Các yêu cầu nguyên tắc về khía cạnh máy và khía cạnh con người trong thiết kế và kết cấu các bộ phận che chắn

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:03(GMT +7)

Đây là các yêu cầu chung về thiết kế và kết cấu của các bộ phận che chắn được sử dụng chủ yếu để bảo vệ con người tránh các nguy hiểm về cơ khí. Các yêu cầu này được áp dụng cho bộ phận che chắn cố định và di động.

* VỀ KHÍA CẠNH MÁY

1.1 Quy định chung

Xem xét một cách thích hợp các khía cạnh dự đoán trước của môi trường và vận hành của máy trong thời gian tuổi thọ dự định của máy là cần thiết trong thiết kế và ứng dụng các bộ phận che chắn. Việc xem xét không đầy đủ các khía cạnh này có thể dẫn đến mất an toàn và không vận hành được của máy. Hậu quả là con người sẽ gây ra thất bại cho bộ phận che chắn được cung cấp và phơi ra trước các rủi ro lớn hơn.

1.2 Tiếp cận vùng nguy hiểm

Để giảm tới mức tối thiểu sự tiếp cận vùng nguy hiểm khi có thể, các bộ phận che chắn và máy phải được thiết kế để có thể thực hiện được việc điều chỉnh, bôi trơn và bảo dưỡng thường xuyên mà không phải mở hoặc tháo các bộ phận che chắn ra. Khi cần tiếp cận trong vùng được bảo vệ thì sự tiếp cận này phải được tự do và không bị cản trở. Sau đây là các lý do để tiếp cận:

– Chất tải và dỡ tải;

– Thay và chỉnh đặt dụng cụ:

– Đo, hiệu chuẩn và lấy mẫu;

– Quan sát quá trình;

– Bảo dưỡng và sửa chữa;

– Bôi trơn;

– Tháo vật liệu phế thải (Ví dụ, mảnh vụn, phoi kim loại, chất lỏng chảy tràn);

– Tháo bỏ vật cản;

– Làm sạch và vệ sinh.

1.3 Chứa các chi tiết bị phụt ra

Khi có rủi ro được dự đoán trước phụt ra các chi tiết từ máy (ví dụ như dụng cụ, chi tiết gia công bị vỡ), bộ phận che chắn phải được thiết kế và kết cấu từ các vật liệu thích hợp được lựa chọn sao cho có thể chứa được các vật phụt ra này.

1.4 Chứa các chất gây nguy hiểm

Khi có rủi ro được dự đoán trước phát ra các chất gây nguy hiểm từ máy (ví dụ như chất làm mát, hơi nước, khí, phoi kim loại, các tia lửa, vật liệu nóng hoặc nóng chảy, bụi), bộ phận che chắn phải được thiết kế để có thể chứa được các chất này và có thể cần phải có thiết bị thu hồi thích hợp

Nếu bộ phận che chắn là một bộ phận của hệ thống thu hồi thì chức năng này phải được xem xét trong thiết kế, lựa chọn vật liệu, kết cấu và định vị bộ phận che chắn.

1.5 Tiếng ồn

Khi có yêu cầu giảm tiếng ồn của máy, các bộ phận che chắn phải được thiết kế và kết cấu để đáp ứng yêu cầu giảm tiếng ồn trong khi bảo vệ tránh các mối nguy hiểm khác hiện diện ở máy. Các bộ phận che chắn hoạt động như các hàng rào cách âm phải có các mối nối được bít kín thích hợp để giảm sự phát ra tiếng ồn.

1.6 Bức xạ

Khi có rủi ro được dự đoán bị phơi ra trước bức xạ nguy hiểm, các bộ phận che chắn phải được thiết kế với vật liệu được lựa chọn thích hợp để bảo vệ con người tránh nguy hiểm. Các ví dụ bao gồm sử dụng lớp tráng men màu tối để ngăn ngừa tia sáng hàn hoặc loại bỏ các khe hở trong bộ phận che chắn bao quanh máy phát laser.

