Kết quả đánh giá rủi ra an toàn và vệ sinh lao động tại 03 cơ sở khai thác và chế biến đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:27(GMT +7)

I. MỞ ĐẦU

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động và đề xuất áp dụng hệ thống quản lý phù hợp ở các cơ sở khai thác và chế biến đá” được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam giao cho Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động thực hiện trong 2 năm 2018-2019. Đề tài đã lựa chọn được phương pháp và xây dựng được quy trình đánh giá rủi ro áp dụng cho các cơ sở khai thác và chế biến đá. Đề tài đã áp dụng quy trình đánh giá rủi ro tại 03 cơ sở khai thác và chế biến đá ở Thanh Hoá và Ninh Bình, bao gồm: công ty TNHH chế biến đá tự nhiên Nam Thái Sơn, công ty CP Phú Thắng và doanh nghiệp tư nhân Tuấn Thành. 

Công ty TNHH chế biến đá tự nhiên Nam Thái Sơn và công ty CP Phú Thắng cùng khai thác các mỏ đá xanh ở xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Sản phẩm chính của cả 2 công ty này là các loại đá ốp, lát sử dụng trong các công trình xây dựng và giao thông; sản phẩm phụ là các loại đá xây dựng. Công ty Nam Thái Sơn sử dụng công nghệ khoan, nổ mìn và tách đá khối từ đá nguyên khai, trong khi đó, công ty Phú Thắng lại sử dụng công nghệ cắt đá bằng dây kim cương để khai thác đá khối. Công nghệ chế biến đá khối thành đá ốp, lát của cả 2 cơ sở là giống nhau, bao gồm các công đoạn: xẻ, cắt, bào, mài, đánh bóng, băm, lò quay đá mẻ… Bìa và đá thải loại trong quá trình khai thác và chế biến được thu gom và vận chuyển về khu vực nghiền sàng để sản xuất đá xây dựng. Tổng số lao độngcủa công ty Nam Thái Sơn là 101 người, lao động nữ là 30, lao động thời vụ chiếm 5%; trong khi đó tổng số lao động của công ty Phú Thắng là gần 190 người, lao động nữ là 20.

Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Thành khai thác đá ở mỏ đá tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Doanh nghiệp sử dụng công nghệ khai thác đá lộ thiên bằng nổ mìn phá đá, chế biến các loại đá xây dựng bằng hệ thống nghiền sàng. Ngoài ra doanh nghiệp còn tuyển lựa đá khối phục vụ cho làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân với số lượng ít. Tổng số lao động của doanh nghiệp là 50 người.

Đề tài đã triển khai áp dụng quy trình đánh giá rủi ro ATVSLĐ của đề tài tại 3 cơ sở nêu trên.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

2.1. Đối tượng đánh giá

            Đối tượng đánh giá là các vị trí làm việc của NLĐ tại 03 cơ sở khai thác và chế biến đá đã được lựa chọn ( Bảng 1).

               Bảng 1. Tổng hợp các vị trí làm việc trong dây chuyền sản xuất

TT

Vị trí công việc

Nam Thái Sơn

Phú Thắng

Tuấn Thành

Yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ

Số lượng vị trí

Số lượng LĐ tại vị trí

Số lượng vị trí

Số lượng LĐ tại vị trí

Số lượng vị trí

Số lượng LĐ tại vị trí

KV khai thác

1

Vận hành máy khoan tay

4

1

10

1

3

1

2

Vận hành máy khoan tự hành KY 125

0

3

3

3

3

Có

3

Vận hành máy xúc gầu

3

1

7

1

2

1

4

Máy cắt đá bằng dây kim cương

0

9

2

0

Không

5

Máy búa thuỷ lực

0

1

1

1

1

Có

6

Lái xe tải

4

1

6

1

7

1

Không

7

Nổ mìn

1

3

0

1

3

8

Thủ kho vật liệu nổ

1

1

0

1

1

KV chế biến đá xẻ

9

Vận hành máy xẻ đá

6

2

25

2

0

10

Vận hành máy cắt đá

9

1

30

1

0

11

Vận hành máy mài đá

15

1

15

1

0

12

Vận hành máy băm đá

4

1

1

0

13

Vận hành máy bào đá

2

2

0

0

14

Máy bào và đánh bóng

0

2

5

0

Có

15

Vận hành lò quay đá mẻ

2

1

0

Không

16

Mài cát thủ công

2

1

0

0

Không

17

Vận hành xe nâng

1

1

5

1

0

Có

KV nghiền sàng

18

Vận hành tổ hợp máy nghiền sàng

1

1

1

1

1

2

19

Vận hành máy xúc gầu

2

1

7

1

1

1

20

Máy xúc lật

0

0

1

1

1

Có

21

Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị

1

2

1

5

1

3

2.2. Phương pháp đánh giá

2.2.1. Đối với các mối nguy về an toàn lao động

Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro định tính. Ma trận xác định rủi ro 5×5. Tiêu chí xác định mức nghiêm trọng, khả năng xảy ra TNLĐ và ma trận xác định mức rủi ro được cho ở Bảng 1, 2 và 3 của bài báo trước [1], [2].

2.2.2. Đối với các mối nguy về sức khoẻ

Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro nửa định lượng của Viện khoa học ATVSLĐ, được xây dựng trên cơ sở phương pháp đánh giá của LB Nga và các quy chuẩn về vệ sinh lao động hiện hành của Việt Nam. Mức rủi ro được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá phân loại ĐKLĐ [1],[2].

