thể cải thiện chất lượng công việc bằng cách giao các nhiệm vụ lặp đi lặp lại cho các máy móc nhanh nhẹn, chính xác và không mệt mỏi. Cobots cũng có thể hỗ trợ những nhóm NLĐ đang khó tiếp nhận công việc, ví dụ như người khuyết tật hoặc người lao động cao tuổi.

Tuy nhiên, lượng robot cơ động, robot thông minh tại nơi làm việc ngày càng tăng cũng có thể làm tăng nguy cơ tai nạn, vì NLĐ có thể gặp thương tích do tiếp xúc trực tiếp với robot hoặc thiết bị chúng sử dụng. Tuy các robot thông minh không ngừng học hỏi, và các nhà thiết kế luôn nỗ lựctính trước tất cả các tình huống có thể xảy ra trong thiết kế của chúng, nhưng robot vẫn có thể hành xử theo những cách không lường trước được. NLĐ phải theo kịp tốc độ và mức độ làm việc của một cobot thông minh, và có thể phải chịu áp lực từ hiệu suất cao. Điều này có thể có tác động tiêu cực đến an toàn và sức khỏe của người lao động, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Việc gia tăng cường độ làm việc với robot cũng sẽ làm giảm đáng kể sự tiếp xúc với đồng nghiệp là con người và sự hỗ trợ từ xã hội, điều này cũng gây bất lợi cho sức khỏe tinh thần của người lao động.

Exoskeletons (khung xương trợ lực)

Các thiết bị hỗ trợ đeo trên cơ thể mới, được gọi là exoskeletons, đã được đưa vào dùng thử ở một số nơi làm việc để hỗ trợ NLĐ thực hiện các công việc thủ công nhằm giảm tải cho hệ thống cơ bắp. Mặc dù phạm vi triển khai rộng hơn của các thiết bị này vẫn chưa được xác định rõ, nhưng exoskeleton đã được chứng minh là có lợi trong các trường hợp cụ thể, chẳng hạn như trong quân sự hoặc trong các cơ sở chăm sóc y tế. Mặc dù exoskeletons có thể có những tiềm năng giá trị nhằm hỗ trợ người lao động bị suy yếu về thể chất hoặc để ngăn ngừa các rối loạn cơ xương liên quan đến công việc, nhưng cũng cần phải tính đến việc các thiết bị hỗ trợ này làm phát sinh mối lo ngại mới liên quan đến OSH. Hiện vẫn chưa thể xác định rõ tác dụng lâu dài của việc sử dụng exoskeleton lên các thông số sinh lý, cơ học và tâm lý xã hội. Và trên thực tế, theo hệ thống phân cấp của các biện pháp kiểm soát, thì các biện pháp phòng ngừa về mặt kỹ thuật và tổ chức tập thể phải luôn được ưu tiên xem xét, và các biện pháp phòng ngừa kỹ thuật cá nhân như trang bị exoskeleton cho NLĐ được coi là biện pháp cuối cùng.

Big data, trí tuệ nhân tạo và thuật toán

Các công nghệ giám sát kỹ thuật số cơ động, có thể đeo hoặc cài đặt ẩn (trong quần áo hoặc cơ thể) ngày càng được sử dụng nhiều để giám sát NLĐtrong thời gian thực. Công việc ngày càng được giám sát và điều phối bởi các thuật toán và AI dựa trên big data, theo dõi dữ liệu về năng suất, vị trí, các dấu hiệu quan trọng, các chỉ số căng thẳng, biểu cảm khuôn mặt và thậm chí phân tích quy luật và tình cảm của NLĐ. Khoảng 40% bộ phận nhân sự (HR) trong các công ty quốc tế hiện sử dụng các ứng dụng AI và 70% coi đây là ưu tiên bậc cao cho tổ chức của họ. Theo mộtbản khảo sát đối các chuyên viên điều hành cấp cao trong một số ngành nghề trên thế giới, hơn 7 trong số 10 người nghĩ rằng việc sử dụng AI để đánh giá hiệu suất của công nhân và đặt ra phần thưởng trong 10 năm tới sẽ là điều phổ biến, nhưng cũng có 4 trên 5 người sẽ không thấy thoải mái khi bị quản lý bởi một cỗ máy thông minh.

Việc giám sát toàn diện bằng các công nghệ giám sát kỹ thuật số được hỗ trợ bởi AI có thể có tác động tiêu cực đặc biệt đến sức khỏe tinh thần của người lao động. NLĐ có thể cảm thấy rằng họ sẽ không được kiểm soát đ nội dung, tiến độ, lịch trình công việc và cách họ làm việc, họ không thể tương tác xã hội hoặc nghỉ giải lao khi họ muốn, và quyền riêng tư của họ bị xâm phạm. Việc sử dụng dữ liệu vào những việc như thưởng, phạt hoặc thậm chí sa thải người lao động có thể dẫn đến cảm giác bất an và căng thẳng. Để ngăn chặn điều này, điều cốt yếu là đảm bảo tính minh bạch liên quan đến việc thu thập và sử dụng dữ liệu đó. Các loại công cụ giám sát thông minh mới cũng có thể tạo cơ hội cải thiện giám sát OSH, hỗ trợ phòng ngừa dựa trên bằng chứng và tăng hiệu quả kiểm tra.

