Thao tác tháo dỡ, loại bỏ Amiang
I. Khái quát thao tác tháo dỡ, loại bỏ amiang
* 4 nguyên tắc trong tháo dỡ, loại bỏ amiang
– Cách ly khu vực thao tác
– Bảo vệ nhân viên thao tác
– Tối thiểu hóa việc phát tán sợi amiang
– Vệ sinh và làm sạch phù hợp
* Phương pháp tháo dỡ, loại bỏ amiang và chất chứa amiang
– Tất cả các dư chất hoặc bụi bị nghi ngờ có chứa amiang hoặc sợi amiang thì phải dùng máy hút bụi chân không có gắn HEPA filter để xử lý.
– Sử dụng phương pháp tạo ẩm khi tháo dỡ, loại bỏ tất cả amiang hoặc các chất chứa amiang.
Tuy nhiên, trong trường hợp không thể sử dụng được phương pháp tạo ẩm (nguy hiểm về điện, hỏng hóc và tổn hại máy móc, nguy cơ trơn trượt) thì có thể không cần dùng phương pháp này dưới sự đồng ý của người quản lý tháo dỡ, loại bỏ amiang.
– Nhanh chóng vệ sinh chất tồn dư và rác thải ô nhiễm amiang và đưa vào bình kín trước khi hủy.
* Phương pháp bị nghiêm cấm khi tháo dỡ, loại bỏ amiang và chất chứa amiang
– Dùng cưa tròn không có gắn thiết bị lọc khí để cắt với tốc độ cao
– Thao tác tháo dỡ, loại bỏ amiang hoặc các chất chứa amiang sử dụng khí nén
– Dùng chổi quét, xẻng xúc hoặc vệ sinh bụi có chứa amiang và chất tồn dư trong môi trường khô
– Làm thay ca với nhau để giảm phơi nhiễm amiang cho người lao động
II. Thiết bị vệ sinh (Deconatamination Unit)
- Tổng quan về thiết bị vệ sinh
– Lắp đặt thiết bị vệ sinh trong khi tháo dỡ, loại bỏ amiang có thể dùng loại di động hoặc trực tiếp sử dụng tại hiện trường thao tác
– Thiết bị vệ sinh được thi công đấu nối trực tiếp trong khu vực kín để tiến hành tháo dỡ, loại bỏ amiang
– Yếu tố cấu thành thiết bị vệ sinh được chia thành: phòng thay đồ (Dirty Room), phòng tắm (Shower Room), phòng sạch (Clean Room).
– Các phòng trong khu vực thiết bị vệ sinh phải lắp đặt màng cản không khí và vùng đệm để cách ly. Mục đích của việc lắp màng cản không khí này không chỉ để người lao động dễ dàng vào trong khu vực tháo dỡ, loại bỏ amiang, mà còn ngăn chặn kiểm soát áp suất âm bị vỡ do không khí bên ngoài bị hút vào trong khu vực thao tác khi áp âm bên trong khu vực này tác động lên các khu vực khác. Thông thường lớp cản không khí này được làm theo dạng rèm sử dụng tấm poly thông dụng.
Hệ thống thiết bị vệ sinh
- Điều kiện cần của phòng thay đồ
– Chuẩn bị hút bụi amiang cho giày dép (hoặc bao giày dùng 1 lần) hoặc quần bao bị ô nhiễm có sử dụng máy hút bụi chân không được gắn Bag filer
– Chuẩn bị túi nilong đựng rác amiang sẽ bỏ đi như: bao giày và quần áo bảo hộ dùng một lần đã bị ô nhiễm
– Bình chứa rác thải amiang để đựng rác
– Dòng khí di chuyển vào khu vực tháo dỡ, loại bỏ amiang trong phòng thay đồ.