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Kết quả

Trong đánh giá rủi ro, sử dụng số liệu MTLĐ [3] và các QCVN [4],[5].

Kết quả đánh giá rủi ro ATVSLĐ tại 03 cơ sở khai thác và chế biến đá được phân loại thành 5 loại, sắp xếp theo thứ tự từ mức rủi ro cực cao, rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp, cực thấp. Trong các bảng kết quả đánh giá rủi ro 2.1, 2.2, 2.3 sau đây, thì: NTS là tên viết tắt của công ty Nam Thái Sơn; PT – công ty Phú Thắng và TT – doanh nghiệp tư nhân Tuấn Thành; dấu (X) là mức rủi ro tương ứng với mức ghi trong tiêu đề của bảng; dấu (-) là mức rủi ro khác với mức ghi trong tiêu đề của bảng; 0 là không có công việc tương ứng ở cơ sở.

3.1.1. Các mối nguy có mức rủi ro cực cao và rất cao

Mối nguy vi khí hậu tại hầu hết các vị trí làm việc ở cả 3 cơ sở sản xuất đều có mức rủi ro rất cao và cực cao (Nam Thái Sơn: 15/16 vị trí; Phú Thắng: 15/15 vị trí và Tuấn Thành: 9/10 vị trí). Duy nhất vị trí thủ kho vật liệu nổ có mức rủi ro cao do công việc nhẹ nhàng hơn (loại 1) và làm việc trong nhà.

3.1.2. Các mối nguy có mức rủi ro cao

            07 mối nguy tại các vị trí làm việc tương ứng có mức rủi ro “cao” được tổng hợp trong Bảng 2.

  Bảng 2.  Các mối nguy có mức rủi ro cao

TT

Mối nguy

Công việc

NTS

PT

TT

1

Sụt lở/dịch chuyển đất đá

Nổ mìn

X

0

X

Vận hành máy xúc gầu (khu vực khai thác)

X

Lái xe tải (khu vực khai thác

X

2

Mìn nổ do không kiểm soát được

Nổ mìn

X

0

X

3

Ngã từ độ cao

Vận hành máy khoan tay

X

X

X

4

Cháy vật liệu nổ

Thủ kho vật liệu nổ

X

0

X

5

Va chạm với bộ phận chuyển động của máy (đĩa cưa)

Vận hành máy cắt đá

X

X

0

6

Tiếng ồn

Vận hành máy khoan tay

X

Vận hành máy khoan tự hành

X

Vận hành máy búa thuỷ lực

0

X

X

Vận hành máy xẻ đá

X

X

0

Vận hành máy cắt đá

X

X

0

Vận hành máy băm đá

X

X

0

Vận hành tổ hợp nghiền sàng

X

7

Rung toàn thân

Vận hành xe nâng

X

X

0

Vận hành máy xúc gầu (khai thác)

X

X

X

Vận hành máy xúc lật (nghiền sàng)

X

X

X

Vận hành máy búa thuỷ lực

0

X

X

3.1.3. Các mối nguy có mức rủi ro trung bình:

            16 mối nguy tại các vị trí làm việc tương ứng có mức rủi ro trung bình được tổng hợp trong Bảng 3.

Bảng 3. Các mối nguy có mức rủi ro trung bình

TT

Mối nguy

Công việc

NTS

PT

TT

1

Ngã từ độ cao

Vận hành tổ hợp nghiền sàng

X

X

X

Vận hành máy khoan tự hành

0

X

X

Vận hành máy cắt đá bằng dây kim cương

0

X

0

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

X

X

2

Va chạm với bộ phận chuyển động của máy (đĩa cưa)

Vận hành máy xẻ đá

X

X

0

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

X

X

3

Tiếng ồn

Vận hành máy khoan tay

X

X

Vận hành máy khoan tự hành

0

X

Vận hành máy xúc gầu (khai thác)

X

X

X

Lái xe tải

X

X

X

Vận hành lò quay đá mẻ

X

0

0

Máy mài đá

X

X

0

Vận hành máy bào đá

X

X

0

Mài cát thủ công

X

0

0

Vận hành tổ hợp nghiền sàng

X

X

Vận hành máy xúc gầu (nghiền sàng)

X

X

0

Vận hành máy xúc lật

0

0

X

4

Rung toàn thân

Lái xe tải

X

X

X

Vận hành máy xẻ đá

X

X

0

Vận hành máy băm đá

X

X

0

Vận hành lò quay đá mẻ

X

0

0

Mài cát thủ công

X

0

0

5

Vi khí hậu

Thủ kho VLN

X

0

6

Vật  thể rơi do mang vác, nâng nhấc bằng tay

Vận hành máy khoan tay

X

X

X

Vận hành máy cắt đá, mài đá, máy băm đá, mài cát thủ công.

