Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cỡ số quần áo bảo hộ lao động phổ thông cho nam và nữ

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:44(GMT +7)

Báo cáo giới thiệu kết quả nghiên cứu về tiêu chuẩn hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động cho công nhân lao động phổ thông hiện nay. Những kết quả đạt được của đề tài nhằm đảm bảo độ vừa vặn cho quần áo bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn và tiện nghi cho người lao động, giảm thiểu tối đa cảm giác khó chịu của người công nhân khi mặc, góp phần nâng cao sức khỏe và tăng năng suất lao động của công nhân. Tiêu chuẩn cỡ số quần áo sẽ giúp cho sản xuất công nghiệp được thuận lợi, thống nhất, đồng thời sẽ thuận tiện cho người lao động khi mua và sử dụng quần áo.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương tiện bảo vệ cá nhân nói chung và quần áo bảo hộ lao động nói riêng phải bảo đảm các tiêu chuẩn, yêu cầu về an toàn, vệ sinh và tiện nghi sử dụng.

Hiện nay tiêu chuẩn mới về quần áo bảo hộ lao động phổ thông chưa có. Tiêu chuẩn TCVN 1600-91, TCVN 1600-91 về quần áo bảo hộ cho nam và nữ công nhân lao động phổ thông do Viện Bảo hộ lao động nghiên cứu, thì từ năm 2004 đến nay đã bị hủy bỏ (không còn trong danh mục tiêu chuẩn Việt Nam) do không được đề nghị và soát xét, điều chỉnh kịp thời. Tiêu chuẩn TCVN 1600-91, TCVN 1600-91 đã được xây dựng dựa trên hệ thống kích thước trong tiêu chuẩn  TCVN – 72 đã được xây dựng cách đây 40 năm nên không còn phù hợp.

Việt Nam là một quốc gia có nguồn nhân lực lao động dồi dào. Số lao động phổ thông khoảng 20 triệu người. Thị trường tiêu thụ quần áo bảo hộ lao động ở nước ta rất lớn, nhưng lại không có hệ thống cỡ số quần áo thống nhất để sản xuất công nghiệp. Thực trạng sản xuất, sử dụng và quản lý phương tiện bảo vệ cá nhân nói chung, quần áo bảo hộ lao động phổ thông cho công nhân nói riêng còn bị xem nhẹ và buông lỏng. Quần áo bảo hộ lao động kém phong phú về chủng loại, kiểu dáng.. Hầu hết quần áo bảo hộ lao động hiện nay là quần áo may sẵn, sản xuất công nghiệp với các cỡ số không thống nhất và không phù hợp với người lao động.

Để phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp và để thuận tiện cho việc lựa chọn quần áo bảo hộ lao động phù hợp với người tiêu dùng đòi hỏi phải có tiêu chuẩn cỡ số quần áo cho người lao động phổ thông Việt Nam hiện nay. Tiêu chuẩn  quần áo sẽ làm giảm chi phí sản xuất, đảm bảo tính tiện nghi và an toàn của người lao động, giúp nâng cao sức khỏe và tăng năng suất lao động.

Nhằm đáp ứng một phần yêu cầu của thực tế, Trung tâm An toàn lao động, Viện KH An toàn và vệ sinh lao động đã nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cỡ số quần áo bảo hộ lao động phổ thông cho nam và nữ. Đây là một phần của mục tiêu và nội dung trong khuôn khổ của đề tài: ” Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quần áo bảo hộ lao động phổ thông cho nam và nữ “, Mã số: CTTĐ-2019/03/TLĐ.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

– Đề xuất được các yêu cầu kỹ thuật đối với quần áo bảo hộ lao động phổ thông cho nam và nữ;

– Ban hành được tiêu chuẩn quần áo bảo hộ lao động phổ thông – Yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn quần áo bảo hộ lao động phổ thông

– Cỡ số;          

III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Thu thập số liệu điều tra nhân trắc lao động phổ thông.

Để xây dựng hệ thống cỡ số chuẩn, việc làm trước tiên và cũng là quan trọng nhất, đó là tiến hành một cuộc khảo sát nhân trắc học.

