Làm thế nào để bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương khỏi các chất nguy hiểm?

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:48(GMT +7)

Cơ quan An toàn và Sức khỏe Châu Âu (EU-OSHA) đang tiến hành một chiến dịch rộng khắp Châu Âu giai đoạn 2018-2019 tuyên truyền phòng ngừa rủi ro từ các chất nguy hiểm tại nơi làm việc. Mục đích nhằm giảm bớt sự hiện diện và phơi nhiễm các chất nguy hiểm tại nơi làm việc bằng cách nâng cao nhận thức về rủi ro và những cách thức phòng ngừa hiệu quả.

Các điểm chính:

– Đánh giá rủi ro tại nơi làm việc và những biện pháp phòng ngừa các chất nguy hiểm cần thiết đối với các nhóm công nhân đích với nhu cầu đặc thù và mức độ rủi ro cao.

– Các rủi ro có thể lớn hơn do những lao động này không có kinh nghiệm, không được thông tin hoặc dễ chịu tổn thương hơn, nguyên nhân là do những lao động này thường xuyên thay đổi công việc hoặc làm việc tại các khu vực ngành nghề không quan tâm đến các vấn đề nêu trên hay do sự nhạy cảm sinh lý lớn hơn (ví dụ: ở những đối tượng học việc trẻ tuổi hoặc do dự khác biệt giữa nam giới và nữ giới).

– Các nhóm đặc thù cần được xem xét là lao động trẻ và lao động mới, lao động làm công việc bảo dưỡng, lao động nhập cư, lao động thầu phụ, lao động đang mang bệnh, phụ nữ có thai và đang cho con bú, lao động làm việc trong các ngành dịch vụ với mức độ nhận thức thấp và hầu hết là nữ giới.

– Người lao động tiến hành công việc ở các mặt bằng làm việc khác nhau có thể đối mặt với hàng loạt các chất nguy hiểm. Hướng tiếp cận phối hợp giữa người quản lý lao động và các nhà quản lý tại cơ sở là hết sức cần thiết. Việc trao đổi thông tin liên quan giữa các bên kể trên, gồm cả người lao động là vô cùng quan trọng.

– Người sử dụng lao động nên kiểm tra luật pháp quốc gia, để biết được chính xác các yêu cầu liên quan đến an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, những quy định nghiêm cấm đối với các loại hình công việc, độ tuổi trẻ em có thể tham gia lao động, những hạn chế và yêu cầu cho phép.

Vấn đề

Người sử dụng lao động được yêu cầu đánh giá các rủi ro về an toàn và sức khỏe mà bất kỳ người lao động nào có thể phơi nhiễm tại nơi làm việc. Việc đánh giá rủi ro cần tính đến các nhóm người lao động đặc thù có thể gặp rủi ro nhiều hơn, ví dụ như lao động trẻ và những lao động mới làm việc, lao động làm công việc bảo dưỡng, lao động nhập cư, lao động thầu phụ, lao động đang mang bệnh, phụ nữ có thai và đang cho con bú và lao động làm việc trong các ngành dịch vụ như công nhân dọn vệ sinh, thường là lao động nữ. Người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động (trực tiếp hoặc qua các đại diện của họ) về các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ được tiến hành nhằm giảm bớt, xóa bỏ, hoặc kiểm soát rủi ro, và tham vấn cho họ về những biện pháp kể trên.

Các biện pháp đánh giá rủi ro và phòng ngừa:

Người sử dụng lao động phải xem xét:

– Cách bố trí sắp xếp tại nơi làm việc;

– Các chất mà người lao động sẽ tiếp xúc;

– Cách thức vận hành thiết bị làm việc;

– Cách thức tổ chức công việc và các quy trình làm việc;

– Phạm vi cần thiết phục vụ công tác đào tạo an toàn và sức khỏe;

– Các rủi ro đối với từng chất đặc biệt, các quy trình và loại hình công việc.