X

X

X

7

Trơn trượt, trượt ngã

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

X

X

8

Vật  thể rơi do nâng nhấc, vận chuyển bằng máy

Vận hành máy xúc gầu (BP khai thác)

X

X

X

Lái xe tải

X

X

X

Vận hành máy xẻ đá

X

X

0

Vận hành xe nâng

X

X

0

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

X

X

9

Cắt, kẹp do dụng cụ gây ra

Vận hành máy xẻ đá

X

X

0

10

Vật thể bay, văng bắn

Vận hành tổ hợp nghiền sàng

X

X

X

Vận hành máy cắt đá bằng dây kim cương

0

X

0

11

Bị kẹt bên trong hay giữa các vật thể/chi tiết (kẹt giữa dây cua roa và puly)

Vận hành máy mài đá

X

X

0

Vận hành máy băm đá

X

X

0

Vận hành tổ hợp nghiền sàng

X

X

X

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

X

X

12

Điện giật

Vận hành máy xẻ đá

X

X

0

Vận hành máy cắt đá

X

X

0

Vận hành máy mài đá

X

X

0

Vận hành máy băm đá

X

X

0

Vận hành máy bào đá

X

X

0

Vận hành lò quay đá mẻ

X

0

0

Vận hành tổ hợp nghiền sàng

X

X

X

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

X

X

13

Tai nạn do phương tiện gây ra

Lái xe tải

X

X

X

Điều khiển máy xúc (BP khai thác + BP nghiền sàng)

X

X

X

Vận hành xe nâng

X

X

0

Vận hành máy búa thuỷ lực

0

X

X

Vận hành máy xúc lật (BP nghiền sàng)

0

0

X

14

Bụi silic

Vận hành máy khoan tay (khai thác)

X

X

X

Lái xe tải (BP khai thác)

X

Vận hành nghiền sàng

X

X

X

Vận hành máy xúc gầu (BP khai thác)

X

Vận hành máy xúc gầu (BP nghiền sàng)

X

X

0

Vận hành máy xúc lật (BP nghiền sàng)

0

0

X

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

15

Mức nặng nhọc

Vận hành máy khoan tay/khoan tự hành

X

X

X

Vận hành máy xúc gầu (khai thác)

X

X

X

Lái xe tải

X

X

X

Vận hành máy búa thuỷ lực

0

X

X

Vận hành máy xẻ đá

X

X

0

Vận hành máy cắt đá

X

X

0

Vận hành máy mài đá

X

X

0

Vận hành máy băm đá

X

X

0

Vận hành máy bào đá

X

X

0

Mài cát thủ công

X

0

0

Vận hành máy xúc gầu (nghiền sàng)

X

X

0

Vận hành máy xúc lật

0

0

X

16

Mức căng thẳng

Nổ mìn

X

0

X

3.1.4. Các mối nguy có mức rủi ro thấp:

            Có 09 mối nguy tại các vị trí làm việc tương ứng có mức rủi ro thấp được tổng hợp trong Bảng 4

Bảng 4 . Các mối nguy có mức rủi ro thấp

TT

Mối nguy

Công việc

NTS

PT

TT

1

Trơn trượt, trượt ngã

Vận hành máy khoan tay

X

X

X

Vận hành máy khoan tự hành

0

X

X

Vận hành máy cắt đá, mài đá, máy băm đá, mài cát thủ công.

X

X

0

Vận hành lò quay đá mẻ

X

0

0

2

Vật  thể rơi do mang vác, nâng nhấc bằng tay

Vận hành máy bào đá                  

X

X

0

Vận hành lò quay đá mẻ

X

0

0

Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị

X

X

X

3

Vật  thể rơi do nâng nhấc, vận chuyển bằng máy

Vận hành xe nâng

X

X

0

Vận hành máy xúc gầu (nghiền sàng)

X

X

0

Vận hành máy xúc lật

0

0

X

4

Cắt, kẹp do dụng cụ gây ra

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

X

X

5

Bụi silic

Vận hành máy khoan tự hành (để luồn dây kim cương)

0

X

X

Vận hành máy búa thủy lực

0

X

X

6

Tiếng ồn

Vận hành máy cắt đá bằng dây kim cương

0

X

0

Vận hành xe nâng

X

X

0

Sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị

X

X

7

Rung động

Vận hành máy khoan tay

X

X

X

Vận hành máy khoan tự hành

0

X

X

Vận hành máy cắt đá

X

X

0

Vận hành máy bào đá

X

X

0

Vận hành máy mài đá

X

X

0

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

X

X

8

Mức nặng nhọc

Vận hành lò quay đá mẻ

X

0

0

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị

X

X

X

9

Mức căng thẳng

Vận hành tổ hợp nghiền sàng

X

X

X

Sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị

X

X

X

3.1.5. Các mối nguy có mức rủi ro rất thấp và cực thấp

            Các mối nguy còn lại tại các vị trí làm việc tương ứng, không được đề cập tới trong các bảng 2, 3,4 có mức rủi ro rất thấp và cực thấp. Về nguyên tắc, các mối nguy này không đòi hỏi bổ sung thêm bất kỳ BPKS nào mà chỉ cần duy trì các BPKS hiện có, nên không được đề cập tới trong bài.

3.2. Bàn luận

Từ kết quả đánh giá rủi ro, có thể bàn luận về một số mối nguy chính xuất hiện trong hoạt động khai thác và chế biến đá như sau:

– Vi khí hậu: Mức rủi ro do vi khí hậu gây ra được xác định trên cơ sở chỉ số nhiệt tam cầu, tính đến tác động đồng thời của các thông số vi khí hậu, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió và nhiệt bức xạ mặt trời, tới căng thẳng nhiệt mà người lao động phải gánh chịu. Theo số liệu thống kê khí tượng của địa phương (Thanh Hoá, Ninh Bình) thì trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến hết tháng 9 hàng năm, nhiệt độ không khí dao động trong khoảng từ 26,4 đến 30,6 0C và độ ẩm từ 74 đến 87%. Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ có thể vượt 35 0C và cao hơn. Các thông số nhiệt độ và độ ẩm của địa phương quyết định điều kiện vi khí hậu tại vị trí làm việc của các cơ sở khai thác và chế biến đá bởi vì hầu hết các hoạt động sản xuất đều xảy ra ở ngoài trời hoặc dưới mái che nhưng có rất ít hay không có tường bao che. Kết quả đánh giá rủi ro cho thấy, vào những ngày nắng nóng của mùa Hè-Thu thì vi khí hậu là mối nguy có mức rủi ro cao nhất. Khí hậu nóng ẩm ở Ninh Bình, Thanh hoá nói riêng và ở miền Bắc nói chung, với đặc trưng là nhiệt độ, độ ẩm cao, kết hợp với bức xạ mặt trời lớn đã tạo nên điều kiện vi khí hậu cực kỳ khắc nghiệt tại chỗ làm việc, đặc biệt, đối với người lao động làm việc ngoài trời. Nắng nóng có thể gây nên một số hội chứng về sức khoẻ như chuột rút, kiệt sức do mất nước (hay say nắng), nặng hơn có thể gây sốc nhiệt, dẫn đến tử vong. Hiện nay, các cơ sở chưa nhận thức đúng và đầy đủ về mức độ nguy hiểm của mối nguy vi khí hậu, đồng thời, cũng không có số liệu thống kê về các trường hợp say nắng, sốc nhiệt đã xảy ra. Kết quả đánh giá này là sự cảnh báo cần thiết giúp các cơ sở khai thác và chế biến đá tại địa phương diện được và chủ động áp dụng các BPKS tương ứng nhằm giảm thiểu rủi ro sức khoẻ đối với người lao động trong những ngày nắng nóng.

– Sụt lở/dịch chuyển đất đá, nổ mìn do không kiểm soát được, cháy vật liệu nổ: Nguyên nhân chính của sụt lở/dịch chuyển đất đá được xác định là do sự mất ổn định của khối đá tại mái dốc (khối đá có thể bị chia tách bởi hệ thống kẽ nứt định hướng hay bị cắt rời bởi các đứt gãy địa chất hoặc hình thành theo thời gian do quá trình phong hoá). Vì vậy, khảo sát cấu trúc địa chất của mỏ, thiết kế mỏ an toàn,đảm bảo các thông số kỹ thuật của tầng khai thác và trình tự khai thác là các điều kiện tiên quyết để hạn chế tối đa khả năng xảy ra sụt lở/dịch chuyển đất đá. Các tác động tới lớp đất đá trong quá trình khai thác (như nổ mìn, bốc xúc đất đá) hay sự thay đổi đột ngột của cấu trúc lớp đất đá do mưa lớn kéo dài có thể là nguyên nhân trực tiếp cuối cùng dẫn đến sụt lở/dịch chuyển đất đá. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng chất nổ còn xuất hiện mối nguy mìn nổ do không kiểm soát được và cháy vật liệu nổ. Kết quả đánh giá rủi ro cho thấy, tại các cơ sở sử dụng công nghệ khai thác bằng nổ mìn thì những mối nguy như sụt lở/dịch chuyển đất đá, cháy vật liệu nổ và nổ mìn không kiểm soát luôn có mức rủi ro cao (công ty Nam Thái Sơn và doanh nghiệp Tuấn Thành). Trong khi đó, tại các cơ sở sử dụng công nghệ cắt đá bằng dây kim cương thì các mối nguy này được loại bỏ (công ty Phú Thắng) do không sử dụng chất nổ. Công nghệ cắt đá bằng dây kim cương trong các cơ sở khai thác và chế biến đá xẻ không những nâng cao được hiệu quả khai thác (ít đá thải loại), chất lượng đá tảng (không bị nứt, vỡ) mà còn loại bỏ được một số mối nguy do không phải bảo quản, vận chuyển và sử dụng chất nổ. Điều này thúc đẩy xu hướng các cơ sở khai thác và chế biến đá xẻ chuyển đổi sang công nghệ khai thác đá bằng cắt dây kim cương;

– Ngã từ độ cao: Nguy cơ ngã từ độ cao có thể xảy ra đối với các công nhân vận hành máy khoan tay, máy khoan tự hành, tổ hợp nghiền sàng, máy cắt đá bằng dây kim cương và sửa chữa bảo dưỡng máy/thiết bị.Tại tất cả các vị trí làm việc trên cao này đều không có lan can bảo vệ, không có dây đai an toàn. Công nhân vận hành máy khoan tay, làm việc trong điều kiện địa hình dốc/cheo leo, mặt bằng hẹp, khả năng xảy ra ngã cao hơn nên chịu mức rủi ro cao; trong khi đó, công nhân vận hành máy khoan tự hành, tổ hợp nghiền sàng, máy cắt đá bằng dây kim cương, sửa chữa máy/thiết bị chịu mức rủi ro trung bình.

– Va chạm với bộ phận chuyển động của máy: Mối nguy va chạm với bộ phận chuyển động của máy (đĩa cưa) phát sinh ở cả máy xẻ đá và cắt đá, nhưng có mức rủi ro khác nhau. Công nhân vận hành máy cắt chịu mức rủi ro cao do phải dùng tay đẩy tấm đá về phía đĩa cưa trong quá trình cắt đá, dễ mất đà và đưa tay vào đĩa cưa. Trong khi đó, ở máy xẻ, công nhân sử dụng tời đưa khối đá vào vị trí, cố định khối đá, rồi ấn nút điều khiển máy xẻ,đĩa cưa tự động dịch chuyển về phía khối đá và xẻ đá, vì vậy, chỉ chịu mức rủi ro trung bình.