Gần đây nhất là năm 2007, Viện Dệt-May đã thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam, nữ và trẻ em trên cơ sở số đo nhân trắc người Việt Nam”, hoàn thành năm 2009. Đề tài đã tiến hành khảo sát 3024 nam và 2707 nữ trong độ tuổi lao động.  Đối tượng đo bao gồm sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân lao động phổ thông… có độ tuổi từ 18-60 tuổi, trên phạm vi cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Đề tài đã kế thừa các kết quả nghiên cứu cuộc khảo sát này.

Độ tin cậy của kết quả thu thập số liệu điều tra nhân trắc nữ trong độ tuổi lao động  của Viện Dệt -May được kiểm định qua một số công việc sau: mục tiêu của cuộc khảo sát, phương pháp đo và kỹ thuật đo, tiêu chuẩn phương pháp đo, lựa chọn đối tượng đo, tính đại diện, tính ngẫu nhiên khi chọn mẫu, các mốc đo, tư thế người được đo, người đo, kết quả kiểm định thống kê của tập mẫu nguồn.

3.2. Xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể.

– Xác định được các kích thước chủ đạo: chiều cao đứng và vòng ngực. Kích thước chiều cao được coi là kích thước chủ đạo bậc nhất, kích thước vòng ngực đại diện cho các kích thước vòng là kích thước chủ đạo bậc hai.

Bậc nhảy của các kích thước chủ đạo (Bảng 1 và 2)

            Chọn bậc nhảy của chiều cao đứng là 6 cm vì giá trị chiều cao trung bình thỏa mãn tỉ lệ phân cỡ, nằm trong phạm vi phân cỡ. Số lượng 4 khoảng cỡ theo chiều cao cũng phù hợp với sản xuất công nghiệp quần áo bảo hộ lao động.

              Chọn bậc nhảy của vòng ngực là 8 cm vì với bậc nhảy 8 cm có khoảng phạm vi phân cỡ phù hợp với khoảng phân vị đã chọn là từ 1% đến 99%, thu được 3 khoảng cỡ.  

– Hệ thống cỡ số cơ thể nữ giới Việt Nam từ dữ liệu nhân trắc sử dụng cho thiết kế quần áo bảo hộ lao động phổ thông gồm 9 cỡ số, khoảng phân cỡ của kích thước chiều cao từ 146cm÷170cm, khoảng phân cỡ của kích thước vòng ngực từ 72cm÷96cm. Bậc nhảy chiều cao là 6cm, bậc nhảy của kích thước vòng ngực là 8cm.

– Hệ thống cỡ số cơ thể nam công nhân được xây dựng thành 7 cỡ số. Khoảng phân cỡ của kích thước chiều cao từ 153cm đến 180cm, khoảng phân cỡ của vòng ngực từ 73cm đến 97cm. Chọn bậc nhảy cho kích thước chiều cao đứng là 6cm, kích thước vòng ngực là 8cm.

Bảng 1. Xác định tần suất theo phương án chiều cao nhảy 6cm và vòng ngực nhảy 8cm của nam công nhân lao động phổ thông.

Vòng ngực nhảy 8cm

Tổng

         73

77

85

93

97

<73

73 – 81

81 – 89

89 – 97

>97

Chiều cao nhảy 6cm

150

(<150)

Tần số

0

4

5

0

0

9

Tổng (%)

0

0,1

0,2

0

0

0,3

153

(150-156)

Tần số

0

40

66

15

3

124

Tổng (%)

0

1,5

2,4

0,5

0,1

4,5

159

(156-162)

Tần số

6

187

357

114

6

670

Tổng (%)

0,2

6,8

13,0

4,2

0,2

24,5

165

(162-168)

Tần số

2

270

661

246

26

1205

Tổng (%)

0,1

9,9

24,1

9,0

0,9

44,0

171

(168-174)

Tần số

2

76

365

144

15

602

Tổng (%)

0,1

2,8

13,3

5,3

0,5

22,0

177

(174-180)

Tần số

0

12

73

37

3

125

Tổng (%)

0

0,4

2,7

1,4

0,1

4,6

180

(>180)

Tần số

0

0

0

3

1

4

Tổng (%)

0

0

0

0,1

0

0,1

Tổng

Tần số

10

589

1527

559

54

2739

Tổng (%)

0,4

21,5

55,8

20,4

2,0

100,0

      Bảng 2. Xác định tần suất theo phương án chiều cao nhảy 6cm và vòng ngực nhảy 8cm của nữ công nhân lao động phổ thông