Thiết bị bảo vệ cá nhân thông minh

Các thiết bị giám sát di độngthu nhỏ được lắp kèm trong thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) giúp chúng ta giám sát mối nguy hại theo thời gian thực, và có thể được sử dụng để đưa ra các cảnh báo sớm về các loại phơi nhiễm có hại, căng thẳng, các vấn đề sức khỏe và sự mệt mỏi. Chúng ta cũng có thể cung cấp các lời khuyên được đưa ra trên thời gian thực phù hợp với từng cá nhân để tác động đến hành vi của người lao động và cải thiện sự an toàn và sức khỏe. Thông tin cũng có thể được các tổ chức liên quan đối chiếu và sử dụng để góp phần dự đoán các vấn đề tiềm ẩn về ATVSLĐ và xác định những nơi cần có các biện pháp can thiệp về ATVSLĐ ở cấp độ tổ chức. Tuy nhiên, sẽ cần có các chiến lược và hệ thống có hiệu quả và các quyết định đạo đức trong bối cảnh xử lý số lượng lớn dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Một trục trặc, hoặc việc tạo ra dữ liệu hoặc lời khuyên không chính xác, cũng có thể gây thương tích hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thực tế ảo và bổ sung chi tiết vào thực tế

Thực tế ảo (VR) và bổ sung chi tiết vào thực tế (AR) có lợi thế vì mang lại nhiều công việc không cầnNLĐ làm việc trong môi trường nguy hiểm, và chúng có thể được sử dụng để hỗ trợ các nhiệm vụ bảo trì và đào tạo chuyên sâu. AR cũng có thể cung cấp thông tin theo ngữ cảnh về các mối nguy tiềm ẩn, chẳng hạn như sự hiện diện của amiăng, cáp điện hoặc đường ống dẫn khí tại nơi làm việc. Nhưng độ tin cậy của AR phụ thuộc vào việc duy trì quyền truy cập vào các nguồn thông tin chất lượng cao có liên quan, và tùy theo nó có được cập nhật hay không. Các thiết bị VR và AR cũng có thể là một nguồn rủi ro vì khả năng gây mất tập trung, quá tải thông tin, mất phương hướng, say chuyển động và mỏi mắt.

Sản xuất bồi đắp

Việc sử dụng in 3D sẽ trở nên phổ biến hơn. Công nghệ In sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi để sản xuất các sản phẩm sinh học hoặc nội tạng. Những tiến bộ trong khả năng in 3D sẽ tạo ra những cơ hội lớn lao, việc bổ sung thêm chiều thứ tư được dự kiến ​​sẽ cho phép sản xuất các vật liệu có thể thay đổi theo thời gian. Tất cả những điều này đều có tiềm năng đáng kinh ngạc, nhưng có thể mang lại những rủi ro mới đối với an toàn và sức khỏe của người lao động, khi sẽ có một NLĐ phải đối mặt với các nguy cơ trong sản xuất và các chất nguy hiểm, bao gồm cả bụi, trong các công ty phi tập trung, nhỏ, thậm chí là vi mô. Vì các mặt hàng được sản xuất bởi sản xuất bồi đắp thường sử dụng một lần, nên cũng khó xác định hoặc thực thicác tiêu chuẩn OSH.

Công việc linh hoạt

Các công nghệ di động kỹ thuật số và kết nối lan rộng đã mang đến cơ hội tăng tính linh hoạt và cân bằng cuộc sống công việc tốt hơn. Nhưng chúng cũng có thể  làm gia tăng yêu cầu có mặt thường trực, giờ làm việc không thường xuyên, ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư bị xóa mờ, và các hình thức làm việc không ổn định.

Thiết bị kỹ thuật số di động

Sự tiếp cận toàn cầu của các công nghệ kỹ thuật số di động là động lực chính của nền kinh tế 24/7. Người ta không còn cần phải ở cùng một vị trí để liên lạc và trao đổi thông tin. Môi trường làm việc linh hoạt đang ngày càng trở thành chuẩn mực, tạo điều kiện cho mức độ linh hoạt cao trong giờ làm việc. Tuy điều này mang lại những viễn cảnh hấp dẫn cho người lao động và nền kinh tế, nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro về an toàn và sức khỏe. Sự cân bằng chủ yếu phụ thuộc vào việc liệu sự linh hoạt mang lại từ làm việc trên nền tảng di động có thể khiến người lao động thực sự có cơ hội hay không, hay người sử dụng lao động áp đặt nền tảng di động vì lợi ích riêng của họ.