– Tiếng ồn: Hầu hết các máy/thiết bị được sử dụng ở cả 2 khu vực khai thác và chế biến đá (chế biến đá xẻ và nghiền sàng) đều phát sinh tiếng ồn. Công nhân vận hành máy búa thuỷ lực, xẻ đá, cắt đá, băm đá chịu mức rủi ro cao (mức ồn tương đương từ 96 đến 105 dBA); trong khi đó, công nhân vận hành máy xúc gầu, xúc lật, lò quay đá, mài đá, bào đá, mài đá thủ công và lái xe tải chỉ chịu mức rủi ro trung bình (mức ồn tương đương từ 91 đến 95 dBA). Công nhân vận hành máy khoan tay, khoan tự hành và tổ hợp nghiền sàng ở công ty Phú Thắng chịu mức rủi ro cao, còn ở công ty Nam Thái Sơn và Tuấn Thành chỉ chịu mức rủi ro trung bình. Điều này có thể được giải thích bởi sự khác nhau của chất lượng máy và chế độ bảo hành máy ở 2 cơ sở, dẫn đến mức ồn khác nhau. Tại một số vị trí làm việc khác như vận hành máy cắt đá bằng dây kim cương, lái xe nâng, sửa chữa bảo dưỡng máy/thiết bị, thì rủi ro do tiếng ồn gây ra chỉ ở mức thấp.

– Rung động: Rung toàn thân cũng là mối nguy xuất hiện ở hầu hết các máy/thiết bị sử dụng trong khai thác và chế biến đá. Công nhân vận hành xe nâng, máy xúc gầu, xúc lật, búa thuỷ lực chịu mức rủi ro cao, trong khi đó, công nhân lái xe tải, vận hành máy xẻ đá, băm đá, quay đá mẻ, mài đá thủ công chịu mức rủi ro trung bình, còn công nhân vận hành máy khoan tay, khoan tự hành, cắt đá, mài đá, sửa chữa máy/thiết bị chịu mức rủi ro thấp. Cần lưu ý rằng, rủi ro do rung toàn thân gây ra được đánh giá theo 3 nhóm máy/thiết bị (là: vận chuyển, vận chuyển-công nghệ và công nghệ) theo 3 thang đánh giá khác nhau.Ví dụ, mức rung ở sàn xe tải (124,3 dB) lớn hơn mức rung ở sàn xe nâng (123,2 dB) , nhưng mức rủi ro đối với lái xe tải (trung bình) lại thấp hơn mức rủi ro đối với lái xe nâng (cao). Tại một số vị trí khác như khoan tay, khoan tự hành, máy cắt, máy mài, máy bào, sửa chữa bảo dưỡng máy/thiết bị, thì rủi ro chỉ ở mức thấp.

– Tai nạn do phương tiện gây ra: Nhiều phương tiện như xe tải, xe nâng, máy xúc gầu, xúc lật và búa thuỷ lực trong quá trình làm việc và di chuyển có nguy cơ gây tai nạn cho chính bản thân người điều khiển và những người làm việc xung quanh.Công nhân được cảnh báo giữ khoảng cách an toàn đối với phương tiện đang làm việc. Tuy nhiên, điều kiện địa hình dốc, cua gấp, khuất tầm nhìn… có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Mức rủi ro được đánh giá là trung bình.

– Điện giật: Mối nguy điện giật phát sinh chủ yếu ở khu vực chế biến đá (chế biến đá xẻ và nghiền sàng) nơi có nhiều máy/thiết bị sử dụng điện. Rủi ro điện giật ở các máy xẻ đá, cắt đá, băm đá, mài đá, bào đá, lò quay đá, nghiền sàng và sửa chữa bảo dưỡng máy/thiết bị đều được đánh giá ở mức trung bình.

– Bị kẹt bên trong hay giữa các bộ phận của máy: Tại các vị trí máy cắt, máy mài, máy băm, máy nghiền sàng, bảo dưỡng sửa chữa máy/thiết bị, công nhân có nguy cơ bị cuốn/kẹt tóc vào giữa puly và dây cua roa do kết cấu bao che không kín, bị trượt chân rơi vào giữa các trục nghiền của máy kẹp hàm…. Rủi ro được đánh giá là mức trung bình.

– Vật thể bay, văng bắn: Công nhân vận hành máy cắt đá bằng dây kim cương có nguy cơ bị dây kim cương đứt, văng vào người. Công nhân vận hành máy nghiền sàng, lái máy xúc khu vực nghiền sàng có nguy cơ bị đá văng từ máy kẹp hàm vào người. Rủi ro được đánh giá là mức trung bình.

– Bụi silic: Hoạt động khai thác và chế biến đá phát sinh bụi với hàm lượng silic dao động trong khoảng 2,7-3,7%. Mức rủi ro do bụi gây ra được đánh giá dựa trên nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp tại chỗ làm việc. Kết quả đo đạc cho thấy, nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp tại các vị trí làm việc phát sinh nhiều bụi của 10 cơ sở được khảo sát nằm trong khoảng từ 1,1 đến 4 lần giới hạn cho phép theo QCVN 02:2019/BYT, và mức rủi ro tương ứng được đánh giá từ thấp đến trung bình. Công nhân vận hành máy khoan tay, lái xe tải, máy xúc gầu, máy xúc lật, máy nghiền sàng và sửa chữa máy/thiết bị chịu mức rủi ro trung bình, trong khi đó, công nhân vận hành máy khoan tự hành, búa thuỷ lực chỉ chịu mức rủi ro thấp. Một số nguyên nhân sau đây có thể làm giảm nhẹ mức phơi nhiễm bụi của người lao động: thứ nhất, ở khu vực khai thác đá và khu vực nghiền sàng, không gian rộng, lại có gió tự nhiên, nên bụi phát sinh khuếch tán nhanh vào không khí xuôi theo chiều gió; công nhân có ý thức chọn vị trí, tư thế làm việc để hạn chế phơi nhiễm; thứ hai, ở khu vực chế biến đá xẻ, trang bị hệ thống tưới nước dập bụi tại nguồn, nên lượng bụi còn lại phát tán vào không khí không nhiều.