Vòng ngực nhảy 8cm

Tổng

<72

76

(72-80)

84

(80-88)

92

(88-96)

>96

Chiều cao nhảy 6cm

<146

Tần số

0

14

23

5

1

43

Tổng (%)

0,0%

0,6%

1,0%

0,2%

0,0%

1,9%

149

(146-152)

Tần số

2

209

348

121

10

690

Tổng (%)

0,1%

9,3%

15,5%

5,4%

0,4%

30,8%

155

(152-158)

Tần số

2

251

564

198

22

1037

Tổng (%)

0,1%

11,2%

25,2%

8,8%

1,0%

46,3%

161

(158-164)

Tần số

0

85

232

94

16

427

Tổng (%)

0,0%

3,8%

10,4%

4,2%

0,7%

19,1%

167

164-170

Tần số

0

2

26

10

0

38

Tổng (%)

0,0%

0,1%

1,2%

0,4%

0,0%

1,7%

>170

Tần số

0

0

1

2

0

3

Tổng (%)

0,0%

0,0%

0,0%

0,1%

0,0%

0,1%

Tổng

Tần số

4

561

1194

430

49

2238

Tổng (%)

0,2%

25,1%

53,4%

19,2%

2,2%

100,0%

Xây dựng hệ thống kích thước cơ thể công nhân lao động.

Từ các tính toán trên, đề tài xây dựng hệ thống kích thước cơ thể để từ đó tính toán xây dựng hệ thống kích thước quần áo. Đề tài đã xây dựng 19 cỡ số cơ thể nữ và nam công nhân lao động phổ thông. Hệ thống kích thước cơ thể này giúp cho việc thiết kế trang phục được thuận tiện và đảm bảo độ vừa vặn.

               Bảng 3: Thông số kích thước cơ bản để thiết kế quần áo nữ lao động phổ thông (Bảng này đã chọn 6 cỡ cơ thể nữ để xây dựng 6 cỡ quần áo)

Stt

Kích thước

Cỡ

149/84

149/92

155/84

155/92

161/84

161/92

1

Chiều cao đứng

149

149

155

155

161

161

2

Vòng ngực

84

92

84

92

84

92

3

Vòng cổ

33,4

34,9

33,8

35,3

34,2

35,7

4

Chiều rộng vai

37,6

38,1

38,0

38,5

38,5

39,0

5

Chiều rộng lưng

34,7

36,3

34,9

36,5

35,2

36,7

6

Vòng eo

68,7

75,1

68,5

74,9

68,2

74,6

7

Vòng mông

87,0

91,0

88,3

92,3

89,6

93,6

8

Vòng cánh tay trên

26,7

29,3

26,6

29,2

26,5

29,1

9

Vòng cổ tay

14,7

15,3

14,9

15,5

15,0

15,7

10

Chiều dài bên ngoài chân

93,4

93,5

97,3

97,4

101,2

101,3

11

Chiều dài bên trong chân

74,0

73,7

76,8

76,5

79,7

79,4

12

Vòng đùi trên

49,4

52,5

50,1

53,1

50,7

53,8

13

Vòng đầu gối

34,1

35,5

34,7

36,2

35,3

36,8

14

Vòng cổ chân – gót chân

28,9

29,4

29,5

30,0

30,1

30,6

15

Chiều dài bụng trước

38,3

39,4

38,9

40,0

39,6

40,7

16

Chiều dài tay

53,8

54,5

55,8

56,5

57,8

58,5

17

Chiều dài lưng

36,8

37,0

37,6

37,8

38,4

38,6

18

Chiều cao từ cổ 7 – đất

126,6

127,2

131,3

131,8

135,9

136,5

19

Chiều cao từ eo – đất

91,2

91,6

94,9

95,3

98,7

99,1

Kích thước tính bằng centimét

                 Bảng 4. Thông số kích thước cơ bản để thiết kế quần áo nam lao động phổ thông (Bảng này đã chọn 5 cỡ cơ thể nam để xây dựng 5 cỡ quần áo)