Mọi người lao động đều có quyền:

– Biết những mối nguy hại nào đang hiện diện tại nơi làm việc của mình, phải làm gì để giữ cho bản thân được an toàn và hành động như thế nào nếu xảy ra tai nạn hoặc tình huống khẩn cấp;

– Nhận được thông tin, chỉ dẫn và được tham gia tập huấn đào tạo về các vấn đề kể trên khi được tuyển dụng vào làm, và theo sự thay đổi công việc hoặc những thay đổi tại nơi làm việc (hoạt động đào tạo tập huấn này nên đặc thù cho từng loại hình công việc và miễn phí);

– Được cung cấp miễn phí phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết;

– Tham gia vào những vấn đề về an toàn và sức khỏe – và được tham vấn bởi người sử dụng lao động.

Lao động mới hoặc lao động trẻ

Các rủi ro tăng cao nảy sinh từ:

– Sự thiếu kinh nghiệm làm việc trong một lĩnh vực hoặc một nơi làm việc;

– Không quen với công việc và môi trường làm việc;

– Không tự nguyện quan tâm chú ý (hoặc không biết phải làm như thế nào);

– Không quan tâm đến các rủi ro đang tồn tại hoặc những rủi ro tiềm ẩn;

– Thiếu thuần thục;

– Nóng vội gây ấn tượng với đồng nghiệp và nhà quản lý.

Đánh giá rủi ro tại nơi làm việc phải tính tới các nhóm người lao động đặc thù có thể gặp rủi ro nhiều hơn

Người lao động mới tại một vị trí có thể:

– Không nhận ra được các mối nguy hại;

– Không hiểu các quy tắc sử dụng thiết bị;

– Không quen với việc bố trí sắp xếp tại vị trí làm việc, đặc biệt tại vị trí các rủi ro có thể thay đổi theo ngày;

– Bỏ qua các biển báo và các quy tắc hoặc đốt cháy giai đoạn.

Các quy tắc đặc biệt áp dụng cho lao động trẻ dưới 18 tuổi. Cho dù những lao động này được thuê lâu dài hoặc đang trong quá trình đào tạo (có nghĩa là sự bố trí công việc đòi hỏi kinh nghiệm), họ không được phép làm công việc:

– Vượt quá khả năng thể chất hoặc tinh thần;

– Phơi nhiễm với các chất độc hại và gây ung thư, có thể gây ra sự phá hủy gen di truyền hoặc gây hại cho bào thai hoặc ảnh hưởng thường xuyên tới sức khỏe của con người theo một cách khác;

– Bao gồm các rủi ro không thể nhận biết hoặc tránh khỏi do thiếu kinh nghiệm hoặc không được đào tạo tập huấn hay không quan tâm đầy đủ tới vấn đề an toàn.

Những người dưới 18 tuổi nhưng trên mức tuổi trung bình tối thiểu để thôi học có thể làm công việc kể trên ở những hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tại nơi:

– Công việc mang tính quyết định đối với việc đào tạo nghề của họ;

– Công việc được tiến hành dưới sự giám sát của một cá nhân có thẩm quyền;

– Các rủi ro được giảm thiểu tới mức thấp nhất có thể.

Người sử dụng lao động cần:

– Đánh giá các rủi ro trước khi lao động trẻ và lao động mới bắt đầu làm việc và ý thức được các chất mà họ có thể sẽ tiếp xúc với;

– Phân công việc làm phù hợp có xét đến kiến thức và kinh nghiệm của người lao động;

– Bao gồm không chỉ người lao động làm việc toàn thời gian mà cả lao động phổ thông, ví dụ những người được thuê để hỗ trợ vào dịp cuối tuần hoặc vào các ngày nghỉ ở trường học và những người đang trong quá trình đào tạo nghề hoặc các vị trí công việc yêu cầu kinh nghiệm làm việc;

– Có cách thức tổ chức cần thiết, gồm các thỏa thuận giám sát đặc biệt, và bảo đảm người giám sát có thẩm quyền và thời gian thực hiện vai trò của họ;

– Cung cấp chương trình đào tạo tập huấn phù hợp – một người trẻ có thể không quen với các rủi ro “hiển nhiên” xuất hiện tại nơi làm việc;

Nếu một lao động trẻ có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề an toàn đối với bất kỳ khía cạnh nào trong công việc của họ, thì họ có quyền và trách nhiệm đem những mối quan tâm của mình trao đổi với người giám sát. Cuối cùng, họ có quyền từ chối làm công việc không an toàn.

