Nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe của công nhân bưu chính và phát hành báo chí trong ngành Bưu điện

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:21(GMT +7)

TS. TRỊNH HOÀNG HÀ
Đại học Quốc gia Hà Nội
ThS. NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG
Bệnh viện Bưu điện

Tóm tắt: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại các đơn vị trong ngành Bưu điện với 993 công nhân bưu chính và phát hành báo chí (CNBC&PHBC) và 1683 người đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các vị trí làm việc của CNBC&PHBC, các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, cường độ tiếng ồn đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP); nhưng vi sinh vật trong không khí vượt TCCP. Một số bệnh thường gặp ở CNBC&PHBC có xu hướng tăng cao, thể hiện hậu quả tác động của điều kiện lao động bất lợi như: viêm mũi họng dị ứng 21,73%; bệnh lý dạ dày-tá tràng 11,50%; bệnh viêm da 13,99%; viêm phế quản 3,61%; hen 3,48%; viêm kết mạc 10,27%, cao hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ thuận với tuổi nghề.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Công nhân bưu chính và phát hành báo chí trong ngành Bưu Điện hầu hết là nữ (chiếm khoảng 80%), làm việc theo quy trình tiêu chuẩn, bao gồm tiếp nhận, chia chọn và phân tuyến (khai thác), đóng gói các loại thư từ, báo chí, bưu kiện, bưu phẩm và để đúng vị trí quy định để giao cho bộ phận vận chuyển. Họ phải làm việc luân phiên ba ca liên tục để bảo đảm các đường thư thông suốt. Ngoài việc phải gắng sức về thể lực để mang vác, lôi kéo, CNBC&PHBC còn cần có sự tập trung chú ý cao độ để tránh nhầm lẫn, bảo đảm tuyệt đối chính xác trong phân luồng bưu chính theo địa chỉ cụ thể. Mặt khác, họ cũng phải tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ như nóng, bụi, và nấm mốc, vi sinh vật, v.v…. Chính vì vậy, CNBC&PHBC được Nhà nước và ngành Bưu điện xếp vào nghề lao động độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm (lao động loại IV) [3].

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho CNBC&PHBC, chúng tôi cũng đã phát hiện một số bệnh lý chiếm tỷ lệ cao hơn bình thường [4]. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau.

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Đánh giá thực trạng môi trường lao động (MTLĐ) và sức khỏe của CNBC&PHBC.

– Đề xuất các biện pháp làm giảm các yếu tố tác hại nghề nghiệp, góp phần bảo vệ sức khoẻ CNBC&PHBC.

2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

– Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: CNBC&PHBC và cán bộ công nhân viên hành chính đang làm việc trong các đơn vị nghiên cứu được chọn.

+ Địa điểm nghiên cứu: Bưu điện tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc của ngành Bưu điện.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

– Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang có so sánh.

– Chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên tại các đơn vị nghiên cứu.

Cỡ mẫu cho điều tra phỏng vấn được tính theo phép toán xác suất thống kê nêu trong “Thiết kế nghiên cứu hệ thống y tế”(1). Với độ chính xác 95%, chúng tôi tính được cỡ mẫu là 389 người. Chúng tôi làm tròn là 400 đối tượng.

Cỡ mẫu cho điều tra sức khoẻ, bệnh tật được tính theo phép toán xác suất thống kê trong “Thực hành dịch tễ học” [7]. Với độ chính xác 95%, chúng tôi tính được cỡ mẫu là 441 người, làm tròn là 450 người.

– Phương pháp thu thập thông tin:

+ Đo các yếu tố vi khí hậu bằng máy đo Tri-sense 37.000-00, Mỹ.

+ Đo ánh sáng bằng máy đo PHO ELECTROLIC-29, Nhật.

+ Đo cường độ tiếng ồn bằng máy đo RION, NA-29, Nhật.

+ Đo bụi hô hấp và bụi toàn phần bằng máy đo hiện số SKC HAZ-DUST, Mỹ. Kết quả biểu thị nồng độ bụi hô hấp, toàn phần: mg/m3.

+ Nuôi cấy tìm vi sinh vật trong bụi Bưu chính theo phương pháp KOCK, cấy khuẩn trên đĩa thạch.

+ Khám phân loại sức khoẻ, bệnh tật: theo quyết định 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/97 và mã hoá phân loại bệnh tật theo tiêu chuẩn quốc tế ICD-10, Bộ Y tế xuất bản năm 2000.

