Yêu cầu của Hệ thống quản lý An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp OHSAS

Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:46(GMT +7)

Các yêu cầu của Hệ thống quản lý ATSKNN OHSAS bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

1. Các yêu cầu chung:

Mỗi DN cần phải thiết lập, chứng minh bằng tài liệu, thực thi, duy trì và cải tiến liên tục một Hệ thống quản lý ATSKNN phù hợp với các tiêu chuẩn OSHAS và xác định sự đáp ứng của nó với các yêu cầu.

2. Chính sách An toàn sức khỏe nghề nghiệp:

Cấp quản lý cao nhất của DN cần phải xác lập và phê chuẩn thi hành một chính sách ATSKNN và bảo đảm chúng thích hợp với bản chất và quy mô của nguy cơ; có cam kết phòng ngừa tổn thương và tổn hại sức khỏe và cải tiến liên tục; cam kết tuân thủ yêu cầu pháp luật; lập thành tài liệu; được truyền đạt cho mọi NLĐ…

3. Lập kế hoạch:

3.1. Nhận dạng mối nguy, đánh giá nguy cơ và xác định sự kiểm soát:

DN phải thiết lập, thi hành và duy trì quy trình nhận diện các mối nguy, kiểm soát nguy cơ… Phương pháp luận nhận dạng mối nguy phải được quy định cụ thể, chủ động và xác định ưu tiên, văn bản hóa các nguy cơ. Trước khi thực hiện một sự thay đổi cần phải nhận dạng mối nguy và nguy cơ về ATSKNN gắn liền với sự thay đổi của DN, của Hệ thống quản lý ATSKNN hoặc các hoạt động của chúng.

Khi xác định hoặc thay đổi biện pháp kiểm soát để làm giảm nguy cơ phải xem xét theo các cấp độ: loại trừ, thay thế, kiểm soát kỹ thuật, tín hiệu, cảnh báo hoặc kiểm soát hành chính, PTBVCN. Cần văn bản hóa, lưu giữ kết quả nhận dạng mối nguy, đánh giá nguy cơ và cập nhật biện pháp kiểm soát…; DN phải bảo đảm rằng, các nguy cơ về ATSKNN và biện pháp kiểm soát phải được xem xét khi thiết lập, thi hành và duy trì hệ thống quản lý ATSKNN.

3.2. Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác: DN cần phải thiết lập, thi hành và duy trì quy trình nhận biết và tiếp cận các yêu cầu pháp luật và yêu cầu ATSKNN khác… Các yêu cầu này phải được xem xét trong khi thiết lập, thi hành và duy trì Hệ thống quản lý ATSKNN; DN phải luôn cập nhật và truyền đạt thông tin về các yêu cầu này đến tận NLĐ…

3.3. Mục tiêu và các chương trình: DN cần phải thiết lập, thi hành và duy trì các mục tiêu ATSKNN bằng văn bản ở các bộ phận chức năng và các cấp thích ứng… Các mục tiêu phải đo lường được, phải nhất quán với chính sách ATSKNN… khi thiết lập và xem xét các mục tiêu phải xét đến yêu cầu của pháp luật, yêu cầu khác và các nguy cơ về ATSKNN… phải quan tâm đến các yêu cầu của trình độ công nghệ, tài chính, vận hành, kinh doanh và ý kiến các bên. DN cần phải thiết lập, thi hành và duy trì các chương trình để thực hiện mục tiêu, tối thiểu gồm: trách nhiệm, quyền hạn thực hiện, phương tiện, thời gian thực hiện.

4. Thực hiện và điều hành:

4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và quyền hạn:

Cấp quản lý cao nhất phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với ATSKNN và Hệ thống quản lý ATSKNN, đồng thời phải chứng minh các cam kết bằng: nguồn lực, xác định vai trò, trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và các quyền được giao và phải được văn bản hóa và được truyền đạt.