Stt

Các kích thước

159/85

165/85

165/93

171/85

171/93

1

Chiều cao

159

165

165

171

171

2

Vòng ngực

85

85

93

85

93

3

Vòng cổ

37,8

38,1

39,8

38,4

40,1

4

Chiều rộng vai

41,3

42,0

42,8

42,7

43,5

5

Chiều rộng lưng

37,1

37,4

39,3

37,6

39,5

6

Vòng eo

73,8

73,2

80,7

72,6

80,1

7

Vòng mông

87,7

88,8

93,1

90,0

94,3

8

Vòng cánh tay trên

28,1

28,0

30,4

28,0

30,3

9

Vòng cổ tay

16,2

16,4

16,9

16,6

17,2

10

Chiều dài bên ngoài chân

96,9

100,6

100,6

104,4

104,3

11

Chiều dài bên trong chân

78,4

81,4

81,3

84,5

84,3

12

Vòng đùi trên

50,0

50,4

53,8

50,9

54,2

13

Chiều dài bụng trước

41,0

41,8

42,7

42,6

43,5

14

Vòng đầu gối

34,7

35,3

36,9

35,9

37,4

15

Chiều dài tay

57,7

59,7

60,1

61,7

62,1

16

Vòng cổ chân – gót chân

31,3

32,0

32,5

32,7

33,2

17

Chiều dài lưng

41,1

42,0

42,4

43,0

43,4

18

Chiều cao từ eo đến đất

95,6

99,1

99,5

102,7

103,0

19

Chiều cao cổ 7 đến đất

135,6

140,4

140,9

145,1

145,6

Kích thước tính bằng centimét

CHÚ THÍCH :   Ký hiệu cỡ số gồm các nhóm số biểu thị các số đo sau:

– Trước gạch chéo: chiều cao cơ thể

– Sau gạch chéo: số đo vòng ngực

3.3. Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động.

Trên cơ sở hệ thống cỡ số cơ thể của công nhân lao động phổ thông. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ lao động  theo các bước sau:

– Thiết kế các mẫu mỹ thuật cho QABHLĐPT và lựa chọn đưa ra bản thiết kế mỹ thuật cho QABHLĐPT

– Thiết kế các mẫu mỹ thuật cho QABHLĐPT và lựa chọn đưa ra bản thiết kế mỹ thuật cho QABHLĐPT

– Lựa chọn các cỡ số cơ thể của nam, nữ CNLĐPT để thiết lập cỡ số QABHLĐPT cho nam và nữ.

– Thiết kế mẫu kỹ thuật cho QABH cho nam CNLĐPT, nữ CNLĐPT.

– Xây dựng hệ thống cỡ số QABH cho nam CNLĐPT.

– Xây dựng hệ thống cỡ số QABH cho nữ CNLĐPT.

– Đánh giá độ vừa vặn của QABHLĐ bằng phương pháp mặc thử.

– Hiệu chỉnh mẫu sau khi đánh giá và đưa ra hệ thống cỡ số QABHLĐPT cho công nhân.

Sau khi thiết kế, đề tài đã may 400 bộ quần áo để đánh giá thử nghiệm tại các công ty và trong phòng thử nghiệm. Kết quả đánh giá độ vừa vặn của quần áo bằng phương pháp mặc thử như sau:

 Đề tài tiến hành thử nghiệm mặc thử đối với 180 nam và 180 nữ CNLĐPT tại các công ty trong khu vực phía Bắc vào tháng 8,9,10/ 2020.

– Khi kết thúc, đề nghị những người mặc thử nhận xét và đánh giá theo mẫu phiếu đánh giá.

 Đề tài tiến hành thử nghiệm mặc thử đối với 180 nam và 180 nữ CNLĐPT tại các công ty trong khu vực phía Bắc vào tháng 8,9,10/ 2020.

– Khi kết thúc, đề nghị những người mặc thử nhận xét và đánh giá theo mẫu phiếu đánh giá.

 Ảnh chụp các công nhân xây dựng mặc thử sản phẩm

Tổng hợp nhận xét của các công nhân mặc thử được trình bày trong Bảng 5. Nhận xét của 360 công nhân về sản phẩm đều có chung nhận xét hài lòng về kiểu dáng hợp thời trang, kết cấu hợp lý, mẫu mã đẹp, vừa vặn, độ cử động thoải mái, vải mặc mát, thấm mồ hôi, đảm bảo tính tiện nghi. Một số ý kiến nhận xét quần áo hơi ngắn và hơi chật đã được tiếp thu và hiệu chỉnh mẫu.