– Phân tích số liệu: tiến hành trên Epi info 6.4

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Môi trường lao động (xem các Bảng 1, 2):

Bảng 1: Một số yếu tố môi trường lao động của CNBC&PHBC

TT

Danh mục

Đơn vị

n

Kết quả

TCCP
(3733/2002/ QĐ-BYT)

1

Nhiệt độ

0C

39

26,78

3,92

<30

2

Độ ẩm

%

39

66,28

8,73

<80

3

Tốc độ gió

m/s

39

0,74

0,21

0,3 – 1,5

4

Cường độ chiếu sáng

lux

92

198,3

91,99

150

5

Cường độ tiếng ồn

dBA

39

63,23

6,2

70

6

Bụi toàn phần

mg/m3

78

1,1

0,36

<10

7

Bụi hô hấp

mg/m3

78

0,56

0,21

<4

Bảng 2: Kết quả nuôi cấy vi sinh vật tại vị trí lao động của CNBC&PHBC

TT

Chỉ tiêu

Khuẩn lạc/m3

Bưu điện Hà Nội

Các Bưu Điện Tỉnh

1

Vi khuẩn hiếu khí

1562

6370

7854

2

Cầu khuẩn tan máu

150

356

428

3

Nấm mốc

5

781

459

     
Nhận xét:

Qua Bảng 1 ta thấy, các yếu tố vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bụi tại vị trí lao động của CNBC&PHBC đều đạt TCCP theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ y tế.

Nhận xét:

Qua Bảng 2 ta thấy, tổng số khuẩn lạc vi khuẩn hiếu khí, cầu khuẩn tan máu và nấm mốc/m3 tại các vị trí làm việc của CNBC&PHBC đều ở mức gây nhiễm bẩn không khí.

3.2. Cảm giác chấp nhận môi trường lao động (xem Bảng 3):

Bảng 3: Chấp nhận môi trường lao động của CNBC& PHBC

TT

Các yếu tố

Có cảm giác

Mức độ chấp nhận môi trường lao động

n

%

1(%)

2(%)

3(%)

4(%)

5(%)

1

Có bụi

182

71,20

1,09

0,00

26,92

53,30

18,70

2

Có ồn

138

61,60

1,80

0,40

16,10

33,50

9,80

3

Nóng

122

54,50

3,29

0,00

31,97

49,18

15,57

4

Có mùi

104

32,90

1,92

5,76

20,11

50,96

21,15

5

Ngột ngạt

105

33,00

1,90

1,90

41,96

46,67

7,62

6

Lạnh

41

18,30

0,00

0,00

24,31

56,09

19,51

7

Khô

43

19,20

4,65

2,33

11,63

69,77

11,62

Nhận xét:

Qua Bảng 3 ta thấy:

– Tỷ lệ cảm giác khó chịu đối với MTLĐ của CNBC & PHBC chiếm từ 18,30 á 71,20%.

– Về mức độ chấp nhận MTLĐ, chúng tôi thấy tỷ lệ chấp nhận được phần nào (mức 4) là cao nhất, chiếm từ 33,50 á 69,77%.

– Tỷ lệ hoàn toàn không chấp nhận MTLĐ (mức 5) thấp hơn, chiếm từ 7,62 á 21,15%, cao hơn tỷ lệ hoàn toàn chấp nhận môi trường lao động (mức 1), chiếm từ 0,0 á 4,65%.

3.3. Tình hình sức khoẻ của CNBC&PHBC (xem Bảng 4, 5):

Bảng 4: Cơ cấu bệnh của CNBC&PHBC và đối chứng

TT

 Danh mục

Nhóm NC

 (n =993)

Nhóm chứng

(n = 1683)

p

n

%

n

%

1

Viêm mũi họng dị ứng

216

21,73

241

14,32

<0,001

2

Cơ xương khớp

101

10,20

155

9,21

>0,05

3

Bệnh lý dạ dày – tá tràng

114

11,50

87

5,17

<0,001

4

Bệnh viêm phế quản

36

3,61

28

1,66

<0,01

5

Hen

36

3,48

20

1,19

<0,01

6

Viêm da

139

13,99

32

1,90

<0,001

7

Viêm kết mạc

102

10,27

50

2,87

<0,001

Nhận xét:

Qua Bảng 4 ta thấy:

– Viêm mũi họng dị ứng, Bệnh lý DD-TT, bệnh viêm da, viêm kết mạc của CNBC &PHBC cao hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

– Tỷ lệ các bệnh viêm phế quản, hen phế quản của CNBC&PHBC cao hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

– Tỷ lệ bệnh cơ xương khớp của CNBC&PHBC lớn hơn nhóm đối chứng, tuy nhiên sự khác nhau này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 5: Tỷ lệ bệnh thường gặp của CNBC&PHBC phân theo tuổi nghề

