Mức rung cho phép tác động lên người lao động tại nơi làm việc

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:51(GMT +7)

Theo QCVN 27:2016/BYT được ban hành theo Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, quy định mức rung cho phép tác động lên người lao động tại nơi làm việc:

Giá trị rung cho phép được quy định theo 3 phương của hệ trục tọa độ vuông góc gắn liền với cơ thể người, quy ước như sau:

z – trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất và hướng từ chân lên đầu.

x – trục nằm ngang, hướng từ lưng ra ngực.

y – trục nằm ngang, hướng từ vai phải sang vai trái.

1. Rung cục bộ: Là rung chuyển tác động cục bộ lên một bộ phận cơ thể khi bộ phận đó tiếp xúc trực tiếp với nguồn rung.

– Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số được quy định tại bảng 1.

Bảng 1. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốcta không vượt quá các giá trị sau:


Bảng 2. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số theo thời gian tiếp xúc
– Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số ốc ta phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, được quy định trong bảng 2.


Ghi chú:
 Giá trị rung cho phép lớn nhất không vượt quá giá trị cho phép ứng với thời gian tiếp xúc 30 phút (theo bảng 2).

– Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh: đối với rung ở những tần số khác, khi thời gian tiếp xúc trong 8 giờ (480 phút), gia tốc hiệu chỉnh không vượt quá 4m/s2, vận tốc hiệu chỉnh không quá 4 cm/s.

– Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: nếu thời gian tiếp xúc dưới 8 giờ trong ngày, mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh và vận tốc hiệu chỉnh được tính theo công thức sau:

Trong đó:

– a: là giá trị hiệu chỉnh (vận tốc hoặc gia tốc hiệu chỉnh cho phép đối với thời gian tiếp xúc t).

– ah: là giá trị cho phép gia tốc hoặc vận tốc hiệu chỉnh trong thời gian làm việc 8 giờ (480 phút).

– t: thời gian tiếp xúc thực tế tính bằng phút.

Giá trị cực đại không được vượt quá 16m/s2 với gia tốc hiệu chỉnh và 16cm/s với vận tốc hiệu chỉnh trong thời gian làm việc dưới 30 phút.

2. Rung toàn thân: Là rung chuyển tác động lên toàn thân của người lao động. Tùy theo phương tác động của rung chuyển mà chia ra rung đứng (tác động theo chiều thẳng đứng của thân) và rung ngang (tác động theo chiều ngang của thân).

 Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số (ốcta) được quy định ở Bảng 3.

Bảng 3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau:


Chú ý: Khi khảo sát rung thường chỉ đo một trong hai đại lượng (gia tốc rung hoặc vận tốc rung).

 Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh đối với rung đứng không quá 0, 54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).

 Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc: đối với các loại phương tiện, vị trí làm việc khác nhau có hệ số hiệu chỉnh khác nhau:

*  Loại 1: Rung vận chuyển, rung trong giao thông tác động tại chỗ làm việc của những máy di động và các phương tiện vận tải khi làm việc. Ví dụ: Lái xe tải, điều khiển máy kéo nông nghiệp, máy làm đường…

Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 1. Đối với rung đứng không quá 0,54m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,38m/s2 (theo trục x,y).

*  Loại 2: Rung vận chuyển – công nghệ, tác động tại chỗ làm việc của những máy móc, phương tiện di động hạn chế trên những khu vực nhất định của mặt bằng sản xuất hoặc mặt bằng nơi khai mỏ. Ví dụ: điều khiển máy xúc, lái các loại cẩu, các loại máy khai mỏ (máy liên hợp khai mỏ).

Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,5. Đối với rung đứng không quá 0,27m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,19m/s2 (theo trục x,y).

* Loại 3: Rung do công nghệ sản xuất, tác động  tại chỗ làm việc của những máy tĩnh tại hoặc truyền ra nơi làm việc không có nguồn rung. Ví dụ: điều khiển máy công cụ, nền của các máy cố định trong sản xuất.

Mức cho phép gia tốc hiệu chỉnh theo thời gian tiếp xúc bằng gia tốc hiệu chỉnh nhân với hệ số 0,16. Đối với rung đứng không quá 0,086m/s2 (theo trục z), đối với rung ngang không quá 0,06m/s2 (theo trục x,y).

Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với rung chuyển phải định kỳ tổ chức đo rung nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc. Nếu rung chuyển tại nơi làm việc vượt mức cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động

—————

Trích dẫn QCVN 27:2016/BYT


(Nguồn tin: Nilp.vn)