Lập kế hoạch sơ tán để đảm bảo an toàn và nhanh chóng thoát khỏi nơi làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:51(GMT +7)

Xây dựng kế hoạch sơ tán và thông báo đến tất cả mọi người, đảm bảo rằng các lối thoát hiểm được thông thoáng và luôn luôn được đánh dấu.

TẠI SAO

Sơ tán khỏi nơi làm việc trở nên cần thiết hơn nhiều so với người lao động vẫn nghĩ. Lưu ý có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu quá trình sơ tán không được đảm bảo. Các đám cháy hoặc vụ nổ thường xảy ra hoặc các sự cố thường làm phát tán các chất độc hại.

Bằng cách thiết lập kế hoạch hành động khẩn cấp bao gồm sơ tán, mọi người biết phải làm gì và cách thức sơ tán khỏi nơi làm việc.

Lượng thời gian để di tản phụ thuộc vào bản chất của tai nạn. Kế hoạch sơ tán phải đáp ứng các nhu cầu cụ thể của mọi nơi làm việc, và tất cả công nhân và khách mời cần được hướng dẫn trước về cách thức di tản trong trường hợp khẩn cấp.

RỦI RO / TỔN HẠI

•        Cháy hoặc nổ

•        Phơi nhiễm với các hóa chất

•        Sơ tán chậm

•        Tổn thương hoặc tai nạn nghiêm trọng

BIỆN PHÁP

1. Mỗi nơi làm việc cần xây dựng một kế hoạch sơ tán, chỉ định các lối sơ tán, và thông báo cho tất cả công nhân cần làm gì trong tình huống khẩn cấp.

2. Treo đủ biển báo tiêu chuẩn chỉ hướng sơ tán dễ thấy và dễ hiểu.

3. Cần thực hiện diễn tập định kỳ sơ tán trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo rằng tất cả công nhân biết chính xác phải làm gì và nhận biết được sự cố.

4. Kế hoạch sơ tán phải đảm bảo rõ ràng để tất cả mọi người tới nơi tập hợp được chỉ định trước và không có người nào được rời vị trị tập hợp hoặc trở lại nơi làm việc cho đến khi tất cả mọi người được kiểm tra về sĩ số và nơi làm việc được tuyên bố an toàn.

5. Hiển thị các áp phích số điện thoại khẩn cấp quan trọng và tên người chịu trách nhiệm xung quanh nơi làm việc.

Quy trình sơ tán

1. Mỗi người giám sát nên chịu trách nhiệm sơ tán an toàn và có trật tự tại khu vực mình chịu trách nhiệm và nên yêu cầu công nhân báo cháy hoặc một vụ tai nạn có thể gây ra tình trạng khẩn cấp

2. Cần liên hệ ngay với người lãnh đạo thực hành sơ tán để quyết định bắt đầu các trình tự sơ tán.

3. Người giám sát chịu trách nhiệm nên: (a) hướng dẫn sơ tán theo các lối thoát an toàn nhất; (b) kiểm tra xem tất cả công nhân đã rời phòng ban/nhà máy; (c) đi đến vùng tập hợp được chỉ định: (d) kiểm tra số nhân viên/công nhân; và (e) tuân thủ tất cả các hướng dẫn từ giám sát chính và các dịch vụ khẩn cấp.

4. Người giám sát cần đảm bảo không có người trở lại các nhà máy, tòa nhà cho đến khi được giám sát trưởng hướng dẫn thực hiện như vậy theo tư vấn của các dịch vụ khẩn cấp.

Quy trình sơ tán cũng bao gồm: liên hệ các dịch vụ khẩn cấp (ví dụ, đội chữa cháy); thông báo sơ tán khỏi tòa nhà; đưa nhân viên tới các điểm tập hợp đã được chỉ định trước; để tất cả các thiết bị “như nguyên trạng”; và đóng cửa tòa nhà sau khi người cuối cùng đã rời đi.

Bố trí các kế hoạch và lối sơ tán trên tường của khu vực làm việc để đảm bảo sơ tán nhanh và an toàn trong trường hợp khẩn cấp.

GỢI Ý THÊM

– Các kế hoạch sơ tán cần luôn luôn bao gồm một kế hoạch tại chỗ quy định các khu vực tập hợp được chỉ định.

– Chú ý các nhu cầu đặc biệt của người khuyết tật trong quá trình sơ tán.

– Xây dựng các thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau với các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

– Yêu cầu nhân viên làm tròn trách nhiệm theo kế hoạch hành động khẩn cấp đã in và được dán áp phích trong cả khu làm việc để dễ thấy.

NHỮNG ĐIỂM CẦN NHỚ

Xây dựng kế hoạch sơ tán và thông báo đến tất cả mọi người, đảm bảo rằng các lối thoát hiểm được thông thoáng và luôn luôn được đánh dấu.


(Nguồn tin: Ergonomic checkpoints, ILO)