Kết quả hệ thống cỡ số quần áo cho lao động phổ thông được đưa ra trong bảng 5,6,7,8.

Bảng 5 – Cỡ số tiêu chuẩn áo cho nữ lao động thông dụng                                                      

Stt

Kích thước

Cỡ số

Dung sai

149/84

149/92

155/84

155/92

161/84

161/92

1

Chiều dài thân sau áo từ giữa chân cổ đến giữa đai gấu sau

61,5

62,5

63,0

64,0

64,5

65,5

±0,5

2

Chiều dài sườn áo

39,8

39,8

40,7

40,7

41,5

41,5

±0,5

3

Chiều dài thân trước áo từ đầu vai trong đến hết đai gấu trước

63,0

64,0

64,5

65,5

66,0

67,0

±0,5

4

Chiều dài vai áo

12,5

12,7

12,6

12,8

12,8

13,0

±0,2

5

Chiều rộng ngang nách áo đo khi cài cúc nẹp áo

51,0

55,0

51,0

55,0

51,0

55,0

+1,0

6

Chiều rộng ngang gấu đo khi cài cúc nẹp và cúc đai gấu

47,0

51,0

47,0

51,0

47,0

51,0

+1,0

7

Chiều dài tay áo từ đầu vai ngoài đến hết măng-sét

56,0

56,7

58,0

58,7

60,0

60,7

±0,5

8

Chiều dài bụng tay đến hết măng-sét

43,5

43,5

45,0

45,0

46,6

46,6

±0,5

9

Chiều rộng bắp tay đo tại gầm nách

18,8

20,3

19,2

20,7

19,6

21,1

+0,5

10

1/2 chiều dài măng-sét đo khi cài cúc

11,0

12,0

11,3

12,3

11,6

12,6

+0,5

11

Chiều dài 1/2 chân bản cổ

20,4

21,2

20,6

21,4

20,8

21,6

±0,5

Kích thước tính bằng centimét

Bảng 6 – Cỡ số tiêu chuẩn quần cho nữ lao động thông dụng

Stt

Kích thước

Cỡ số

Dung sai

149/84

149/92

155/84

155/92

161/84

161/92

1

Chiều dài quần phía ngoài cả cạp

89,0

89,0

93,0

93,0

97,0

97,0

-1

2

Chiều dài dàng quần đo từ đũng đến gấu

64,6

64,6

67,4

67,4

70,2

70,2

±0,5

3

Chiều dài cửa quần đo từ chân cạp đến hết moi quần

11,8

11,8

12,5

12,5

13,2

13,2

±0,2

4

Chiều rộng 1/2 cạp quần khi cài cúc

35,6

38,8

36,0

39,2

36,4

39,6

+0,5

5

Chiều rộng 1/2 cạp quần khi cài cúc và kéo căng chun tối đa

38,6

41,8

39,0

42,2

39,4

42,6

+0,5

6

Chiều rộng 1/2 ngang hông quần

48,8

52,0

49,4

52,6

50,0

53,2

+0,5

7

Chiều rộng 1/2 ngang đũng quần

30,8

32,5

31,2

32,9

31,6

33,3

+0,5

8

Chiều rộng 1/2 gấu quần

17,6

18,6

18,0

19,0

18,4

19,4

+0,5

Kích thước tính bằng centimét

Bảng 7 – Cỡ số tiêu chuẩn áo cho nam lao động thông dụng

Stt

Kích thước

Cỡ số

Dung sai

159/85

165/85

165/93

171/85

171/93

1

Chiều dài thân sau áo từ giữa chân cổ đến giữa đai gấu sau

66,0

67,5

68,0

69,0

69,5

±0,5

2

Chiều dài sườn áo

41,6

42,6

42,6

43,6

43,6

±0,5

3

Chiều dài thân trước áo từ đầu vai trong đến hết đai gấu trước

66,0

67,6

68,0

69,0

69,5

±0,5

4

Chiều dài vai áo

16,0

16,4

16,5

16,7

16,8

±0,2

5

Chiều rộng ngang nách áo đo khi cài cúc nẹp áo

57,0

57,5

61,5

58,0

62,0

+1,0

6

Chiều rộng ngang gấu đo khi cài cúc nẹp và cúc đai gấu

52,0

52,5

54,7

53,0

55,2

+1,0

7

Chiều dài tay áo từ đầu vai ngoài đến hết măng-sét

57,0

59,0

59,5

61,0