Các mối quan tâm chính về ATVSLĐ có liên quan đến thực tế là người lao động dễ gặp phải khối lượng công việc tăng, thời gian làm việc quá mức và cân bằng cuộc sống công việc không lành mạnh. Làm việc đơn độc, cảm giác bị cô lập, thiếu sự hỗ trợ tập thể và các vấn đề liên quan đến giảm hỗ trợ từ tổ chức cũng là các vấn đề nan giải.

Rối loạn cơ xương khớp cũng có khả năng xuất hiện cao khi môi trường làm việc linh hoạt và công nghệ kỹ thuật số di động trở nên phổ biến. Điều này trở thành một thách thức đáng kể về ATVSLĐ, do nhiều môi trường làm việc như vậy không phù hợp về mặt công thái học, nhưng NSDLĐ hầu như không kiểm soát được chúng. Các vấn đề về sức khỏe như béo phì, tiểu đường loại 2 và ung thư cũng có thể trở nên phổ biến hơn khi số hóa khiến người ta ngồi yên làm việc nhiều hơn.

Khi các đối tượng NLĐ trở nên phân tán và đa dạng hơn, và hình thức làm việc linh hoạt 24/7 trở thành chuẩn mực, việc giám sát và điều chỉnh vềATVSLĐ có thể trở nên khó khăn hơn. Việc hệ thống phân cấp ngành nghề thay đổi, và nhiều NLĐ có thể tự quản lý hoặc được quản lý từ xa hoặc bằng AI có thể dẫn tới giảm độ minh bạch về việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm về ATVSLĐ, và cách thức giám sát và điều tiết ATVSLĐ sẽ được tiến hành ra sao.

Nền tảng trực tuyến

Các nền tảng trực tuyến tạo ra các mô hình kinh doanh mới bằng cách kết hợp nhu cầu lao động với nguồn cung tương ứng. Chúng có thể tạo điều kiện tiếp cận thị trường lao động cho các nhóm đối tượng thiệt thòi, và cung cấp cơ hội về mặt pháp lý để giải quyết các công việc không công khai (undeclared work). Công việc trên nền tảng trực tuyến bao gồm nhiều kiểu sắp xếp công việc –thường là ‘không điển hình’ theo một cách nào đó – các loại công việc khác nhau và nhiều hình thức việc làm không theo quy chuẩn, từ công việc có tay nghề cao được thực hiện trực tuyến đến công việc dịch vụ được thực hiện tại nhà của người yêu cầu hoặc các cơ sở khác, và được quản lý thông qua các ứng dụng có nền tảng trên web.

Do đó, điều kiện làm việc cũng thay đổi đáng kể và rủi ro về ATVSLĐ cũng vậy, do chúng phụ thuộc vào chính các hoạt động công việc cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, rủi ro về ATVSLĐ có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do các tính năng cụ thể của công việc nền tảng trực tuyến. Chúng bao gồm các yêu cầu công việc được thông báo trong thời gian ngắn, việc bị phạt vì không có mặt, phân chia công việc thành các nhiệm vụ với nội dung công việc hẹp hơn và phải đánh giá hiệu suất liên tục. NLĐ cũng phải chịu các loại áp lực khác sinh ra từ sự cạnh tranh ngày càng tăng khi thị trường lao động trực tuyến trở nên toàn cầu hóa và NLĐ dễ tiếp cận hơn, giờ làm việc không cố định, ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng ngày càng bị xóa mờ, tình trạng việc làm không rõ ràng, thu nhập không đảm bảo, không có cơ hội được đào tạo, không nhận đượcphúc lợi xã hội như nghỉ phép và nghỉ lễ có lương, đại diện cho người lao động nghèo và thiếu minh bạch về người chịu trách nhiệm về ATVSLĐ.

Công việc trên nền tảng trực tuyến mang lại sự linh hoạt về thời gian làm việc và nơi làm việc, nhưng trong nhiều trường hợp, người lao động buộc phải chấp nhận sự linh hoạt này. Người lao động nhận các công việc không thường quy và chất lượng kém dễ bị suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần. Nền kinh tế trên nền tảng trực tuyến cũng tạo ra những thách thức mới cho công tác bảo hộ lao động và quản lý ATVSLĐ, và có những thắc mắc chủ chốt xung quanh trách nhiệm và quy định đối với ATVSLĐ. Ở hầu hết các quốc gia thành viên, việc áp dụng luật ATVSLĐ phụ thuộc vào mối quan hệ thuê mướn, điều này khó thiết lập hơn trong bối cảnh các tính năng cụ thể của các nền tảng trực tuyến, như mối quan hệ tam giác giữa các bên liên quan và tính tạm thời, không chính thức, tự chủ và di động của công việc.

