Nội dung nghiên cứu của “Sức khỏe nghề nghiệp”

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:46(GMT +7)

Những nội dung nghiên cứu cơ bản của “Sức khỏe nghề nghiệp”

Vệ sinh lao động (Occupational hygiene) – Khoa học đánh giá và kiểm soát các yếu tố và các stress của môi trường lao động có ảnh hưởng tới sự thoải mái, tiện nghi và sức khoẻ người lao động( vai trò của các bác sỹ vệ sinh lao động).

An toàn lao động (Occupational safety) – Khoa học nghiên cứu, tìm ra các yếu tố nguy cơ gây chấn thương và đề xuất các giải pháp về an toàn lao động, phòng chống tai nạn lao động (vai trò của các kỹ sư an toàn lao động).

Độc chất học (Toxicology) – Khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa cơ thể và chất độc, xác định giới hạn nồng độ tiếp xúc tối đa cho phép và dự phòng các nhiễm độc nghề nghiệp.

– Tâm lý lao động (Psychology of work)– Khoa học nghiên cứu đặc điểm của yếu tố tâm lý trong quá trình lao động, phòng chống căng thẳng và tăng cường khả năng lao động, sức khỏe cho người lao động.

Sinh lý lao động (Physiology of work) – Khoa học nghiên cứu các biến đổi và sự thích ứng của cơ thể trong các loại hình lao động khác nhau để tìm ra giới hạn sinh lý của người trong quá trình lao động và đề xuất các giải pháp phòng chống mệt mỏi, tăng cường sức khoẻ và khả năng lao động.

Ecgônômi (Ergonomie) – Khoa học liên ngành nghiên cứu về các phương tiện, phương pháp sản xuất, môi trường lao động và sinh hoạt phù hợp với các đặc điểm hình thái, sinh lý, tâm lý của con người để họ làm việc năng suất cao, an toàn và thoải mái.

Bệnh nghề nghiệp (Occupational diseases)- Khoa học nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng của bệnh nghề nghiệp do ảnh hưởng của các hại nghề nghiệp, nhằm phát hiện sớm những trường hợp rối loạn sức khoẻ, đồng thời xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị, giám định bệnh nghề nghiệp.

Dịch tễ học môi trường lao động (Occupational environmental epidemiology) là áp dụng phương pháp dịch tễ học trong nghiên cứu sức khoẻ nghề nghiệp.


(Nguồn tin: )