- Điều kiện cần của phòng tắm
– Cung cấp xà phòng, xà bông và nước nóng lạnh
– Dòng khí di chuyển từ phòng tắm đến phòng thay đồ
– Xử lý làm sạch nước xả thải bằng filter 5micron
Ví dụ về thiết bị lọc nước thoát ra
- Điều kiện cần của phòng sạch
– Bảo quản dụng cụ bảo hộ cá nhân trong các hòm hoặc container
– Chuẩn bị gương để dễ mặc đồ dụng cụ bảo hộ hô hấp
– Hòm bảo quản quần áo không bị ô nhiễm
– Phân loại và bảo quản đồ chưa dùng và đồ đã dùng bằng cách lắp đặt tủ bảo quản khăn
– Dòng khí di chuyển từ phòng sạch sang phòng tắm và phòng thay đồ
- Phương pháp sử dụng thiết bị vệ sinh sau khi thao tác
– Người lao động đi vào phòng thay đồ, bảo quản quần áo và đồ dùng cá nhân trong tủ.
– Thay bằng quần áo bảo hộ dùng một lần còn sạch, chưa bị ô nhiễm
– Tiến hành kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ hô hấp
– Đi vào phòng thay đồ sau khi đi qua phòng tắm
- Phương pháp sử dụng thiết bị vệ sinh sau khi thao tác
– Tại khu vực tháo dỡ, loại bỏ amiang, trước khi vào phòng thay đồ thì người lao động sử dụng máy hút bụi chân không có gắn Bag-fiter để loại bỏ bụi amiang ở quần áo bảo hộ cá nhân và máy móc tháo dỡ, loại bỏ amiang đã bị ô nhiễm.
– Trừ các dụng cụ bảo hộ hô hấp thì quần áo bảo hộ cá nhân và tất cả trang bị sau khi được tháo ra trong phòng thay đồ phải được bỏ vào bình chứa hoặc túi nilong chuyên dụng
– Người lao động giữ nguyên thiết bị bảo hộ hô hấp đi vào trong phòng tắm. Tại đây, trước tiên người lao động dùng nước rửa sạch bề mặt dụng cụ bảo vệ hô hấp và đầu, sau đó tháo bỏ dụng cụ hô hấp.
– Sau khi tắm, người thao tác vào phòng thay đồ và thay mặc quần áo bình thường
– Dụng cụ bảo vệ hô hấp (không bao gồm filter) sẽ được tái sử dụng cho lần thao tác tới sau khi được vệ sinh, khử trùng và bảo quản tại địa điểm phù hợp.
– Máy móc hoặc dụng cụ được sử dụng để tháo dỡ, loại bỏ amiang sẽ được đặt tại phòng thay đồ hoặc phòng thiết bị nối với phòng thay đồ.
Trường hợp có phòng thiết bị riêng thì sử dụng thiết bị vệ sinh khi đi chuyển bình chứa amiang chuyên dụng và thiết bị làm sạch.
III. Bộ áp suất âm tháo gỡ amiang
- Tổng quan về bộ áp suất âm tháo gỡ amiang
– Bộ áp suất âm được lắp đặt với mục đích bảo vệ môi trường bên ngoài sau khi làm sạch không khí bị ô nhiễm amiang ở trong khu vực làm việc, và đẩy không khí không bị ô nhiễm ra ngoài
– Bộ áp suất âm tạo ra trạng thái áp suất âm bên trong khu vực làm việc nhỏ hơn so với bên ngoài, từ đó tạo ra chức năng ngăn chặn việc rò rỉ amiang ra ngoài.
– Bộ áp suất âm được khởi động không liên quan tới lượng thao tác và sẽ tiếp tục chạy cho đến khi có được kết quả đo môi trường không khí mong muốn sau khi kết thúc việc tháo dỡ, loại bỏ amiang
– Bộ áp suất âm đặt tại khu vực thực hiện tháo dỡ, loại bỏ amiang bắt buộc phải sử dụng thiết bị hút dạng di động có gắn Bag Filter
– Lựa chọn Bộ áp suất âm có công suất số lần thông gió tối thiểu là từ 4 lần trở lên/giờ sau khi tính toán thể tích cơ sở làm việc/nhà máy.
