Chiếu sáng tốt – Năng suất lao động cao hơn – Phần 2
Những hoạt động thị giác đòi hỏi tập trung chú ý ở gần, liên tục sẽ có thể bớt căng thẳng hơn nếu nền quan sát không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây mất tập trung chú ý.
Khắc phục hoặc che bớt những yếu tố gây mất tập trung chú ý sẽ có tác dụng rất tốt về mặt hiệu quả công việc và an toàn lao động (Hình 5).
Một số người đang cần chăm chú lắp ráp sẽ bị mất tập trung chú ý vì những động tác của tay người khác ở đối diện. Có thể đưa ra một giải pháp là sử dụng một vách ngăn ở giữa bàn thao tác. Vách ngăn này phải đủ thấp để đảm bảo sự giao tiếp về mặt thị giác (Hình 6).
Nếu chi tiết làm việc có kích thước nhỏ và ở gần thì bố trí nền quan sát sáng hơn là rất quan trọng. Muốn phân biệt rõ đường viền các chi tiết phẳng thì nên dùng một tấm kính mờ hoặc nhựa khuếch tán ánh sáng và dùng bóng đèn hoặc dùng tấm phản xạ chiếu ánh sáng từ phía sau (Hình 7).
Tránh làm việc kéo dài trong một vùng ánh sáng đơn độc ở giữa phòng tối. Bởi vì làm như vậy con mắt phải luôn thích ứng lại mỗi khi ngước mắt ra khỏi điểm làm việc là chỗ chiếu ánh sáng rất mạnh. Kết cục là: mệt mỏi và năng suất lao động thấp.
Tìm cách bố trí lại nguồn sáng đúng chỗ
Bằng cách thay đổi vị trí các bóng đèn và hướng chiếu sáng tới đối tượng, có thể đảm bảo được độ thấy rõ mà không phải tăng độ rọi chiếu sáng. Hình 8 cho thấy cách bố trí lại ngồn sáng để đạt được độ thấy rõ tốt hơn.
Các hình từ 9 đến 11 cho thấy tầm quan trọng trong việc xác định hướng chiếu sáng thích hợp nhất nhằm:
– Làm nổi bật trên nền quan sát.
– Thể hiện rõ hình dạng của vật.
– Thể hiện lờp phủ bề mặt của vật.
– Dễ dàng nhìn thấy bất kì một dấu vết nào trên bề mặt của vật.
Thông thường chiếu sáng tốt nhất vẫn là để cho ánh sáng chiếu từ phía trên vai xuống. Song hướng ánh sáng thích hợp nhất còn tuỳ thộc vào chủng loại công việc và cách xắp xếp bề mặt làm việc. Dưới đây là một số ví dụ về các cách bố trí khác nhau trong thực tế dùng cho những bàn thao tác dài và hẹp có người làm việc ở hai bên:
Khi làm việc với các chi tiết phẳng hoặc nhỏ thì mép của các chụp đèn nên bố trí ở dưới tầm ngang của mắt (Hình 12).
Khi làm việc với những chi tiết có kích thước lớn thì nên bố trí cụm đèn chiếu sáng ở ngay bên trên đầu người và vuông góc với bàn thao tác (Hình 13).
Hình 14 cho thấy một cách thay đổi sự bố trí nói trên làm cho tỉ lệ ánh sáng chiếu tới từ phía trước ở bên tay trái người làm việc tăng lên.
Trong các trường hợp nêu trên, nên dùng cụm đèn chiếu sáng gồm 2 ống đèn huỳnh quang. Lắp hai công tắc trên mỗi cụm đèn để cho người làm việc có thể tự chọn lấy các mức độ chiếu sáng khác nhau.
Tránh xấp bóng
Xấp bóng làm cho khó làm việc hơn. Rất khó nhìn vào một bóng đổ (Hình 15) bởi vì mắt đã thích ứng với ánh sáng ở xung quanh rồi. Những bóng đổ rõ nét trên bề mặt làm việc là nguyên nhân gây ra chất lượng công việc kém, năng suất lao động thấp, căng thẳng, mỏi mắt và đôi khi là tai nạn.
Nhiều ý kiến được đề xuất sau đây sẽ giúp chúng ta tránh được hiện tượng xấp bóng. Nếu bạn đã làm những cải thiện ở một mục nào đó dưới đây thì có nghĩa là bạn đã có cố gắng làm giảm xấp bóng:
– Cửa sổ và cửa trời nhiều hơn và sạch sẽ hơn;
– Các bề mặt tường, trần, thiết bị máy móc có độ nhám và có mầu sáng;
– Bố trí sắp xếp, tránh những vùng xấp bóng
– Dùng các cụm đèn chiếu sáng cho các cụm thiết bị máy móc
– Dùng ánh sáng phản xạ để tránh chói loá
– Tránh để cho những vùng riêng rẽ được chiếu sáng quá chói
– Hướng ánh sáng thích hợp
– Còn có thể làm thêm một số việc khác nữa. Thí dụ có thể luôn luôn đảm bảo chất lượng chiếu sáng một cách khả quan bằng cách để cho 10 đến 40% ánh sáng chiếu lên phía trên. Làm như vậy, ánh sáng sẽ được phân tán đều hơn nhờ phản xạ từ trên trần nhà. (Trần nhà phải đủ thấp, được sơn phủ màu trắng và không bị che chắn).