Lao động nhập cư và lao động tạm thời

Người sử dụng lao động cần xem xét đặc biệt về:

– Ngôn ngữ và những vấn đề về giao tiếp;

– Năng lực cơ bản như kỹ năng đọc và số, các thuộc tính thể chất, sức khỏe tổng thể và kinh nghiệm làm việc liên quan;

– Nếu bằng cấp đào tạo nghề phù hợp với những bằng cấp được yêu cầu trong nước và là bằng cấp chính quy;

– Những tác động có thể xảy ra liên quan đến thái độ và giả định người lao động mới làm công việc trong nước hoặc thái độ của những lao động khác đối với họ.

Người lao động có thể không hiểu hoạt động tập huấn đào tạo/chỉ dẫn về an toàn và sức sức khỏe. Đặc biệt, người lao động có thể:

– Hiểu sai về những thông tin khẩn cấp về an toàn do đồng nghiệp cung cấp, hoặc không thể sử dụng thông tin đó để cảnh báo cho những người khác trong tình huống khẩn cấp;

– Không thể giao tiếp hiệu quả với người giám sát;

– Không hiểu nhau, thậm chí trường hợp người lao động đến từ cùng một khu vực của thế giới hoặc tới từ cùng các nhóm dân tộc thiểu số;

– Không nhận biết được các nguy cơ;

– Không hiểu các quy tắc bắt buộc khi sử dụng thiết bị;

– Không quen với việc bố trí sắp xếp tại vị trí làm việc, đặc biệt tại vị trí các mối nguy hại có thể thay đổi theo từng ngày, ví dụ như trong xây dựng hoặc vệ sinh.

Người sử dụng lao động cần phải:

– Bảo đảm các đại lý và cơ sở giới thiệu việc làm sử dụng người lao động tạm thời do họ cung cấp có các thỏa thuận rõ ràng, phối hợp trong việc chia sẻ thông tin an toàn và sức khỏe trước khi người lao động tạm thời bắt đầu làm việc;

– Bảo đảm các đại lý giới thiệu việc làm cung cấp người lao động tạm thời tiến hành các hoạt động kiểm tra phù hợp nếu có liên quan;

– Lập kế hoạch làm quen với công việc một cách cẩn thận, sử dụng ảnh về các nguy cơ tại nơi có thể xảy ra và cung cấp thông tin có chất lượng bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu hoặc bằng ngôn ngữ của người lao động.

Người lao động đang điều trị y tế

Các cá nhân đang điều trị y tế có thể dễ bị nhiễm các ảnh hưởng về sức khỏe gây ra do phơi nhiễm với các chất nguy hiểm. Ví dụ, một số chất có thể gây ra hiện tượng mẫn cảm, ảnh hưởng tới da hoặc hệ thống hô hấp. Tại nơi người lao động trở nên mẫn cảm, thì việc phơi nhiễm phải được ngăn chặn, ví dụ bằng cách giao cho họ công việc không tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm. Người lao động bị tổn thương da, bao gồm cả các vết cắt hở, sẽ dễ bị phơi nhiễm bệnh về da, vì hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn là thẩm thấu qua da không bị tổn thương.

Giám sát sức khỏe có thể hỗ trợ việc kiểm tra nếu các biểu hiện y tế nhất định trở nên nặng hơn do phơi nhiễm tại nơi làm việc. Nếu xảy ra trường hợp này, các hình mẫu phơi nhiễm nghề nghiệp của từng tác nhân cần được rà soát và đưa ra quyết định về việc cần thiết có biện pháp kiểm soát cải tiến hoặc cần loại bỏ cá nhân đó khỏi sự phơi nhiễm.

Lao động mang thai và đang cho con bú

Người sử dụng lao động phải đánh giá bất kỳ rủi ro nào liên quan đến an toàn và sức khỏe, những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với thai kỳ và việc nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời có các biện pháp phù hợp.