DN phải bổ nhiệm một thành viên thuộc cấp quản lý cao nhất có trách nhiệm riêng về ATSKNN và có cam kết để thực hiện trách nhiệm đó.

4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức: DN phải bảo đảm mọi người thực hiện nhiệm vụ tác động đến ATSKNN phải có năng lực được đào tạo thích hợp và phải lưu giữ hồ sơ liên quan. DN phải tìm ra các nhu cầu đào tạo gắn với các nguy cơ ATSKNN và Hệ thống quản lý ATSKNN, phải cung cấp, đánh giá hiệu quả để đáp ứng nhu cầu này. DN phải thiết lập, thi hành và duy trì các quy trình để làm cho NLĐ có nhận thức đầy đủ về hậu quả, lợi ích, vai trò trách nhiệm, ý nghĩa của việc bảo đảm sự phù hợp với chính sách, quy trình Hệ thống quản lý ATSKNN…

4.3. Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn: DN phải thiết lập, thi hành và duy trì các quy trình trao đổi thông tin nội bộ, với nhà thầu và khách, cũng như với các bên liên quan về các mối nguy hại ATSKNN và Hệ thống quản lý ATSKNN.

DN phải thiết lập, thi hành và duy trì các quy trình về sự tham gia của công nhân bằng việc huy động nhận dạng mối nguy, đánh giá nguy cơ, xác định biện pháp kiểm soát, điều tra sự cố, xây dựng xem xét chính sách và mục tiêu ATSKNN, tham vấn khi có sự thay đổi, cử đại diện và thông báo sự tham gia…

DN phải thiết lập, thi hành và duy trì các quy trình về sự tham vấn với các nhà thầu khi
có sự thay đổi ảnh hưởng tới ATSKNN và sự tham vấn với các bên liên quan bên ngoài khi thích hợp.

4.4. Hệ thống tài liệu: hệ thống tài liệu cho Hệ thống quản lý ATSKNN phải bao gồm: mục tiêu, chính sách, phạm vi và thành phần, sự tương tác cùng tài liệu tham chiếu của Hệ thống quản lý ATSKNN. Hệ thống tài liệu phải tương ứng với mức phức tạp, các mối nguy và nguy cơ liên quan và có tính hiệu lực, hiệu quả.

4.5. Kiểm soát tài liệu: DN phải thiết lập, thi hành và duy trì các quy trình để: phê chuẩn trước khi phát hành, xem xét, phê chuẩn lại, nhận biết sự thay đổi, trạng thái soát xét của tài liệu, cũng như bảo đảm sự dễ hiểu, dễ nhận biết và phải có sẵn tài liệu tại nơi cần sử dụng…

4.6. Kiểm soát vận hành: DN phải xác định các vận hành và hoạt động gắn với các mối nguy để kiểm soát và quản lý nguy cơ ATSKNN, phải thi hành và duy trì các kiểm soát về vận hành được áp dụng, được tích hợp vào Hệ thống quản lý ATSKNN; các kiểm soát đối với hàng hóa, thiết bị, dịch vụ liên quan đến nhà thầu, khách; các quy trình, chuẩn mực vận hành gắn với các mối nguy hại.

4.7. Sự sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp: DN phải thiết lập, thi hành và duy trì các quy trình để nhận dạng sự tiềm ẩn đối với các tình trạng khẩn cấp, ứng phó với nó và dự phòng hoặc giảm nhẹ các hậu quả ATSKNN bất lợi kèm theo. Khi lập kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp, DN phải xét đến nhu cầu của các bên liên quan, định kỳ diễn tập; đồng thời DN cần định kỳ xem xét, soát xét quy trình sẵn sàng và ứng phó khi cần thiết, đặc biệt sau khi diễn tập định kỳ và sau khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

5. Kiểm tra

5.1. Đo lường và giám sát thực hiện: DN phải thiết lập, thi hành và duy trì các quy trình để giám sát và đo lường việc thực hiện ATSKNN định kỳ. Các quy trình này phải cung cấp về : phương pháp đo, mức độ đáp ứng, hiệu lực kiểm soát, biện pháp thực hiện, dữ liệu và kết quả, kể cả đối với quy trình hiệu chuẩn và bảo quản thiết bị giám sát và đo lường nếu cần.

