Cần ứng phó với những nhiệm vụ công việc lặp đi lặp lại trước khi gặp chấn thương

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:49(GMT +7)

Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, nhiều người lao động phải trải qua những thay đổi về cách thức làm việc. Một số đang làm việc từ nhà, trong khi số khác vẫn tiếp tục thông báo tới nơi làm việc. Đối với những lao động này, thay đổi quy trình, gánh nặng công việc và nhịp độ công việc khác là hoàn toàn bình thường. Những chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại (RSIs) là nguy cơ xuất hiện ở bất cứ nơi làm việc nào; việc đưa ra các quy trình mới, thiết bị mới để đối phó với COVID-19 có thể tạo ra các điều kiện bổ sung và tăng thêm nguy cơ.

Chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại là gì?

Được biết tới như các rối loạn cơ xương khớp (MSDs), các chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại là những rối loạn gây đau đớn ảnh hưởng tới dây chằng, cơ, dây thần kinh và các khớp ở cổ, vùng lưng trên và thắt lưng, ngực, hai vai , hai cánh tay và bàn tay. Những rối loạn này do chuyển động lặp đi lặp lại khi thực hiện nhiệm vụ công việc gây ra như kẹp, uốn, xoắn và với.

Phối hợp các chuyển động này với các tư thế khó và các vị trí cơ thể cố định, lực quá mức tập trung vào các phần nhỏ của cơ thể, có thể dẫn đến hiện tượng rung và các chấn thương. Nhịp độ công việc nhanh cùng các khoảng nghỉ giải lao không đủ, ví dụ: khi công việc hoàn thành nhanh chóng hoặc nhiều gánh nặng hơn phải thực hiện cùng lúc để hỗ trợ tăng tốc thực hiện nhiệm vụ cũng có thể làm cho cơ thể trở nên căng thẳng.  Thậm chỉ ngay cả các yếu tố tâm lý xã hội như stress cũng đóng góp một vai trò nhất định. Stress có thể tăng lên khi người lao động cảm thấy họ cần phải bỏ qua giờ giải lao hoặc làm việc trong khoảng thời gian lâu hơn để đáp ứng được yêu cầu công việc, dẫn đến có ít thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Phản ứng stress phổ biến là căng cơ, đặc biệt ở phần trên của cơ thể và hai vai, góp phần vào những chấn thương tại các vùng cơ thể này.

Chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại cần thời gian để phát triển do vậy cần quan sát các dấu hiệu. Cổ tay đau, cứng khớp cổ hoặc tê ngón tay là những triệu chứng của chấn thương. Các triệu chứng thường phát triển từ từ và nếu không điều trị, tình trạng bệnh có thể không thể khắc phục được.

Thời gian qua, hướng dẫn và những yêu cầu ứng phó với đại dịch nghĩa là việc giới thiệu phương tiện bảo vệ cá nhân như găng tay vừa vặn và khẩu trang cho người lao động. Phương tiện bảo vệ cá nhân này có thể ảnh hưởng tới cách thức người lao động cầm nắm, sờ, nói chuyện và di chuyển đi lại. Trang bị, thiết kế và tập huấn phù hợp có thể giúp người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ này một cách an toàn và hiệu quả đồng thời giảm bớt nguy cơ chấn thương.

Loại bỏ nguy cơ

Đối với người sử dụng lao động, việc loại bỏ các nguy cơ tại nguồn là giải pháp hiệu quả nhất. Tập trung vào việc loại bỏ các quy ước làm việc lặp đi lặp lại thông qua những thay đổi về thiết kế công việc. Nếu có thể, các nhiệm vụ nên được tự động hóa bằng công nghệ và cơ giới hóa. Luân phiên các công việc và nhiệm vụ, phân bổ công việc đồng đều giữa các nhóm công nhân lao động cũng là một giải pháp. Nhiều người lao động sẽ được hưởng lợi từ việc tăng sự đa dạng nhiệm vụ công việc mà họ thực hiện do phải sử dụng các nhóm cơ khác nhau. Các nhiệm vụ mới và khác biệt có thể bao gồm việc thực hiện vệ sinh và khử khuẩn theo yêu cầu như một phần của việc phòng ngừa COVID-19.

Việc loại bỏ các quy ước lặp đi lặp lại không phải lúc nào cũng thực hiện được, do vậy người sử dụng lao động có thể áp dụng các chiến lược phòng ngừa khác. Điều chỉnh ecgonomic phù hợp với vị trí làm việc của người lao động. Nhiều nơi làm việc đã áp dụng rào chắn an toàn do dịch COVID-19. Bảo vệ người lao động thông qua cung cấp các công cụ và thiết bị hỗ trợ nhằm giảm bớt lực yêu cầu và tránh các tư thế không có lợi khi làm việc trong môi trường tiềm ẩn hạn chế. Điều chỉnh và cải thiện các thực hành công việc để tạo điều kiện cho người lao động cơ hội tập huấn, khoảng thời gian nghỉ ngơi và và đem lại cho họ nhiều cơ hội kiểm soát công việc của mình, nếu được, nhằm giảm bớt stress.

Phát triển một chương trình phòng ngừa bao gồm đào tạo người lao động về những biểu hiện và triệu chứng của các chấn thương này. Mặc dù tiến trình phát triển chấn thương khác nhau, cảm giác đầu tiên của cơn đau chính là tín hiệu các cơ và dây chằng cần được nghỉ và phục hồi. Nhiều người lao động tiếp tục làm công việc của mình trong thời gian diễn ra đại dịch, nhưng họ có thể làm việc với nhịp độ nhanh hơn, ở những điều kiện thay đổi hoặc với mức độ stress tăng cao hơn. Bất kỳ quy trình mới nào đều có các yếu tố nơi làm việc bổ sung cần phải xét đến khi nhận diện và phòng ngừa chấn thương lặp đi lặp lại. Nhiều trường hợp có thể được giải quyết khi nguồn gây ra chấn thương cho người lao động bị loại bỏ.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: ccohs.ca)