– Phải duy trì áp suất âm trong khu vực thực hiện công việc sao cho chênh lệch áp suất không khí bên ngoài và bên trong khu vực tháo dỡ, loại bỏ amiang tối thiểu đạt -0.51mmH2O (hoặc -0.02 inchH2O)
Ví dụ về bộ áp suất âm
- Làm sạch không khí bên trong khu vực thao tác
– Không khí có chứa amiang bắt buộc phải được khử sạch trước khi thải ra ngoài và phải sử dụng HEPA filter (High Efficiency Par-ticulate Air owrr Arrestment) để lấy được amiang.
– Tính năng của HEPA filter là 0,3µm hoặc phải lọc được 99,97% tất cả các hạt có kích thước trên 0,3µm.
– Không khí lọc qua HEPA filter được khử sạch, loại bỏ hạt amiang nhưng các nhân tố hóa học gây hại dạng dung môi, khí, hơi lại không được loại bỏ bằng filter này.
– Dụng cụ bảo hộ hô hấp, máy hút bụi chân không và bộ áp suất âm khi sử dụng trong khu vực tháo dỡ, loại bỏ amiang bắt buộc phải gắn HEPA filter.
Cấm không được sử dụng máy hút bụi có gắn filter bằng giấy hoặc vải thông thường tại khu vực tháo dỡ, loại bỏ amiang vì sẽ phân tán amiang trong không khí.
– Không thay HEPA filter trong quá trình thao tác.
- Sử dụng bộ áp suất âm
– Đặt bộ áp suất âm tại vị trí xa nhất so với thiết bị vệ sinh của khu vực thực hiện công việc thì độ bền và khả năng hút của HEPA filter vẫn đủ.
– Quạt của bộ áp suất âm được khởi động sẽ hút không khí bị ô nhiễm vào bên trong và đi qua HEPA filter, tại đây amiang bị giữ lại và không khí được làm sạch.
– Bộ áp suất âm có thể được lắp đặt bên trong hoặc bên ngoài khu vực thao tác, nhưng vị trí tốt nhất là cách xa thiết bị vệ sinh, vị trí của đường ống hút rất quan trọng, nên để xa so với khách vào thăm hoặc người lao động khác nếu được.
- Trao đổi không khí trên giờ
– Điều tra sơ bộ hiện trường hoặc qua bản vẽ thiết kế, xác định trước độ mở rộng không gian không nhìn thấy bằng mắt khi tháo dỡ tấm trần.
– Xác định đúng số lượng và công suất bộ áp suất âm tránh làm ảnh hưởng tới việc tháo dỡ và thể tích khu vực thực hiện.
– Người lập kế hoạch cần phải gộp cả không gian mà không nhìn thấy, và cách tính như sau:
+ Tính không gian (thể tích) khu vực thực hiện tháo dỡ (m3) = chiều dài (m) x chiều rộng (m) x chiều cao (m)
+ Lượng trao đổi khí trên giờ (CMH) = 4 lần x thể tích (m3)
+ Công suất bộ áp suất âm (CMM) = Hiệu suất bộ áp suất âm x lượng trao đổi không khí trên phút (CMM)
+ Tính số lượng bộ áp suất âm cần thiết = lượng trao đổi không khí trên phút/công suất bộ áp suất âm
- Duy trì độ chênh lệch áp suất âm
– Phải duy trì độ chênh lệch áp suất âm cho phép tối thiểu giữa không gian trong và ngoài khu vực thao tác tháo dỡ, loại bỏ amiang ở -0.51mmH2O (-0.02 inchH2O)
– Áp kế vốn lẽ đo áp suất sẽ hiển thị độ chênh lệch áp suất âm tương đối được do trong ống hình chữ “U” đầy dung dịch
Ví dụ về áp kế và máy đo áp suất âm
(Nguồn tin: Giáo trình quản lý y tế công nghiệp – Kosha, 2015)