5.2. Đánh giá sự tuân thủ: DN phải thiếp lập, thi hành và duy trì các quy trình đánh giá định kỳ sự tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác

5.3. Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa:

Điều tra sự cố: DN phải thiết lập, thi hành và duy trì các quy trình để ghi chép, điều tra
và phân tích các sự cố để xác định hành động khắc phục; cơ hội cho hành động phòng ngừa; cho cải tiến liên tục; và trao đổi thông tin.

Sự không phù hợp, hành động khắc phục, phòng ngừa: DN phải thiết lập, thi hành và duy trì các quy trình xử lý những sự không phù hợp hiện hữu và tiềm ẩn để có các hành động khắc phục và phòng ngừa. Các quy trình phải xác định và khắc phục sự không phù hợp, xác định nguyên nhân và hành động tránh tái diễn, đánh giá hành động phòng ngừa, ghi lại và trao đổi thông tin kết quả và xem xét hiệu lực của các hành động. Biện pháp kiểm soát các mối nguy mới được nhận dạng phải được đánh giá nguy cơ trước khi thực hiện.

2.5.4. Kiểm soát hồ sơ: DN phải thiết lập và duy trì các hồ sơ để chứng minh sự phù hợp với yêu cầu của Hệ thống quản lý ATSKNN, tiêu chuẩn và kết quả đạt được; phải thi hành và duy trì các quy trình nhận dạng, lưu trữ, bảo vệ, sử dụng và hủy bỏ hồ sơ.

2.5.5. Đánh giá nội bộ: DN phải bảo đảm các cuộc đánh giá nội bộ của Hệ thống quản lý ATSKNN tiến hành theo thời biểu lập kế hoạch. Xác định sự phù hợp về quản lý, yêu cầu theo tiêu chuẩn; thực hiện, duy trì thích hợp và đáp ứng mục tiêu, chính sách của Hệ thống quản lý ATSKNN. Cung cấp thông tin, kết quả đánh giá cho cấp quản lý.

Quy trình đánh giá phải được thiết lập, thi hành và duy trì nhắm vào: trách nhiệm, năng lực, yêu cầu cho việc lập kế hoạch và tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả, lưu giữ hồ sơ; xác định tiêu chuẩn, phạm vi, tần xuất và phương pháp đánh giá. Lựa chọn chuyên gia đánh giá và tiến hành phải khách quan, công bằng.

6. Xem xét của lãnh đạo

Người đứng đầu phải xem xét Hệ thống quản lý ATSKNN theo kế hoạch, bảo đảm sự phù hợp liên tục, tương xứng, hiệu quả. Sự xem xét phải bao gồm đánh giá các ưu tiên cho cải tiến và thay đổi Hệ thống quản lý ATSKNN, kể cả chính sách và mục tiêu ATSKNN.

Đầu vào cho xem xét bao gồm: kết quả đánh giá nội bộ, đánh giá sự tuân thủ với yêu cầu pháp luật; kết quả tham gia, tham vấn; trao đổi thông tin; sự thực hiện ATSKNN; qui mô mục tiêu đáp ứng; tình trạng điều tra sự cố, hành động khắc phục, phòng ngừa; hành động theo các xem xét trước của lãnh đạo; thay đổi của tình trạng tài chính; các khuyến cáo để thực hiện.

Đầu ra phải đúng với cam kết của DN để cải tiến liên tục, gồm quyết định và hành động để thực hiện ATSKNN; chính sách và mục tiêu; nguồn lực và các thành phần khác của Hệ thống quản lý ATSKNN; được tạo ra khả năng tiếp cận cho trao đổi thông tin và tham vấn.


(Nguồn tin: Theo cuốn: Bảo hộ lao động, Nhà xuất bản lao động 2012)