Xây dựng kế hoạch và tiến hành can thiệp trực tiếp để cải thiện ATVSLĐ trong DNVVN – Bước 2: Nhận diện các doanh nghiệp mục tiêu và xây dựng sáng kiến của người sử dụng lao động và người lao động
Ngành nghề của các DNVVN rất đa dạng, do đó không thể can thiệp tới tất cả các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu mà, cần lựa chọn một số doanh nghiệp mục tiêu dựa vào mức độ cần thiết và tính khả thi của các hoạt động can thiệp. Việc lựa chọn dựa vào những ưu tiên trong chính sách và chương trình quốc gia về ATVSLĐ cũng như các thông tin liên quan đến ATVSLĐ của các DNVVN. Cần xem xét đến tính khả thi cũng như kinh nghiệm tốt của việc cung cấp dịch vụ cho các DNVVN mục tiêu. Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tại các địa phương hoặc các ngành đều có ích trong việc lựa chọn các doanh nghiệp thuộc nhóm mục tiêu.
1. Mục đích:
Mục đích của việc lựa chọn DNVVN mục tiêu là để khẳng định nhu cầu cấp thiết về ATVSLĐ và dự đoán mức độ khả thi của các hoạt động hỗ trợ phòng ngừa ban đầu trong DNVVN. Các dữ liệu và kinh nghiệm gần đây về ATVSLĐ trong địa phương hoặc ngành được tính đến. Việc lựa chọn các doanh nghiệp mục tiêu sẽ giúp xác định tiềm năng thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
2. Cách tiến hành:
– Việc lựa chọn các DNVVN mục tiêu được dựa trên những kinh nghiệm sẵn có. Cần xem xét mức độ cấp thiết và những tác động tích cực của các dịch vụ cũng như sự sẵn sàng sử dụng dịch vụ của các DNVVN.
– Thăm một vài doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp mục tiêu để khẳng định lại sự cấp thiết và tính khả thi của các dịch vụ đã đưa vào kế hoạch. Hơn nữa, cần xem xét các kinh nghiệm về ATVSLĐ trước đây của nhóm doanh nghiệp mục tiêu này
– Khẳng định các vấn đề chính về ATVSLĐ của các doanh nghiệp mục tiêu và thảo luận xem dịch vụ nào là hữu ích nhất.
– Nếu hợp lý, tổ chức hội thảo và tập huấn để tìm hiểu mức độ sẵn sàng cải thiện điều kiện lao động của các doanh nghiệp.
– Điều chỉnh thời gian cung cấp dịch vụ và đảm bảo rằng dịch vụ sẽ thúc đẩy hoạt động phòng ngừa ban đầu nhằm giải quyết các nguy cơ.
– Thống nhất với NSDLĐ của các doanh nghiệp về các dịch vụ sẽ được cung cấp theo kế hoạch tổng thể đã đặt ra.
3. Cách tăng cường:
– Nên tập hợp các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác nhau vào các nhóm nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm và sáng tạo trong thực hiện cải thiện tự nguyện
– Các nhà cung cấp dịch vụ cần trao đổi thông tin về sự sẵn sàng cải thiện điều kiện lao động của các doanh nghiệp.
– Tận dụng những liên hệ trước đây với DNVVN thông qua nhân viên hỗ trợ tham gia.
4. Một số gợi ý khác:
– Khi các nhóm mục tiêu đã được xác định, cố gắng điều chỉnh các dịch vụ sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh này là rất cần thiết nhằm khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp
– Trong các nhóm mục tiêu sẽ có một số doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đi đầu trong việc cải thiện, vì vậy nên tranh thủ sự thuận lợi này.
– Nên cung cấp thông tin về những kinh nghiệm tốt hiện có về ATVSLĐ thông qua các hình thức tờ rơi, bản tin hay các cuộc họp.
—————–
(Nguồn tin: Trích dẫn tài liệu- “Hướng dẫn thực hành Dịch vụ y tế lao động cơ bản và cải thiện điều kiện lao động trong các DNVVN”)