Hướng dẫn tại nơi làm việc về đánh giá nguy cơ nhiễm COVID-19

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:49(GMT +7)

Hướng dẫn nhằm tiến hành đánh giá nguy cơ tại nơi làm việc từ đó nhận diện được những mối nguy liên quan đến lây nhiễm COVID-19. Coronavirus (SARS-CoV-2) gây ra căn bệnh COVID-19 được xem là nguy cơ sinh học. Các nguy cơ sinh học bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm men, nấm mốc và ký sinh trùng. Mục tiêu của hướng dẫn là hỗ trợ đánh giá được tình trạng có thể gây nguy cơ lây lan COVID-19 tại nơi làm việc và những biện pháp được áp dụng để giảm bớt rủi ro.

Đánh giá rủi ro

Nếu các hoạt động tại nơi làm việc đặt ra nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 thì người sử dụng lao động phải xác định được khả năng, tính chất, số lượng và quá trình người lao động tiếp xúc. Căn cứ vào các yếu tố kể trên, rủi ro đối với người lao động có thể được đánh giá, và các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro có thể được lập lế hoạch và triển khai thực hiện. Thông thường, mục tiêu của các biện pháp đánh giá rủi ro nhằm giảm bớt các nguy cơ ở một mức độ cho phép. Trong trường hợp dịch bệnh COVID-19, mục tiêu phải đạt được là không có ca nhiễm bệnh nào.

Đánh giá khả năng nguy cơ nhiễm bệnh

Trả lời các câu hỏi sau để đánh giá khả năng nhiễm bệnh tại nơi làm việc:

– Có ca nhiễm bệnh nào được biết tới ở nơi làm việc không?

– Nơi làm việc có nằm ở khu vực các ca nhiễm bệnh được quan sát thấy trong vòng 2 tuần qua không?

– Nơi làm việc của bạn có nằm ở khu vực không có nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhưng có người tại nơi làm việc đến từ các khu vực có nhiều ca nhiễm bệnh không?

– Không thể tổ chức (ví dụ: bằng các giải pháp không gian, định kỳ thời gian làm việc và làm việc từ xa) các điều kiện tại nơi làm việc với khoảng cách an toàn từ 1-2m có thể duy trì trong quá trình làm việc?

– Người lao động có gặp gỡ người khác trong các tình huống khoảng cách an toàn (1-2m) không thể được duy trì không?

– Người lao động có thể đi làm khi bị cảm cúm hoặc trước khi được biết về kết quả xét nghiệm của một người lao động có các triệu chứng của bệnh cúm không?

– Dịch tiết đường hô hấp của người khác có thể văng bắn lên mặt một người lao động không?

– Công việc yêu cầu phải nói to hoặc hoạt động khác có thể làm phát tán các giọt bắn xa hơn việc nói chuyện thông thường hay không?

– Có thể chia người lao động thành các nhóm để có thể duy trì được khoảng cách khi làm việc và trong giờ nghỉ hay không?

– Công việc có bao gồm những người lao động đi chuyển trong các điều kiện phải sử dụng mặt nạ theo khuyến cáo của Viện Sức khỏe và An sinh Phần Lan hay không? Ví dụ: công việc sử dụng phương tiện vận tải công cộng.

– Người lao động có phải có mặt tại nơi làm việc không? Nói cách khác, không có khả năng xảy ra trường hợp làm việc từ xa?

– Các cuộc họp và giờ nghỉ giải lao ở những khoảng không gian mà người tham dự có thể gặp gỡ nhau trực tiếp không?

– Mức độ vệ sinh tại nơi làm việc không tốt?

– Có phải điều hòa không khí công suất thấp không?

– Người lao động có phải đi công tác nước ngoài không?

– Nơi làm việc của bạn không có hướng dẫn về việc đi lại và người về từ nước ngoài phải không?

– Một số người lao động có tạm thời sống ở bên ngoài hoặc chia sẻ căn hộ hoặc phòng ở của họ không? Những người sống cùng có thường xuyên thay đổi người ở cùng phòng không?

– Nơi làm việc có thông lệ người trở về từ các nước có nguy cơ không bắt buộc phải tự cách ly?

– Công việc phải tiếp xúc với bụi làm tăng nhu cầu hắt hơi và ho đúng không?

– Có những công cụ sử dụng chung khi làm việc không thể được người sử dụng vệ sinh?

– Những lao động có nguy cơ tại nơi làm việc không được xác định với sự hỗ trợ của dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp hoặc bác sĩ hay công việc của họ không được tổ chức nên họ không phơi nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc?

Càng nhiều câu trả lời “có”, thì huy cơ nhiễm bệnh tại nơi làm việc của bạn càng cao và cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh mạnh mẽ hơn. Nếu khả năng phơi nhiễm COVID-19 tại nơi làm việc không đáng kể thì cần chú ý đến vệ sinh, khoảng cách an toàn và thông gió tốt kết hợp với hướng dẫn những lao động có triệu chứng bệnh tới bộ phận chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ đánh giá mức độ cần thiết tiến hành xét nghiệm COVID-19 và hướng dẫn người được xét nghiệm. Những biện pháp này sẽ ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm khác (ví dụ: bệnh cúm) và giảm bớt số trường hợp nghỉ làm do ốm đau, bệnh tật.

Các phương pháp làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh

– Cách thức cơ bản để loại bỏ các mối nguy hiểm hiện hữu là thông qua những phương pháp kỹ thuật và tổ chức.

– Nếu làm việc từ xa, tổ chức các không gian làm việc và lịch trình làm việc hoặc các phương pháp khác không dẫn đến mức độ rủi ro chấp nhận được, khẩu trang hay phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp có thể được sử dụng tại nơi làm việc. Những cách thức này có thể cần trong các trường hợp không thể duy trì một khoảng cách vật lý an toàn.

– Khi sử dụng khẩu trang và phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp cần lưu ý:

+ Sử dụng khẩu trang có thể không dẫn đến việc giảm các khoảng cách an toàn hoặc mức độ vệ sinh.

+ Việc sử dụng khẩu trang giúp giảm bớt phơi nhiễm giọt bắn. Các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (FFP2, FFP3) có thể được sử dụng dựa trên đánh giá rủi ro khi mục tiêu là bảo vệ người sử dụng phương tiện bảo vệ (đặc biệt trong những tình huống nguy cơ cao).

+Nếu người sử dụng lao động đưa ra yêu cầu sử dụng khẩu trang hoặc phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp thì yêu cầu đó phải được giám sát và tất cả người lao động phải được tập huấn sử dụng phù hợp.

+ Người lao động phải tuân thủ yêu cầu của người sử dụng lao động về việc đeo khẩu trang và phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.

+Người sử dụng lao động phải tính đến các tình huống nguy hiểm mà cá nhân người lao động không thể sử dụng phương tiện bảo vệ (ví dụ: ốm đau, bệnh tật). Chuyên gia tại các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp có thể hỗ trợ đánh giá các tình huống đặc biệt.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm sẵn có một số lượng khẩu trang hoặc phương tiện bảo vệ.

+ Bằng việc triển khai các biện pháp được mô tả ở phần hướng dẫn, bạn có thể tác động đến câu trả lời trong bảng câu hỏi (đúng => không đúng/có => không) và do vậy làm giảm rủi ro nhiễm bệnh.

Biên dịch: Bích Hà


(Nguồn tin: Finnish Institute of Occupational Health)