Một số biện pháp cải thiện ít tốn kém mà vẫn đảm bảo hiệu quả để tạo ra nơi làm việc tốt hơn

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:51(GMT +7)

Hầu hết nhà xưởng của các doanh nghiệp nhỏ thường không được thiết kế phù hợp cho việc sử dụng hiện tại; thêm vào đó máy móc, thiết bị thường được bố trí, lắp đặt ngẫu nhiên, tuỳ tiện, thiếu khoa học, dẫn đến môi trường làm việc kém thông thoáng, nóng, ồn, ô nhiễm và cả những mối nguy hiểm tại nơi làm việc.

Sau đây là các biện pháp cải thiện ít tốn kém mà vẫn đảm bảo hiệu quả để tạo ra nơi làm việc tốt hơn:

a) Làm tốt thông khí:

– Tăng cường thông khí tự nhiên;

– Tận dụng xu hướng dâng lên cao của khí nóng;

– Sử dụng bóng râm để tránh nóng bằng cây xanh và màn chắn, mái che…

–  Sử dụng quạt điện để gia tăng sự lưu thông không khí.

Tận dụng nguyên lý dâng lên cao của khí nóng.

b) Loại trừ hoặc cách ly nguồn ô nhiễm:

– Dời nguồn ô nhiễm ra ngoài;

– Cô lập nguồn ô nhiễm với khu vực làm việc chung;

– Sử dụng vách ngăn, màn chắn để ngăn sức nóng, tiếng ồn;

– Sử dụng hút khí tại chỗ để chống nóng, bụi và hoá chất;

– Ngăn ngừa tai nạn lao động do điện và hoả hoạn.

c) Cải thiện mặt bằng sản xuất:

Tiêu chuẩn quan trọng nhất của mặt bằng bao gồm:

– Đủ cứng;

– Chịu được sự ăn mòn và cọ sát;

– Chống hoá chất; giúp cho việc tránh được hoả hoạn từ dầu, mỡ, a xít và các hoá chất khác;

–  Thuận tiện và an toàn, dễ cọ rửa, tránh trơn, trượt.

d) Xây dựng nơi làm việc thuận tiện và cơ động:

– Bố trí đủ đường đi và giữ sạch sẽ;

– Tránh sử dụng vận chuyển bằng đường ray tại nơi sản xuất, nên sử dụng xe đẩy, giá di động;

– Cung cấp ánh sáng phân bố đồng đều;

– Các đường dẫn: điện, nước, hơi khí nén bố trí trên cao trong khu vực sản xuất…

e) Phòng chống tai nạn do hoả hoạn và điện:

*Đề phòng hoả hoạn:

– Tránh chạm chập điện, ma sát điện, tránh nguồn lửa;

– Có đường thoát hiểm: thông thoáng, không có chướng ngại vật;

– Có dụng cụ cứu hoả.

* Đề phòng điện giật:

– Việc sửa chữa và bảo dưỡng máy chỉ được thực hiện khi máy móc đã ngừng hoạt động và đã được tách ra khỏi nguồn điện. Chìa khoá mở máy phải do người sử dụng máy  giữ.

–  Cần tuân thủ các quy định sau:

+ Dây điện phải được bọc kín, không nên tiếp xúc với dây điện khi không cần thiết;

+ Mạng điện phải có cầu chì bảo vệ;

+ Các dụng cụ, thiết bị điện cầm tay phải nối dây đất;

+ Thiết bị ngắt điện để nơi dễ thấy, dễ sử dụng.

Mạch điện được bao che và bảo vệ bằng ngắt điện tự động hoặc cầu chì. 

– Phải biết cấp cứu người bị điện giật.


(Nguồn tin: Trích dẫn-Tài liệu huấn luyện về ATVSLĐ cho cán bộ làm công tác an toàn – vệ sinh lao động, 2013)