61,5

±0,5

8

Chiều dài bụng tay đến hết măng-sét

46,7

48,2

48,0

49,7

49,5

±0,5

9

Chiều rộng bắp tay đo tại gầm nách

22,5

22,7

23,9

22,8

24,0

+0,5

10

1/2 chiều dài măng-sét đo khi cài cúc

12,0

12,0

12,6

12,0

12,6

+0,5

11

Chiều dài 1/2 chân bản cổ

19,3

19,3

20,0

19,3

20,0

±0,5

Kích thước tính bằng centimét

Bảng 8 – Cỡ số tiêu chuẩn quần cho nam lao động thông dụng

Stt

Kích thước

Cỡ số

Dung sai

159/85

165/85

165/93

171/85

171/93

1

Chiều dài quần phía ngoài cả cạp

95,0

99,5

99,5

102,4

102,4

-1

2

Chiều dài dàng quần đo từ đũng đến gấu

68,2

71,0

71,0

73,8

73,8

±0,5

3

Chiều dài cửa quần đo từ chân cạp đến hết moi quần

15,0

15,5

15,5

16,0

16,0

±0,2

4

Chiều rộng 1/2 cạp quần khi cài cúc

35,5

36,0

39,8

36,6

40,4

+0,5

5

Chiều rộng 1/2 cạp quần khi cài cúc và kéo căng chun tối đa

38,5

39,0

42,8

39,6

43,4

+0,5

6

Chiều rộng 1/2 ngang hông quần

50,5

51,0

53,0

51,5

53,5

+0,5

7

Chiều rộng 1/2 ngang đũng quần

32,7

33,2

34,7

33,7

35,2

+0,5

8

Chiều rộng 1/2 gấu quần

20,4

20,8

21,6

21,0

21,8

+0,5

Kích thước tính bằng centimét

IV. KẾT LUẬN VÀ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.

Với mục tiêu xây dựng tiêu chuẩn về hệ thống cỡ số của QABHLĐPT, đề tài đã thực hiện được những nội dung và kết quả chủ yếu như sau:

– Thu thập bộ dữ liệu nhân trắc gồm 5731 kích thước đo cơ thể (trong đó 3024 nam và 2707 nữ) lao động (cả 3 miền Bắc, Trung, Nam), trong độ tuổi từ 18-60 tuổi, có tính đến cơ cấu lao động theo lãnh thổ, giới tính, độ tuổi, cỡ mẫu. Các mốc đo và phương pháp đo theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8559:1989 đảm bảo tính khoa học và chính xác cần thiết.  Đồ thị kích thước cơ thể được phân bổ chuẩn. Các số liệu thu được đáng tin cậy và đại diện cho quần thể  công nhân lao động phổ thông.

– Đã hoàn thành xây dựng được hệ thống cỡ số kích thước cơ thể của nam nữ công nhân lao động phổ thông.

+ Đề tài chọn kích thước chủ đạo là chiều cao và vòng ngực.

+ Bước nhảy của chiều cao là 6cm, bước nhảy của vòng ngực là 8cm.

+ Xác định giá trị các kích thước phụ thuộc bằng phương trình hồi quy tuyến tính để xây dựng bảng thông số kích thước cơ thể  phù hợp với đặc thù của người lao động với các kích thước cơ bản.

+ Đề tài đã xây dựng được hệ thống cỡ số cơ thể cho người lao động gồm 9 cỡ số cho nữ và 7 cỡ số cho nam. Các cỡ số đều có tần suất lớn hơn 4%.

– Đề tài đã xây dựng được hệ thống cỡ số cho nam và nữ LĐPT.

+ Đã tham khảo, lựa chọn và thiết kế mẫu quần áo bảo hộ cho công nhân lao động phổ thông; Tác giả đã lựa chọn mẫu quần áo rời phổ biến, tạo độ thông thoáng tốt, dễ sử dụng, áp dụng cho nhiều ngành nghề lao động phổ thông khác nhau.

+ Chọn ký hiệu cỡ số; Ký hiệu cỡ số là phân số tử số là kích thước chiều cao, mẫu số là kích thước vòng ngực. 