TT

Danh mục

0-9 năm
(n=304)

10-19 năm
(n=419)

20 năm
(n=271)

YNTK

ni

%

ni

%

ni

%

p

1

Viên mũi họng dị ứng

33

10,86

89

21,24

94

34,69

<0,05

2

Bệnh dạ dày-tá tràng

15

4,93

43

10,26

56

20,66

<0,05

3

Bệnh viêm da

19

6,25

47

11,21

73

26,93

<0,05

4

Bệnh viêm kết mạc

13

4,27

41

9,78

48

17,71

<0,05

Nhận xét:

Qua Bảng 5 ta thấy, tỷ lệ một số bệnh thường gặp của CNBC&PHBC tỷ lệ thuận với tuổi nghề (p<0,05).

IV. BÀN LUẬN

4.1. Tính chất công việc và MTLĐ  bất lợi đối với CNBC&PHBC:

Công việc cụ thể của CNBC&PHBC trong ca lao động, bao gồm: nhận các túi thư từ, bưu kiện bưu phẩm (các túi này có nhiều loại kích cỡ khác nhau từ 1kg đến 50kg tùy thuộc vào lượng hàng đến theo địa chỉ các nơi nhận) từ xe bưu chính của Trung tâm vận chuyển; sau khi nhận đủ các mặt hàng trên sổ sách, họ phải đưa vào các vị trí khai thác. Tại đây, họ mở các túi thư từ, bưu kiện bưu phẩm và chia, chọn, phân loại theo tuyến đường thư đến địa chỉ nơi nhận; sau đó đóng túi và chuyển ra địa điểm giao nhận để giao cho Trung tâm vận chuyển hoặc Bưu tá để thực hiện các bước tiếp theo của quy trình [5]. Như vậy, điều kiện lao động của CNBC&PHBC có nhiều yếu tố bất lợi đến sức khỏe như sau:

– Làm việc theo ca, đảo lộn nhịp sinh học: CNBC&PHBC làm việc luân phiên theo 3 ca liên tục, thường được sắp xếp làm việc theo các tuyến đường thư. Tuyến xa, thường bắt đầu vào 1-2h sáng và tuyến gần, thường bắt đầu lúc 3-4h sáng.

– Căng thẳng thần kinh tâm lý: ngoài việc phải tập trung chú ý và trí nhớ cao để bảo đảm sự chính xác trong chia chọn và phân theo tuyến đường thư họ còn chịu trách nhiệm về an toàn thư từ, bưu kiện bưu phẩm, đặc biệt là yêu cầu về mặt thời gian của báo chí, tài liệu mật, hỏa tốc theo lịch trình đã định để tránh lỡ việc của các công đoạn khác trong toàn tuyến.

– Môi trường lao động không thuận lợi: kết quả nghiên cứu nêu trên các bảng 1, 2 cho thấy, tổng số khuẩn lạc vi khuẩn hiếu khí, cầu khuẩn tan máu và nấm mốc tại các vị trí giao nhận bưu kiện, bưu phẩm của CNBC&PHBC đều ở mức gây nhiễm bẩn không khí. Theo Omelanski, môi trường không khí có tổng số vi khuẩn hiếu khí ³ 1562/m3, cầu khuẩn tan máu ³ 150/m3, nấm mốc ³ 5/m3 thuộc loại không khí bị nhiễm bẩn  [8]. Theo chúng tôi có hai nguyên nhân gây ô nhiễm vi sinh vật trong MTLĐ: thứ nhất do các túibưu điện, bưu phẩm được dùng lại nhiều lần; và thứ hai là do các túi bưu kiện bưu phẩm được vận chuyển qua lại nhiều vị trí gây nhiễm bẩn như bến xe, bến tàu,.. Yếu tố này là một trong những nguy cơ có liên quan đến các bệnh có tính chất nghề nghiệp của CNBC&PHBC mà chúng ta sẽ đề cập ở phần sau [3,4,5].

– CNBC&PHBC có cảm giác khó chịu về MTLĐ của họ, chiếm tỷ lệ khá cao, từ 18,30 á 71,20% (xem chi tiết trên bảng 3). Trong đó chúng tôi thấy tỷ lệ chấp nhận được phần nào (mức 4) là cao nhất, chiếm từ 33,50 á 69,77%. Kết quả điều tra này phù hợp với kết quả đo môi trường ở bảng 1&2 [4,5].