Làm thế nào để giải quyết các thách thức và tận dụng tối đa các cơ hội dành cho ATVSLĐ nơi làm việc?

Việc số hóa sẽ mang lại những thách thức mới và hiện có đối với ATVSLĐ, nhưng cũng mang lại những cơ hội khác. Việc thay đổi sự cân bằng giữa các cơ hội sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện, quản lý và điều tiết cơ hội.

Các công nghệ kỹ thuật số có thể giúpphát triển các nỗ lực trong công tác ATVSLĐ theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như không cần sử dụng NLĐtrong các tình huống làm việc nguy hiểm, thông qua các phương pháp giám sát phơi nhiễm mới, hoặc cải thiện chất lượng công việc bằng cách giảm bớt công việc lặp đi lặp lại hoặc thường xuyên. Công nghệ kỹ thuật số và các hình thức làm việc mới cũng có thể giúp người lao động được hưởng lợi từ độ tự chủ và linh hoạt cao hơn, hoặc tạo điều kiện cho tiếp cận thị trường lao động dễ dàng hơn, đặc biệt đối với các nhóm NLĐ bị thiệt thòi như người khuyết tật, người già và những người chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Việc số hóa cũng mang lại cơ hội đào tạo ATVSLĐ, đánh giá rủi ro tại nơi làm việc cấp cao hơn, liên lạc và thanh tra ATVSLĐ hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách thức thiết kế và triển khai công nghệ, vào bối cảnh tổ chức và tình trạng việc làm, việc số hóa có thể dẫn đến việc một số NLĐ phải đối mặt với các rủi ro về ATVSLĐ như rủi ro về an toàn và công thái học, bao gồm các rủi ro về an toàn công năng liên quan đến an ninh mạng. Sự gia tăng rủi ro về tổ chức và tâm lý xã hội, cùng với sự gia tăng căng thẳng liên quan đến công việc và sức khỏe tinh thần kém, cũng có thể là hậu quả của việc tăng áp lực hiệu suất và sự phức tạp trong công việc, giờ làm việc không ổn định, ít giao tiếp và hỗ trợ xã hội tại nơi làm việc, ranh giới giữa công việc vàcuộc sống riêng tư bị xóa nhờ, và các hình thức làm việc mới với tình trạng thuê mướn không rõ ràng. Việc số hóa thế giới công việc cũng thách thức và cho thấy những lỗ hổng trong các cơ chế hiện tại nhằm quản lý và điều chỉnh ATVSLĐ. Đây có thể là ví dụ cho một hình thức công việc được tạo điều kiện thuận lợi nhờ các nền tảng trực tuyến hoặc trong các tình huống mà NLĐ được quản lý bằng máy móc thông minh.

Bản thân công nghệ số không tốt cũng không xấu. Việc duy trì sự cân bằng giữa các khó khăn và cơ hội do số hóa mang  lại phụ thuộc vào việc áp dụng công nghệđúngcách, và cách chúng được quản lý và điều tiết trong bối cảnh các xu hướng xã hội, chính trị và kinh tế như nhân khẩu học, tình trạng của nền kinh tế, thái độ xã hội, quản trị và kỹ năng.

Ví dụ về việc các chiến lược ATVSLĐ có thể giúp giảm thiểu các khó khăn trong ATVSLĐbắt nguồn từ số hóa bao gồm:

• xây dựng khuôn khổ đạo đức cho số hóa, quy tắc ứng xử và quản trị phù hợp;

• phương pháp tiếp cận ‘phòng ngừa từ khâu thiết kế’, tích hợp các yếu tố con người và thiết kế lấy người lao động làm trung tâm;

• sự tham gia của NLĐ vào việc thiết kế và thực hiện bất kỳ chiến lược số hóa nào;

• sự hợp tác giữa các học giả, ngành công nghiệp, các đối tác xã hội và chính phủ về nghiên cứu và đổi mới công nghệ kỹ thuật số để xem xét đúng các khía cạnh của con người;

• một bộ khung pháp lý với mục đích làm rõ trách nhiệm của ATVSLĐ liên quan đến các hệ thống mới và cách thức làm việc mới;

• một hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp với người lao động;

• việc cung cấp các dịch vụ ATVSLĐ hiệu quả cho tất cả người lao động trong thế giới công việc kỹ thuật số.

Việc giải quyết các khó khăn và tận dụng tối đa các cơ hội do số hóa mang lại phụ thuộc vào cách áp dụng, quản lý và điều tiếtcông nghệ trong bối cảnh các xu hướng xã hội, chính trị và kinh tế.

Biên dịch: Bình Nguyên


(Nguồn tin: osha.europa.eu)