1.7 Nổ

Khi có rủi ro được dự đoán trước về phát nổ, các bộ phận che chắn phải được thiết kế để chứa hoặc làm tiêu tán năng lượng thoát ra theo hướng và cách an toàn (ví dụ như sử dụng các panen “giảm nhẹ vụ nổ”)

VỀ KHÍA CẠNH CON NGƯỜI

2.1 Quy định chung

Các khía cạnh hợp lý, dự đoán trước sự tương tác của con người với máy (ví dụ như khi chất tải, bảo dưỡng hoặc bôi trơn) phải được xem xét một cách phù hợp trong thiết kế và kết cấu các bộ phận che chắn.

2.2 Khoảng cách an toàn

Các bộ phận che chắn dùng để ngăn ngừa sự tiếp cận các vùng nguy hiểm phải được thiết kế, kết cấu và xác định vị trí để ngăn ngừa các bộ phận của cơ thể vươn tới các vùng nguy hiểm.

2.3 Kiểm soát sự tiếp cận vùng nguy hiểm

Khi có thể thực hiện được, các bộ phận che chắn di động phải được thiết kế và xác định vị trí sao cho trong quá trình vận hành bình thường chúng phải được ngăn ngừa không cho đóng cùng với người trong vùng nguy hiểm. Khi không thể thực hiện được yêu cầu này, phải sử dụng các biện pháp khác để ngăn ngừa không cho người ở trong vùng nguy hiểm mà không được phát hiện.

2.4 Sự quan sát

Để giảm tới mức tối thiểu nhu cầu phải tháo ra, các bộ phận che chắn phải được thiết kế và kết cấu để có thể quan sát được đầy đủ quá trình vận hành của chúng.

2.5 Khía cạnh ecgônômi

Các bộ phận che chắn phải được thiết kế và kết cấu có tính đến các nguyên tắc ecgônômi .

  • Kích thước và khối lượng

Các phần tháo được của bộ phận che chắn phải được thiết kế để có kích thước và khối lượng thích hợp để cho phép nâng, hạ, vận chuyển hoặc vận chuyển bằng tay phải được trang bị hoặc có khả năng được trang bị các dụng cụ kẹp chặt thích hợp để vận chuyển bằng cơ cấu nâng.

Các đồ gá kẹp hoặc phương tiện có thể là, ví dụ;

– Các thiết bị nâng tiêu chuẩn có các móc treo, các móc, bulông vòng, các lỗ có ren đơn giản dùng để cố định dụng cụ;

– Các thiết bị để ngoạm tự động có móc nâng khi không thể kẹp chặt được từ mặt đất;

– Thiết bị và dụng cụ nâng được tích hợp trong bộ phận che chắn;

– Chỉ báo trên bản thân bộ phận che chắn và trên một số chi tiết có thể di dời được của bộ phận che chắn hoặc trên thông tin cho sử dụng về giá trị khối lượng của chúng được tính bằng kilôgam (kg).

*  Lực vận hành

Các bộ phận che chắn di động hoặc các phần tháo ra được của bộ phận che chắn phải được thiết kế để cho phép dễ dàng trong vận hành.

Sự tuân thủ các nguyên tắc ecgônômi trong thiết kế các bộ phận che chắn đã góp phần làm tăng tính an toàn bằng cách giảm sự căng thẳng (stress) và sức lực của người vận hành. Yêu cầu này đã nâng cao hiệu suất và độ tin cậy của vận hành, do vậy giảm xác suất sai hỏng ở tất cả các giai đoạn sử dụng máy.

Lực vận hành có thể được giảm đi bằng cách sử dụng các cơ cấu như các lò xo, các đối trọng hoặc trụ chống khí nén.

Khi các bộ phận che chắn được vận hành bằng truyền động, chúng không được gây ra thương tích (ví dụ, do áp lực tiếp xúc, lực, tốc độ, các cạnh sắc). Khi bộ phận che chắn được lắp với cơ cấu bảo vệ tự động mở lại bộ phận che chắn thì lực để ngăn ngừa bộ phận che chắn đóng không được vượt quá 150 N. Động năng của bộ phận che chắn không được vượt quá 10 J. Khi không lắp cơ cấu bảo vệ này thì các giá trị của lực và động năng nêu trên giảm xuống tới 75 N và 4 J.

2.6 Sử dụng theo dự định

Ở một chừng mực nào đó có thể thực hiện được, các bộ phận che chắn phải được thiết kế có tính đến việc sử dụng đúng dự đoán trước và sử dụng sai hợp lý dự đoán trước.

(Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9059:2011)


(Nguồn tin: Nilp.vn)