– Vật thể rơi do nâng nhấc, vận chuyển: Tại các vị trí như: vận hành máy khoan tay, máy cắt, máy mài, máy băm đá, máy bào, lò quay đá, mài đá thủ công, bảo dưỡng sửa chữa máy/thiết bị, công nhân phải nâng nhấc/vận chuyển máy/đá bằng tay, thì mối nguy vật thể rơi là hiện hữu. Đối với công nhân vận hành máy khoan tay, máy cắt, máy mài, máy băm, mài đá thủ công, mức rủi ro được đánh giá là trung bình; trong khi đó, đối với công nhân vận hành máy bào, lò quay đá, bảo dưỡng sửa chữa máy/thiết bị, mức rủi ro là thấp. Nguyên nhân là do sự khác nhau về mức nghiêm trọng của tai nạn. Các thiết bị nâng được sử dụng tại các cơ sở khai thác và chế biến đá bao gồm: cẩu/ tời (khu vực máy xẻ, bảo dưỡng sửa chữa máy/thiết bị), máy xúc gầu (khu vực khai thác, nghiền sàng), máy xúc lật (khu vực nghiền sàng), xe nâng (khu vực chế biến đá xẻ). Rủi ro do vật thể rơi tại các vị trí máy xúc gầu, xe tải (khu vực khai thác), máy xẻ đá, xe nâng và bảo dưỡng sửa chữa máy/thiết bị, được đánh giá là mức trung bình; trong khi đó, tại các máy xúc gầu, máy xúc lật (khu vực nghiền sàng), mức rủi ro là thấp. Nguyên nhân là do sự khác nhau về mức nghiêm trọng của tai nạn.

– Trơn trượt, trượt ngã: Tại khu vực sửa chữa bảo dưỡng máy/thiết bị xuất hiện nhiều vật cản, dầu mỡ, nên mức rủi ro được xác định là trung bình; trong khi đó, tại các vị trí vận hành máy khoan tay, máy khoan tự hành, máy cắt đá, máy mài đá, máy băm đá, lò quay đá và mài đá bằng tay, thì mức rủi ro là thấp.

– Cắt/kẹp do dụng cụ gây ra: Tại vị trí vận hành máy xẻ đá, công nhân sử dụng xà beng để bẩy đá, dùng miếng đá nhỏ để kê kích tảng đá lớn, có nguy cơ bị kẹp ngón tay/bàn tay, mức rủi ro được đánh giá là trung bình, trong khi đó, tại vị trí sửa chữa bảo dưỡng máy/thiết bị, thì mức rủi ro do cắt/kẹp là thấp.

– Mức nặng nhọc: Công nhân vận hành máy khoan tay, khoan tự hành, máy xúc gầu, máy xúc lật, máy búa thuỷ lực, máy xẻ, máy cắt, mài mài, máy băm, mài đá thủ công và lái xe tải chịu mức rủi ro trung bình; trong khi đó, công nhân vận hành lò quay đá, sửa chữa bảo dưỡng máy/thiết bị chỉ chịu mức rủi ro thấp.

– Mức căng thẳng: Công nhân nổ mìn chịu mức rủi ro trung bình, còn công nhân vận hành tổ hợp nghiền sàng, sửa chữa bảo dưỡng máy/thiết bị, chỉ chịu mức rủi rothấp.Lưu ý rằng, đối với 2 mối nguy cuối (mức nặng nhọc và mức căng thẳng), chỉ có 4 mức rủi ro là cực thấp, rất thấp, thấp và trung bình; trong đó, mức rủi ro trung bình là mức cao nhất. 

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

            Các biện pháp kiểm soát (BPKS) bổ sung được đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro được trình bày trong Bảng 5.

             Bảng 5. Các biện pháp kiểm soát bổ sung nhằm giảm thiểu rủi ro

Mối nguy

BPKS đang sử dụng

BPKS bổ sung

Vi khí hậu

– Trang bị quần áo, mũ, giầy BHLĐ

– Tổ chức thời gian làm việc tránh khung giờ nắng nóng vào buổi trưa từ 11 giờ đến 15;

– Trang bị lều che nắng để nghỉ ngơi giữa giờ ở khu vực khai thác;

– Cung cấp đủ nước uống cho NLĐ;

– Có quy trình cấp cứu khi NLĐ bị say nắng;

– Giảm thời gian làm việc (tuỳ theo điều kiện cụ thể của cơ sở).

Sụt lở/dịch chuyển đất đá

– Đầy đủ hồ sơ khảo sát địa chất, thiết kế mỏ đảm bảo an toàn khai thác;
– Đảm bảo các thông số thiết kế và sự ổn định của tầng khai thác để tránh nguy cơ sụt lở

– Kiểm tra thường xuyên, đặc biệt sau nổ mìn hay mưa lớn kéo dài, để phát hiện khu vực có nguy cơ sụt lở, rào chắn bảo vệ và cắm biển cảnh báo;

– Không để đá hay bất kỳ vật gì cách mép tầng 0,5m;

– Xây dựng chương trình ứng cứu tình huống khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập.