Những lao động này có thể gặp rủi ro từ các quy trình, điều kiện lao động hoặc các chất sinh học và hóa học, những rủi ro này sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe cũng như các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Những rủi ro bao gồm:

– Phơi nhiễm với các bệnh truyền nhiễm;

– Phơi nhiễm chì;

– Phơi nhiễm với các chất nguy hiểm.

Những rủi ro này không cần phải đánh giá riêng biệt, nhưng lại là một phần của đánh giá rủi ro tổng thể.

Người sử dụng lao động có thể cần xem xét lại các đánh giá rủi ro trong suốt thai kỳ của người lao động và:

– Tạm thời đánh giá điều kiện làm việc và/hoặc thời gian làm việc;

– Đưa ra công việc khác phù hợp; hoặc

– Tạm thời để người lao động nghỉ có lương.

Người lao động có thể muốn chia sẻ với người sử dụng lao động hoặc bác sĩ về lĩnh vực nghề nghiệp bất kỳ lời khuyên nào từ các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh, để thông tin này có thể được sử dụng trong các đánh giá rủi ro.

Người lao động làm trong ngành dịch vụ và các vấn đề về giới

Phụ nữ và nam giới làm những công việc khác nhau ở các ngành nghề khác nhau  và cùng ngành nghề, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và do đó họ được xem là bị phơi nhiễm với nhiều chất nguy hiểm khác nhau. Lao động nữ chiếm số đông trong khu vực dịch vụ, với đặc trưng là các mức độ nhận thức thấp về rủi ro do các chất nguy hiểm gây ra như vệ sinh hoặc chăm sóc sức khỏe.

Cũng tồn tại những khác biệt về giới theo cách một số chất nguy hiểm được chuyển hóa tích tụ trong cơ thể.

Đánh giá rủi ro cần phải tính đến những vấn đề về giới, xác định các nguy cơ và vấn đề về sức khỏe ít hiển nhiên hơn thường thấy ở nữ công nhân lao động. Việc đánh giá này phải bao gồm:

– Đánh giá và tính toán các chất nguy hiểm phổ biến ở các ngành nghề thu hút nhiều nam giới và nữ giới;

– Xem xét các tác động đặc thù cỉa các chất nguy hại đến sức khỏe của nữ giới, bao gồm sức khỏe sinh sản và bắt đầu các hoạt động cụ thể nhằm giảm bớt phơi nhiễm đối với nữ giới;

– Hỏi nam và nữ công nhân lao động xem những vấn đề họ gặp phải trong công việc là gì, theo một cách thức có cấu trúc;

– Tránh tạo ra các giả định ban đầu về điều gì là không đánh kể và ai có thể bị phơi nhiễm với nó;

– Xem xét toàn bộ lực lượng lao động (ví dụ: lao công và người lao động ngành dịch vụ);

– Khuyến khích nữ giới báo cáo các vấn đề mà họ cho rằng ảnh hưởng thới sự an toàn và sức khỏe của họ tại nơi làm việc, cũng như những vấn đề về sức khỏe có thể liên quan đến công việc.

– Tiến hành giám sát sức khỏe liên quan đến công việc của nam và nữ công nhân lao động;

– Bảo đảm những người thực hiện các đánh giá có đầy đủ thông tin và đào tạo tập huấn về các vấn đề về giới trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động;

– Chú ý đến đa dạng lực lượng lao động và thích ứng với công việc và các biện pháp phòng ngừa (ví dụ: lựa chọn phương tiện bảo vệ phù hợp để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, phù hợp với nữ giới và nam giới “không trung bình”);

– Để nữ giới tham gia vào việc ra quyết định và triển khai các giải pháp;

– Bảo đảm nữ giới cũng như nam giới được cung cấp thông tin về an toàn và sức khỏe, cũng như đào tạo tập huấn phù hợp với công việc mà họ làm, bảo đảm lao động làm việc bán thời gian, tạm thời và lao động đại lý cũng được tham gia.


(Nguồn tin: osha.europa.eu)