Vật liệu nano tại nơi làm việc ở Châu Âu

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:48(GMT +7)

Vật liệu nano đang ngày càng trở nên phổ biến tại nơi làm việc ở Châu Âu. Cơ quan an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc Châu Âu (EU-OSHA) đã tạo ra một loạt các công cụ gồm hướng dẫn đơn giản cho người sử dụng lao động, công nhân và các chuyên gia về an toàn vệ sinh lao động về luật pháp liên quan cũng như làm thế nào để quản lý được các mối rủi ro tại nơi làm việc.

Mấu chốt là phải nâng cao sự hiểu biết về vấn đề này. Chiến dịch Nơi làm việc lành mạnh Quản lý các chất độc hại 2018-2019 của EU-OSHA đã rất thành công trong việc nâng cao sự chú ý bằng cách nhấn mạnh cách thức bảo vệ người lao động khỏi các chất độc hại – trong đó có vật liệu nano – đồng thời tuyên truyền văn hóa phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp. Chiến dịch đã khép lại bằng một hội nghị thượng đỉnh cấp cao quy tụ các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động và những người ra quyết định tới từ nhiều quốc gia Châu Âu. Chiến dịch có sự tham gia của hơn 30 quốc gia Châu Âu và mối hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên cho phép tối đa hóa ảnh hưởng của các nỗ lực và bảo đảm sự liên quan cũng như tập trung hỗ trợ cho người lao động. Là một phần của chiến dịch này, các công cụ hữu ích như công cụ trực tuyến về các chất nguy hiểm (dangerous substances e-tool) và cơ sở dữ liệu các công cụ thực hành (database of practical tools) đã được phát triển nhằm cung cấp các giải pháp thiết thực giảm bớt tiếp xúc với các chất có hại.

Những lưu ý dành cho người lao động là gì?

Mặc dù một số ảnh hưởng của vật liệu nano đối với sức khỏe chưa được hiểu đầy đủ, người lao động vẫn có thể bị phơi nhiễm với vật liệu này qua đường hít thở hoặc tiếp xúc qua da tại nơi làm việc có sử dụng, sản xuất hoặc xử lý vật liệu nano. Vật liệu nano thường được thấy trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, tại các phòng thí nghiệm, trong lĩnh vực xây dựng và các công việc liên quan đến bảo trì bảo dưỡng. Phơi nhiễm với loại vật liệu này có thể xảy đến bất ngờ.

Với ngày càng nhiều ngành công nghiệp sử dụng vật liệu nano chế tạo, nhu cầu quản lý có hiệu quả các rủi ro tiềm ẩn tại nơi làm việc đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Liên minh Châu Âu đang có hành động gì để bảo vệ người lao động?

Đầu tiên và quan trọng nhất là tất cả người sử dụng lao động cần ý thức được rằng có bộ luật bảo vệ người lao động khỏi các rủi ro liên quan đến vật liệu nano. Ở mức độ Châu Âu, những yêu cầu và rủi ro tiềm ẩn tương tự như những yêu cầu dành cho việc quản lý các chất nguy hại khác. Chỉ thị khung của Châu Âu (The EU’s Framework Directive) yêu cầu người sử dụng lao động đánh giá tất cả cá rủi ro tiềm ẩn đối với sự an toàn và sức khỏe của người lao động đồng thời bảo đảm có các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

 Các chỉ thị và quy định chi tiết khác nhằm bảo vệ người lao động:

– Chỉ thị về các tác nhân gây ung thư và chất gây đột biến

– Chỉ thị về các tác nhân hóa học

– Chỉ thị về lao động trẻ về phụ nữ mang thai và đang cho con bú bảo đảm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương

Các quy định REACH và CLP chỉ rõ các nhà sản xuất và nhập khẩu cần biên soạn, và nếu cần, phải có dữ liệu để minh họa cho việc sử dụng an toàn. Quy định REACH đã tương thích nhằm bảo đảm thông tin phù hợp về vật liệu nano được tạo ra để việc sử dụng loại vật liệu này trở nên an toàn, cũng như tại nơi làm việc. Việc làm này bao gồm ví dụ đặc điểm hóa nguy cơ và các hướng dẫn sử dụng an toàn trước khi đưa ra thị trường.