Mìn nổ do không kiểm soát được

– Chỉ huy và công nhân nổ mìn có giấy phép, được huấn luyện về nổ mìn an toàn;

– Tuân thủ quy trình nổ mìn an toàn, chỉ huy nổ mìn giám sát quá trình nổ mìn;

– Công tác chuẩn bị kỹ càng.

– Xây dựng và áp dụng chương trình ứng cứu tình huống khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập. 

Ngã từ độ cao

– Trang bị quần áo, mũ, ủng cao su

– Huấn luyện về ATVSLĐ

– Cắm biển báo tại các vị trí có nguy cơ ngã cao;

– Đảm bảo mặt bằng làm việc đủ rộng và ổn định;

– Xây dựng và áp dụng quy trình làm việc an toàn;

– Trang bị mũ an toàn.

Cháy vật liệu nổ

– Khu vực kho chứa vật liệu nổ tách biệt và được trang bị đầy đủ các phương tiện và dụng cụ chữa cháy;

– Có bảo vệ canh gác và đi tuần;

– Thủ kho chỉ vào kho khi nhận được lệnh của giám đốc;

– Thủ kho và thợ mìn đều được đào tạo về an toàn vật liệu nổ;

– Có nội quy an toàn kho.

-Xây dựng và áp dụng chương trình ứng cứu tình huống khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập.

Va chạm với bộ phận chuyển động của máy (đĩa cưa)

+ Máy xẻ, cắt đá

– Đĩa cưa được bao che một phần;

+ Máy xẻ, cắt đá:

– Xây dựng và áp dụng quy trình làm việc an toàn;

– Trang bị găng tay chống cắt cho công nhân vận hành máy cắt đá;

– Có quy định về người được phép vận hành máy.

Tiếng ồn

– Trang bị núi tai chống ồn cho NLĐ (tuy nhiên theo quan sát, NLĐ không đeo nút tai khi làm việc).

– Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị đảm bảo thiết bị làm việc trơn tru;

– Có quy định bắt buộc NLĐ phải đeo nút tai chống ồn khi làm việc.

Rung toàn thân

Không có

– Trang bị hệ giảm rung ghế ngồi của NLĐ.

Tai nạn do phương tiện gây ra

+ Xe tải, máy xúc, xe nâng

– NLĐ có giấy phép sử dụng, được huấn luyện về ATVSLĐ.

+ Xe tải, máy xúc, xe nâng:

– Hệ thống giao thông nội bộ mỏ phải được trang bị biển báo, biển chỉ dẫn theo đúng quy định, bố trí đường tránh ở những đoạn hẹp, cua.

– Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa đường ô tô để đảm bảo an toàn vận chuyển;

– Công nhân chỉ được phép đi lại trong khu vực được quy định đối với từng vị trí làm việc, tôn trọng luật lệ giao thông;

– Đảm bảo khu vực đi lại và làm việc của máy xúc phải được san lấp bằng phẳng rộng rãi.

Điện giật

+ Khu vực chế biến đá xẻ, nghiền sàng:

– Thiết bị điện được nối đất, nối không;

– Công tắc điện, tủ điện kín, được treo cao, có cầu dao cho từng thiết bị;

– Dây điện còn tốt;

– NLĐ được trang bị ủng cao su, găng tay, đào tạo về ATVSLĐ.

+ Khu vực chế biến đá xẻ, nghiền sàng:

– Xây dựng và áp dụng quy trình làm việc an toàn;

– Có quy định và chế tài đảm bảo NLĐ sử dụng găng tay khi làm việc;

– Có quy định về người được phép vận hành đối với từng hệ thống thiết bị cụ thể (tời, máy cưa).

Bị kẹt bên trong hay giữa các bộ phận của máy

+ Máy cẳt, máy băm, máy mài:

– Puly và dây đai được bao che nhưng không kín hoàn toàn, vẫn có nguy cơ cuốn tóc công nhân vào;

– Trang bị mũ vải cho công nhân.

+ Máy nghiền sàng:

– Puly và dây đai được bao che đảm bảo an toàn.

+ Máy cẳt, máy băm, máy mài:

– Thiết kế, lắp đặt bao che kín hoàn toàn cho puly và dây đai;

– Xây dựng và áp dụng quy trình làm việc an toàn.

+ Máy nghiền sàng:

– Xây dựng và áp dụng quy trình làm việc an toàn.

Vật thể bay, văng bắn

+ Máy nghiền sàng

– Trang bị quần áo BHLĐ, khẩu trang, găng tay, mũ an toàn;

+ Máy nghiền sàng

– Trang bị lưới thép che chắn chống văng bắn;

– Trang bị thêm kính bảo hộ cho NLĐ.

Bụi silic

– Không có hệ thống hút lọc hay dập bụi ở máy nghiền sàng, máy khoan;

– Trang bị khẩu trang, nhưng theo quan sát, người lao động không sử dụng.

– Trang bị hệ thống hút lọc bụi cục bộ hoặc hệ thống phun sương dập bụi cho máy nghiền sàng;

– Trang bị khẩu trang chống bụi phù hợp, có quy định và chế tài cụ thể để NLĐ sử dụng khi làm việc.

Vật thể rơi do mang vác, vận chuyển bằng tay

– Đối với máy cắt, máy mài, máy bào, máy băm: trang bị găng tay cao su cho công nhân.

– Trang bị găng tay có gai chống trơn trượt, giầy an toàn có mũi lót kim loại bảo vệ;

– Xây dựng và áp dụng quy trình làm việc an toàn.