+ Xây dựng bảng kích thước quần áo vừa vặn với cơ thể trong hệ thống kích thước cơ thể với sự điều chỉnh một lượng dư cử động, lượng dư co vải, lượng dư công nghệ; Đề tài đã áp dụng phương pháp thiết kế tính toán, trên cơ sở xây dựng mẫu thiết kế gốc, bổ sung thêm một lượng dư co vải và lượng dư cử động biến đổi phù hợp với yêu cầu. Sử dụng phần mềm Gerber 8.3 để thiết kế và nhảy mẫu từ cỡ số trung bình nhảy cỡ cho các cỡ số còn lại.

+ Hệ thống quần áo của nam gồm 5 cỡ số, tần suất của các cỡ số là 81,4%. Hệ thống quần áo BHLĐPT của nữ gồm 6 cỡ số, tần suất của các cỡ số này là 93%.

– Độ vừa vặn và tính tiện nghi của quần áo được đánh giá bằng 3 phương pháp.

+ Đánh giá bằng phương pháp mặc thử cho thấy người lao động mặc thử trong 15 ngày tại 3 cơ sở sản xuất cơ khí, dệt may, xây dựng. Các ý kiến đều nhận xét quần áo đảm bảo tính tiện nghi và vừa vặn. Kết quả đánh giá về độ vừa vặn, tiện nghi của QABHLĐ phổ thông của các cỡ số bằng kỹ thuật mặc thử trên 360 công nhân cho thấy sự hài lòng của người lao động với quần áo mặc thử cả về độ vừa vặn và tiện nghi.

+ Đánh giá bằng phương pháp chuyên gia: Cả 3 chuyên gia trong lĩnh vực dệt may đều nhận xét tính hợp lý của quần áo. Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia với ý kiến của 3 chuyên gia cho thấy ưu điểm: kiểu dáng đẹp, kích cỡ vừa vặn, phù hợp với điều kiện sử dụng của người lao động; cỡ số ký hiệu theo chiều cao và vòng ngực hợp lý, lựa chọn vật liệu “Vải 65/35 Pe/Co hợp lý”, đảm bảo tiện nghi, thấm mồ hôi và bền; mẫu quần áo thiết kế đạt được các yêu cầu kỹ thuật về khả năng bảo vệ, yêu cầu sử dụng, yêu cầu vệ sinh và tính thẩm mỹ cần có của QABHLĐ phổ thông

– Đề tài đã xây dựng được tiêu chuẩn về quần áo bảo hộ lao động phổ thông- cỡ số

Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được tiêu chuẩn QABHLĐPT thay thế tiêu chuẩn TCVN 1601-91, TCVN 1600-91  đã không được ban hành từ năm 2004.

Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo các sản phẩm QABV chuyên dụng cho các ngành như QABV cho công nhân ngành điện, quần áo cản điện trường, quần áo cho công nhân ngành cao su, ngành thủy sản…và xây dựng bộ tiêu chuẩn QABV cho từng ngành nghề để đảm bảo tính tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo tính an toàn và thuận lợi trong lao động, làm tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc của người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2011), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số và thiết kế mẫu quần áo bảo hộ lao động  cho nam công nhân lao động phổ thông hiện nay” , Viện NC KHKT Bảo hộ lao động.

[2]. Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Ngô Chí Trung, (2002), “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo chủng loại quần áo bảo hộ lao động dùng trong môi trường có nhiệt độ cao trên quan điểm tính tiện nghi của trang phục”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[3]. Nguyễn Văn Thông, (2009), Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo nam, nữ và trẻ em trên cơ sở số đo nhân trắc người Việt Nam, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ Công thương.

[4]. TCVN 1601-74: Quần áo lao động phổ thông dùng cho nữ công nhân.

[5]. TCVN 6689:2009: Quần áo bảo vệ- Yêu cầu chung.

[6]. TCVN 5782:2009: Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo.

[7]. EN 340: 12-2003: personal protective clothing – general requirements

[8]. ISO 8559:1989 Garment construction and anthropometric surveys – Body dimensions.

[9]. ISO/TR 10652:1991 Standard sizing systems for clothes.

[10]. ISO 13688:1998: personal protective clothing- general requirements

ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, KS. Lê Thị Thu Hiền,ThS. Nguyễn Sỹ Khánh Linh 

Trung tâm An toàn lao động, Viện KH An toàn và vệ sinh lao động


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)