Bạn đã tránh được ba loại chấn thương tại nơi làm việc?

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:49(GMT +7)

Trong cuộc sống làm việc hiện đại, trên cơ thể có ba bộ phận là những phần nhạy cảm dễ bị tác động nhất:

1. Mắt:

Mắt bị căng thẳng quá mức rất dễ có thể trở thành một vấn đề về lâu dài. Mệt mỏi, khô mắt, thiếu ánh sáng hoặc cách ngồi trước máy tính có thể gây nên chứng mỏi mắt.

Triệu chứng bao gồm viêm hoặc kích ứng mắt và khó tập trung. Để tránh điều này, để mắt xa khỏi màn hình khoảng 50 cm và thấp hơn tầm nhìn. Tránh ánh sáng chói và phản xạ ánh sáng gắt. Nên lắp thêm tấm chống lóa trên màn hình vi tính.

Nên sử dụng màn hình có thể điều chỉnh và xoay; bàn phím cũng nên chọn loại có thể điều chỉnh được.

2. Lưng:

Một trong những chấn thương tại nơi làm việc đã có từ lâu cho thấy sự phổ biến của loại chấn thương này đối với NLĐ làm việc chân tay.

Những lý do phổ biến nhất thường là căng, mòn hoặc rách cơ hay dây chằng, sai tư thế và căng thẳng. Phần lớn đều do nâng nhấc vật nặng mà không khom gối. Đây được coi là vấn đề tồi tệ nhất mà một người có thể gặp phải khi đang làm việc. Lưng không phải là một cơ và không thể thay thế, do đó việc điều trị luôn được coi trọng.

Đối với người làm việc văn phòng, những vấn đề về lưng vẫn được coi là một vấn đề có thể gặp phải. Ngồi sai tư thế trước máy vi tính trong nhiều giờ liền cũng sẽ gây ra các vấn đề về lưng. Cơ thể chỉ có thể chịu đựng được một tư thế trong một khoảng thời gian ngắn trước khi ta cảm thấy cần phải thay đổi tư thế làm việc.

3. Tay

Hội chứng quá sức (Occupational overuse syndrome – OOS) là một dạng chấn thương phổ biến thường xảy ra với các ngón tay, bàn tay, cổ tay và khuỷu tay. Chuyển động lặp đi lặp lại hoặc các tư thế khó là nguyên nhân gây ra triệu trứng này. Hội chứng quá sức cũng được biết đến như một dạng chấn thương do lao động gắng sức lặp đi lặp lại hay còn gọi là RSI (repetitive strain injury).

Các triệu chứng gồm sưng tấy, đau và cảm giác yếu các khớp. Các gân dễ bị tổn thương có thể do làm việc quá mức và sưng tấy do các thao các hoạt động lặp đi lặp lại như làm việc với bàn phím máy tính, làm việc trên dây truyền hay thậm chí là chơi một loại nhạc cụ nào đó.

Những người phải thao tác bằng tay nhiều khi làm việc, như thợ cắt tóc, nhạc công  hay nhân viên bưu điện có thể từng mắc phải hội chứng OOS. Các nghề nghiệp có nguy cơ bao gồm: công việc văn phòng ( đánh máy và thư ký); công việc tại các dây truyền sản xuất và đóng gói; những công việc tỉ mỉn như: khâu vá; và những công việc chân tay như thợ xây , thợ mộc …

Nếu bạn nghĩ mình đang có triệu trứng bị OOS, hãy báo cáo với người quản lý.  Tham khảo ý kiến của cán bộ phụ trách ATVSLĐ tại nơi làm việc để được tư vấn và hướng dẫn cách thay đổi và cải thiện công việc cũng như thiết kế chỗ làm việc phù hợp. Nên đi khám để được điều trị, tư vấn và giải đáp của bác sĩ chuyên khoa.

Ngày nay, mặc dù tất cá các công việc “có nguy cơ cao” đều đi kèm với các kế hoạch toàn diện về ATVSLĐ, nhưng vẫn còn tiềm ẩn những chấn thương mang tính lâu dài, trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là là đối với những người làm việc văn phòng. Nếu chúng ta không hiểu, có thể rất dễ tự làm bản thân bị chấn thương tại nơi làm việc.

Qua thời gian cho thấy, nếu tại nơi làm việc tổ chức công đoàn và đại diện của người lao động hoạt động tích cực, đóng góp vai trò lớn thì nơi đó tỉ lệ tổn thương và bệnh tật sẽ thấp hơn hẳn. Bởi khi tham gia tổ chức công đoàn, NLĐ có quyền được nói “không” khi cảm thấy sức khỏe không tốt và thiếu an toàn tại nơi làm việc. Từ những kinh nghiệm và kiến thức của tổ chức công đoàn, NLĐ có thể tạo nên những thay đổi nhằm xóa bỏ những nguy cơ kể trên.


(Nguồn tin: LabourStart)