Vật thể rơi do mang vác, vận chuyển bằng máy

+ Đối với cẩu/tời:

– Trang bị giầy, găng tay cao su, mũ BHLĐ

– Sử dụng móc có lẫy an toàn;

– Thường xuyên bảo dưỡng cẩu/tời, đảm bảo dây cáp và móc treo đều trong trạng thái tốt.

+ Đối với xe nâng:

– Lái xe có bằng lái và được huấn luyện vận hành an toàn;

– Các pallet hàng đều có thành cao để chống đá rơi.

+ Đối với máy xúc gầu:

– Người vận hành có bằng lái, được huấn luyện ATVSLĐ

+ Đối với cẩu/tời:

– Xây dựngvà áp dụng quy trình làm việc an toàn đối với cẩu/tời, trong đó đảm bảo hành lang an toàn;

– Thay thế bằng giầy an toàn có mũi lót kim loại, găng tay có gai chống trơn trượt, mũ an toàn.

+ Đối với xe nâng:

– Xây dựngvà áp dụng quy trình làm việc an toàn đối với xe nâng;

– Chỉ sử dụng các pallet chắc chắn, không xếp hàng vượt quá chiều cao của thành pallet;

– Thường xuyên bảo dưỡng xe, đặc biệt là cơ cấu nâng hạ của xe.

+ Đối với máy xúc gầu:

-Xây dựng và áp dụng quy trình làm việc an toàn khi sử dụng máy xúc gầu để nâng nhấc đá tảng;

– Sử dụng cáp, móc có lẫy an toàn để nâng đá tảng len xe tải.

Trơn trượt, trượt ngã

+ Khu vực khai thác:

– Trang bị quần áo, mũ, giầy BHLĐ và huấn luyện ATVSLĐ

+ Khu vực chế biến đá xẻ:

– Trang bị quần áo, mũ,  giầy BHLĐ và huấn luyện ATVSLĐ.

+ Khu vực khai thác:

– Tạo lối đi có bậc để lên núi;

– Trang bị giầy chống trơn trượt

+ Khu vực chế biến đá xẻ:

– Lắp đặt hệ thống thu gom nước từ bàn làm việc, rãnh thoát nước để đảm bảo khu vực làm việc khô ráo;

– Trang bị giầy chống trơn trượt.

Cắt/kẹp do dụng cụ gây ra

+ Vận hành máy xẻ đá

– Trang bị găng tay cao su, mũ BHLĐ, huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ;

+ Vận hành máy xẻ đá:

– Trang bị găng tay có gai chống trơn trượt, mũ an toàn, giầy an toàn;

– Xây dựng và áp dụng quy trình làm việc an toàn;

– Sử dụng thanh gạt để gạt đá chèn.

Mức nặng nhọc

– Kiểm tra vật nặng trước khi nâng;

– Nếu thấy cần thiết, nhờ sự giúp đỡ của các công nhân khác;

– Thao tác đúng tư thế ecgonomi, đảm bảo an toàn.

– Bồi dưỡng bằng hiện vật.

– Xây dựng và áp dụng quy trình làm việc an toàn;

– Thay đổi tư thế, nghỉ ngơi khi giải lao.

Mức căng thẳng

– Có thời gian nghỉ giữa ca (1 lần)

– Tổ chức nghỉ giữa ca nhiều lần

– Áp dụng chế độ làm việc luân phiên.

V. KẾT LUẬN

1. Kết quả đánh giá rủi ro cho thấy: vi khí hậu là mối nguy duy nhất có mức rủi ro rất cao và cực cao tại tất cả các vị trí làm việc vào thời gian nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm; 07 mối nguy tại các vị trí làm việc tương ứng có mức rủi ro cao; 16 mối nguy tại các vị trí tương ứng có mức rủi ro trung bình; 09 mối nguy tại các vị trí làm việc tương ứng có mức rủi ro thấp;  và các mối nguy còn lại không được nhắc tới trong bài có mức rủi ro rất thấp và cực thấp;

2. Các mối nguy chính trong hoạt động khai thác và chế biến đá được xác định bao gồm: sụt lở/dịch chuyển đất đá, mìn nổ do không kiểm soát được, ngã từ độ cao, cháy vật liệu nổ, va chạm với bộ phận chuyển động, tiếng ồn, rung, tai nạn do phương tiện gây ra, điện giật, bị kẹt trong hay giữa các bộ phận của máy, vật thể bay/văng bắn, bụi silic…..

3. Các biện pháp kiểm soát bổ sung được đề xuất nhằm giảm thiểu mức rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân (2019), Phương pháp đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động áp dụng trong các cơ sở khai thác và chế biến đá, Tạp chí hoạt động khoa học công nghệ An toàn – Sức khoẻ và Môi trường lao động, số 4,5& 6 – 2019;

[2]. Đề tài CTTĐ-2018/02/TLĐ,Tài liệu hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá rủi ro an toàn và vệ sinh lao động trong các cơ sở khai thác và chế biến đá, Báo cáo chuyên đề;

[3]. Đề tài CTTĐ-2018/02/TLĐ,Bộ cơ sở dữ liệu các mối nguy về an toàn và vệ sinh lao động trong các cơ sở khai thác và chế biến đá, Báo cáo chuyên đề.

[4]. QCVN05:2012/BLĐTBXH – Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá;

[5]. Các QCVN 24, 26, 27:2016/BYT và QCVN 02:2019/BYT.

Nguyễn Thắng Lợi, Trần Thị Ngân, Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Việt Thắng,

Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)