Thu hút sự tham gia của nhà quản lý và người lao động cùng thực hiện đánh giá các rủi ro liên quan đến écgônômi như một phần của hệ thống an toàn nghề nghiệp và vệ sinh lao động
TẠI SAO
Việc thực hiện hệ thống an toàn nghề nghiệp và vệ sinh lao động đòi hỏi đánh giá kỹ lưỡng các nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc. Đánh giá này cần làm sáng tỏ xem các rủi ro hiện tại có được chấp nhận hay không hoặc yêu cầu các biện pháp kiểm soát bổ sung. Các nguy cơ liên quan đến écgônômi cấu thành một phần quan trọng của những rủi ro này.
Các nguy cơ rủi ro sức khỏe và an toàn liên quan đến écgônômi rất đa dạng. Chúng liên quan đến biện pháp thực hiện công việc trong các điều kiện thông thường hoặc không thông thường. Các nhà quản lý và người lao động là những người đóng vai trò tốt nhất để tìm và thực hiện các biện pháp kiểm soát nguy cơ để giảm rủi ro.
Không ngừng chú ý đến các nguy cơ liên quan đến écgônômi như một phần của trách nhiệm quản lý, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu các tổn thương và bệnh nghề nghiệp.
RỦI RO / TỔN HẠI
• Các tỉ lệ thương tổn tăng.
• Sức khỏe người lao động kém.
• Tác động lý tính trầm trọng.
• Rối loạn do căng thẳng.
• Giao tiếp kém.
• Thiếu sự chấp nhận.
BIỆN PHÁP
1. Trong việc đánh giá các nguy cơ rủi ro về an toàn và sức khỏe một cách hệ thống trong hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, hãy chú ý đến phạm vi rộng các rủi ro liên quan đến écgônômi.
2. Khuyến khích các nhà quản lý và người lao động học cách sử dụng danh mục hành động liệt kê các hoạt động cải thiện nơi làm việc.
3. Đánh giá khả năng chấp nhận của người lao động không chỉ về môi trường làm việc mà còn cả tổ chức nơi làm việc và lắng nghe quan điểm của họ về cách cải thiện các điều kiện hiện có.
4. Khi áp dụng công nghệ mới, cung cấp chương trình đào tạo thích hợp và đảm bảo cho người vận hành hiểu các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra.
5. Đánh giá các nguy cơ liên quan đến écgônômi và có thể hỗ trợ các cải thiện cần thiết bằng cách làm theo chu kỳ Xây dựng kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – hành động thông thường được áp dụng trong các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
6. Phản ánh các quan điểm của nhà quản lý và người lao động về các nguy cơ hiện tại trong việc kiểm tra việc thực hiện giảm nguy cơ rủi ro.
7. Để thực hiện quy trình giảm thiểu nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc liên tục, đào tạo cho nhà quản lý và người lao động trong việc đánh giá và cải thiện nguy cơ liên quan đến écgônômi như là một phần quan trọng trong các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Lập nhóm làm việc để kiểm tra và thảo luận các vấn đề liên quan đến lao động tại doanh nghiệp của bạn. Nhóm có thể nghiên cứu những cải thiện đã đạt được và đề xuất những cải thiện thiết thực.
Luôn luôn xem xét các nguy cơ rủi ro liên quan đến lao động trong thảo luận đánh giá và kiểm soát nguy cơ rủi ro như một vấn đề quan trọng trong việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
GỢI Ý THÊM
– Đề xuất sử dụng danh mục các điểm kiểm tra écgônômi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Cần cung cấp hướng dẫn sử dụng cho nhà quản lý và người lao động.
– Sử dụng các hướng dẫn hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp như ILO-OSH 2001, điều quan trọng là cần đảm bảo cam kết có sự tham gia của người quản lý và người lao động. Cần đề cập đến sử dụng danh mục các điểm kiểm tra écgônômi trong chương trình đào tạo các hệ thống quản lý.
– Sử dụng các ví dụ điển hình về phương pháp thực hành tốt nhằm giảm các nguy cơ rủi ro liên quan để tạo điều kiện quản lý nguy cơ tại nơi làm việc. Công việc này bao gồm các ví dụ minh họa về cải thiện điện kiện làm việc với chi phí thấp đạt được trong các điều kiện địa phương tương tự.
ĐIỂM CẦN NHỚ
Việc đánh giá nguy cơ rủi ro và cải thiện điều kiện lao động đóng vai trò quan trọng như một phần của các hệ thống an toàn và quản lý nghề nghiệp, tận dụng tối ưu danh mục các hành động liệt kê các công việc thiết thực để giảm các nguy cơ rủi ro liên quan đến écgônômi.
(Nguồn tin: Ergonomic checkpoints, ILO)