4.2. Hậu quả của MTLĐ bất lợi đến sức khỏe của CNBC&PHBC:

Kết quả nghiên cứu (bảng 4,5) cho thấy, có một số bệnh thường gặp trên CNBC&PHBC, chiếm từ 3,48% á 21,73%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu khác như Lê Thế Thư (1999) – nghiên cứu sức khỏe công nhân lái xe Bưu chính [2] hay nghiên cứu của Nguyễn Văn Oai và cs (2002) về tiêu chuẩn tuyển chọn sức khỏe công nhân một số nghề đặc thù Bưu điện [4,5]. Phân tích tỷ lệ hiện mắc bệnh của CNBC&PHBC cho thấy, một số bệnh như: viêm mũi họng dị ứng, bệnh lý dạ dày – tá tràng, bệnh viêm da, viêm kết mạc, viêm phế quản, hen phế quản của CNBC&PHBC cao hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê (xem chi tiết trên bảng 4). Đặc biệt một số nhóm bệnh như viêm mũi họng dị ứng, Bệnh lý DD-TT, bệnh viêm da, viêm kết mạc tỷ lệ thuận với tuổi nghề (xem chi tiết trên bảng 5).

Tóm lại, một số bệnh thường gặp ở CNBC&PHBC có tỷ lệ cao hơn nhóm đối chứng và tăng theo thời gian tiếp xúc, thể hiện sự liên quan đến nghề nghiệp của CNBC&PHBC, cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tích cực như hút bụi, khử trùng trước khi khai thác, trang bị khẩu trang khử khuẩn cho NLĐ, giặt sạch các túi bưu chính sau mỗi lần sử dụng. Trước mắt cần theo dõi phát hiện sớm các bệnh lý để điều trị kịp thời. Nhưng về lâu dài, cũng cần phải tổ chức khám tuyển tốt để lựa chọn được những NLĐ phù hợp, đặc biệt là những người không có tổn thương cơ quan đích để hạn chế đến mức tối đa sự ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

– Môi trường lao động của CNBC&PHBC bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hiếu khí, cầu khuẩn tan máu và nấm mốc.

– Một số bệnh có liên quan đến nghề nghiệp của CNBC&PHBC, thể hiện hậu quả tác động của điều kiện lao động bất lợi như: viêm mũi họng dị ứng, Bệnh lý dạ dày – tá tràng T, bệnh viêm da, viêm kết mạc, viêm phế quản, hen phế quản.

5.2. Kiến nghị

– Cải thiện điều kiện lao động cho CNBC&PHBC, đặc biệt chú ý đến thông gió nhân tạo tại các vị trí làm việc, hút bụi, khử trùng trước khi khai thác, trang bị khẩu trang khử khuẩn cho NLĐ, tăng cường vệ sinh các loại bao túi đựng bưu kiện bưu phẩm để giảm mức độ ô nhiễm bởi vi sinh vật.

– Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn phù hợp với CNBC&PHBC; tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các bệnh lý có tính chất nghề nghiệp để cách ly và điều trị kịp thời.

 Tài liệu tham khảo

1. Đào Văn Dũng (2008), Thiết kế nghiên cứu hệ thống y tế, NXB Y học, Hà Nội. tr 59-65.

2. Lê Thế Thư (1999), Nghiên cứu các đặc điểm tâm sinh lý, sức khoẻ của công nhân lái xe Bưu chính và đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn cho các chuyến xe Bưu chính. Báo cáo đề tài khoa học cấp ngành. Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Oai, Phạm Thị Hiền (2002), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn Công nhân lái xe Bưu chính, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội, MS 059-2001-TCT-RDP-YT-91.

4. Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Thị Xuân Hương (2002), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn Công nhân Khai thác Bưu chính & Phát hành báo chí, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội, MS 059-2001-TCT-RDP-YT-91.

5. Nguyễn Văn Oai, Trịnh Hoàng Hà (2005), Nghiên cứu tính hệ thống của môi trường và sức khỏe người lao động Bưu Điện, Báo cáo tổng kết đề tài cấp TCT Bưu chính Viễn thông VN, Hà Nội, MS 031-2002-TCT-AP-YT-87.

6. Trịnh Hoàng Hà (2013), Nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe của công nhân lái xe Bưu chính trong ngành Bưu Điện, Tạp chí Y học thực hành (870) – số 5/2013.

7. Trường đại học Y Hà Nội – Bộ môn dịch tễ học (1996), Thực hành dịch tễ học, NXB Y học, Hà Nội. tr 175-197.

      8. V. Omelanski, Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí. Truy cập tại [http://www.vsmmb.com/data/upload_file/File/VSLS%204/VSkhongkhi.pdf]. 

(Theo TCBHLĐ tháng 11/2013)


(Nguồn tin: )