Những lỗ hổng mở ở phía trên chụp đèn chiếu sáng công nghiệp (như hình 18) là để chiếu sáng lên trần nhà, thông gió cho đèn tốt hơn và giảm sự tích tụ bụi bẩn hơn là những chụp đèn làm kín phần trên.
Đối với chiếu sáng chung, thông thường đèn treo càng cao bao giờ cũng chiếu sáng đồng đều hơn và phân tán ánh sáng mạnh hơn.
Nếu chỉ dùng chiếu sáng nhân tạo thì khoảng cách giữa các đèn là hết sức quan trọng. Hình 19 chỉ dẫn cách tạo được điều kiện chiếu sáng đồng đều hơn.
Như đã nói ở phần đầu chương này, những yêu cầu ánh sáng đặc thù tại chỗ làm việc rất khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm công việc cũng như thị lực của từng người. Muốn dung hoà được những yêu cầu khác nhau này phải sử dụng các đèn chiếu sáng cục bộ. Bố trí hợp lý các đèn chiếu sang cục bộ chẳng những sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động mà còn có tác dụng hạ thấp chi phí cho chiếu sáng.
Bảo dưỡng định kỳ
Cho dù vừa lắp đặt xong một hệ thống chiếu sáng mới hoàn toàn, vẫn cần phải đặt ra một lịch bảo dưỡng thích hợp. Hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết được rằng nếu không được bảo dưỡng thì chỉ ít tháng sau giá trị độ rọi thực tế sẽ giảm xuống chỉ còn bằng nửa giá trị độ rọi ban đầu.
Một số nguyên nhân chính làm giảm độ rọi:
– Bụi hoặc những trầm tích khác tích tụ trên bóng đèn. Cần phải giám sát một chế độ lau chùi định kỳ cho các bóng đèn bởi vì bụi tích tụ tương đối chậm và đều đặn. Bụi có thể hấp thụ mất một tỉ lệ ánh sáng lớn và thường khó tránh khỏi. Bảng dưới đây cho thấy kiểu chao chụp đèn cũng làm cho sự khác nhau rất lớn. Nếu bạn quyết định sử dụng chao chụp đèn hoặc tấm phản xạ có phần trên bịt kín thì phải lau chùi hàng tháng.
Tháng |
||||
3 |
6 |
9 |
12 |
|
% độ rọi mất đi |
||||
Chao chụp kín ở phần trên |
18 |
25 |
35 |
40 |
Chao chụp hở ở phần trên |
8 |
15 |
12 |
18 |
– Công suất bóng đèn tròn và bóng đèn tuýp không ngừng giảm đi trong suốt thời gian sử dụng. Thí dụ, một bóng đèn tuýp có thể giảm đi 25 đền 30 phần trăm công suất ban đầu trước khi nó bị cháy hỏng. Chính vì vậy cần phải bố trí thay thế hàng loạt bóng đèn vào một thời điểm đã định. Những bóng đèn bị thay thế chưa phải là đã bị hỏng; có thể dùng chúng ở hành lang hoặc kho bãi ít sử dụng. Một số bóng khác được để dành để thay thế cho những bóng sớm bị cháy, hỏng ở lô bên cạnh.
– Bụi bẩn trên cửa sổ, cửa trời, trần và tường: Có thể tăng 20 phần trăm độ rọi hoặc hơn nữa nhờ lau chùi thường xuyên bên trong và bên ngoài cửa sổ. Lau chùi trần, tường và các bề mặt nội thất khác cũng rất quan trọng.
Tóm tắt- Các quy tắc chiếu sáng tốt hơn mà không phải tốn thêm tiền điện
– Tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên
– Tránh chói loá
– Chọn nền quan sát thích hợp
– Tìm cách bố trí lại nguồn sáng đúng chỗ
– Tránh xấp bóng
– Bảo dưỡng định kỳ.
—————————
Bài viết có liên quan
Chiếu sáng tốt – Năng suất lao động cao hơn – Phần 1
(Nguồn tin: Trích ấn phẩm “Năng suất lao động cao hơn và nơi làm việc tốt hơn”, tác giả J.E.Thurman, A.E.Louzine, K.Kogi)