Một thành tố quan trọng của pháp lệnh về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Châu Âu chính là người sử dụng lao động phải tiến hành đánh giá rủi ro tại nơi làm việc và đưa ra những giải pháp phòng ngừa trong việc phân cấp các giải pháp đó, theo nguyên lý STOP thì:

Substitution: có nghĩa là thay thế (hoặc hoàn toàn loại bỏ) chất nguy hiểm

Technological measures: các phương pháp công nghệ

Organizational measures: các phương pháp tổ chức

Personal protective measures: các phương pháp bảo vệ cá nhân

Các phương pháp này cũng bao gồm cả các hoạt động như tập huấn và hướng dẫn phù hợp về việc tiếp xúc làm việc với các vật liệu khác nhau, hướng dẫn về các loại thiết bị bảo vệ được sử dụng…

Nhiều nước thành viên EU cũng có những luật quy định riêng bao gồm cả những quy định bổ sung về việc quản lý các rủi ro gắn liền với vật liệu nano.

Ủy Ban châu Âu đã xuất bản tài liệu hướng dẫn về việc bảo vệ người lao động khỏi các rủi ro tiềm ẩn gắn liền với vật liệu nano cho người sử dụng lao động và các nhân sự về an toàn và sức khỏe. Ủy Ban Châu Âu cũng có tài liệu hướng dẫn tương tự về làm việc an toàn với các vật liệu nano chế tạo cung cấp cho người lao động. Các sáng kiến như EUON cũng có thể giúp gây chú ý về các công cụ và hướng dẫn sẵn có, cũng như thông tin về đặc điểm và việc sử dụng an toàn vật liệu nano.

Có thể tham khảo các tài liệu nâng cao nhận thức, thông tin và hướng dẫn về vật liệu nano:

– Tờ thông tin về vật liệu nano chế tạo: tóm tắt ngắn về vật liệu nano, các ảnh hưởng tiềm ẩn đến sức khỏe, pháp luật liên quan và lời khuyên hữu ích cho người sử dụng lao động. Hoàn toàn phá vỡ nguyên tắc STOP, vạch ra các biện pháp tiến hành thực hiện. Do nhiều phương pháp đo đạc các mức phơi nhiễm vẫn đang được phát triển, nên tờ thông tin cũng cung cấp cho người sử dụng lao động lời khuyên chung về việc áp dụng nguyên tắc cảnh báo trong khi vẫn đánh giá các rủi ro liên quan tới vật liệu nano. Tài liệu đã được dịch ra 25 thứ tiếng.

– Phần tài liệu trên web về quản lý vật liệu nano tại nơi làm việc: tổng quan về các vấn đề và các đường link để tìm hiểu thêm thông tin và nguồn dữ liệu.

– Phần OSHwiki về vật liệu nano: gồm một loạt các chủ đề liên quan đến vật liệu nano: rủi ro đối với vật liệu nano chế tạo và cách thức quản lý loại vật liệu này, các công cụ sẵn có và những rủi ro đặc thù mà người lao động phải đối mặt trong các khu vực chăm sóc sức khỏe và bảo dưỡng.

– Tổng quan lý thuyết liên quan đến hiểu biết về rủi ro và trao đổi thông tin về rủi ro liên quan đến vật liệu nano tại nơi làm việc: tổng quan thực hiện năm 2012 này đặc biệt chú trọng vào cách thức xây dựng các chiến lược trao đổi thông tin tại từng nơi làm việc và làm thế nào để cải thiện nhằm hỗ trợ người sử dụng lao động đưa ra những quyết định chứa đầy đủ thông tin và có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Bằng cách động viên các cơ sở sản xuất và các tổ chức ở mọi cấp độ, thuộc mọi ngành nghề tham gia và cùng đóng góp vào các phong trào, hy vọng nâng cao kiến thức và xây dựng được nền văn hóa phòng ngừa vững chắc trên khắp Châu Âu.


(Nguồn tin: osha.europa.eu)