Quấy rối và Bạo lực tại nơi làm việc: Nhận biết bản chất vấn đề

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:51(GMT +7)

Hậu quả của việc quấy rối và bạo lực tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến cả người lao động, khách hàng và khách thăm quan. Mọi người đều có quyền được bảo vệ trong khi làm việc.

Khi quấy rối và bạo lực tại nơi làm việc không được xác nhận, nó có thể không được chú ý và không được báo cáo. Trong một số trường hợp, nạn nhân hoặc các đồng nghiệp không thể ngay lập tức nhận ra một cách rõ ràng các dấu hiệu và không thể nhìn thấy những tác hại mà nó gây ra. Nhận thức và báo cáo về hành vi quấy rối, bạo lực tại nơi làm việc là một bước tiến tới việc phòng ngừa. 

Bạo lực tại nơi làm việc

Khi chúng ta nghe về bạo lực tại nơi làm việc, sẽ có khuynh hướng suy nghĩ về bạo lực thể xác như đánh, xô đẩy, đá và các hành vi đe dọa như giơ nắm đấm và đập vỡ hoặc ném đồ vật. Nó cũng có thể dưới dạng những cuộc tranh cãi, gây thiệt hại về tài sản, phá hoại, trộm cắp, chấn thương tâm lý, các sự số liên quan đến việc tức giận, hiếp dâm, đốt phá và giết người. Tuy nhiên bạo lực tại nơi làm việc cũng bao gồm các hành vi không rõ ràng, nhưng tính chất phá hoại là ngang nhau, chẳng hạn như đe dọa bằng lời nói hoặc văn bản, tin đồn, chửi mắng và lạm dụng quyền chửi thề, lăng mạ hoặc những ngôn ngữ thô tục với mục đích gây tổn hại.   

Theo sáng kiến về bạo lực tại nơi làm việc của Canađa, một trong năm tình huống bạo lực (bao gồm hành hung, tấn công tình dục và cướp bóc) xảy ra tại nơi làm việc thì bạo hành tại nơi làm việc không giới hạn ở những sự cố xảy ra trong một nơi làm việc thông thường. Nó có thể xảy ra bên ngoài các hoạt động công việc như hội thảo, tập huấn, triển lãm thương mại, các sự kiện xã hội, trong nhà của khách hàng hoặc xa nơi làm việc (nhưng liên quan đến công việc như là một cuộc điện thoại đe dọa tại nhà từ khách hàng)

Quấy rối tại nơi làm việc

Quấy rối là một hình thức phân biệt đối xử. Nó bao gồm bất kỳ một hành vi hoặc lời nói không mong muốn có thể xúc phạm hoặc làm nhục một ai đó. Nói chung, quấy rối là hành vi tồn tại theo thời gian nhưng những tình huống có mức độ nghiêm trọng dù chỉ xảy ra một lần cũng có thể được coi là quấy rối.

Quấy rối xảy ra khi một người nào đó đưa ra những lời nhận xét không hài lòng hoặc đùa giỡn về chủng tộc, nguồn gốc quốc gia hoặc dân tộc, màu da, tôn giáo, tuổi tác, giới tính, khuynh hướng tình dục, tình trạng hôn nhân, tình trạng gia đình, khuyết tật hoặc một án phạt đã được ân xá.

Những hành động lặp đi lặp lại và dai dẳng này đối với một cá nhân có thể gây đau khổ, hao mòn, thất vọng hoặc kích động một phản ứng từ người đó. Đó là một hành vi với những biểu hiện như lặp đi lặp lại, gây nhiều áp lực, sợ hãi, hăm dọa hoặc làm mất năng lực của người khác. Khi đứng độc lập, những hành vi này có vẻ vô hại; tuy nhiên những hành vi này có tác động cộng hưởng và tính chất lặp đi lặp lại, do đó có thể gây ra các tác động có hại. Một cuộc thăm dò của đại học Queen năm 2014 cho thấy 23% người Canada đã từng bị quấy rối tại nơi làm việc.

Quấy rối tình dục

Quấy rối tình dục là bất kỳ hành vi, nhận xét, cử chỉ hoặc tiếp xúc nào có tính chất tình dục có thể gây ra hành vi xúc phạm hoặc làm nhục hoặc cảm nhận thấy bị đặt vào hoàn cảnh có thể bị quấy rối tình dục khi làm việc hoặc bất kỳ nơi tập huấn hay đào tạo nào.

Một hiện tượng phổ biến nhưng không được báo cáo rộng rãi

Kết quả từ khảo sát năm 2014 của Reid Angus về quấy rối tình dục ở Canada cho thấy 3 trong 10 người Canada nói rằng họ đã từng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhưng rất ít người báo cáo điều này với người sử dụng lao động của họ. Lý do duy nhất cho việc không báo cáo này là họ “thích tự giải quyết vấn đề của họ”. Các lý do khác cho việc không báo cáo là xấu hổ, không chắc đó là quấy rối, sợ nó sẽ gây tổn hại đến sự nghiệp của họ, và cảm giác rằng vấn đề này là quá nhỏ.

Ba phần tư số người Canada được phỏng vấn cho rằng vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc là quan trọng và nên được quan tâm hơn. Số người tương tự cũng cho rằng nó nên được phổ biến rộng rãi hoặc ít nhất là xuất hiện phổ biến hơn.

Nơi làm việc gặp rủi ro

Loại công việc mà bạn làm, nơi bạn làm việc và dạng tương tác nào mà bạn có đều có thể làm bạn tăng các nguy cơ bạo lực và quấy rối. Một vài ví dụ về loại hình công việc có nguy cơ bạo lực và quấy rối cao bao gồm: 

– Làm việc tại nơi công cộng.

– Phân phối tiền, phân phối các vật có giá trị và các chất gây nghiện.

– Tiến hành kiểm tra hoặc khám xét theo bổn phận.

– Chăm sóc sức khỏe y tế

– Làm việc với những người không ổn định hoặc thay đổi công việc.

– Làm việc ở những nơi có phục vụ rượu

– Làm việc một mình hoặc với số lượng nhỏ, trong môi trường phục vụ công cộng, trong xe taxi hoặc xe buýt.

– Làm việc trong khi có những sự thay đổi lớn trong tổ chức ví dụ như trong quá trình đình công hoặc thu hẹp quy mô.

Bạn có nguy cơ cao gặp bạo lực tại nơi làm việc nếu bạn là nhân viên y tế, quản giáo, nhân viên dịch vụ xã hội, giáo viên, thanh tra nhà ở thành phố, nhân viên công trình công cộng hoặc nhân viên bán lẻ.

Tác động

Chi phí tài chính và nhân lực của bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc là rất lớn.

Trước hết, người lao động bị quấy rối và bạo hành có thể bị ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý. Mọi người đều phản ứng trước các tình huống theo cách riêng của mình, nhưng những phản ứng thông thường có thể từ giảm sút tinh thần và năng suất lao động, thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ, phủ nhận, hoảng sợ và lo lắng, trầm cảm, sợ hãi, rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) và có thể đến mức có tư tưởng tự sát.

Các tổ chức cũng bị tác động. Giảm năng suất lao động, giảm sút tinh thần, tăng số ngày nghỉ và các chi phí chăm sóc sức khỏe, và các chi phí pháp lý tiềm ẩn có thể tác động đến tổ chức nếu không tiến hành các bước để ngăn ngừa quấy rối và bạo lực.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động theo luật pháp, và nó bao gồm cả việc bảo vệ khỏi quấy rối và bạo lực. Nhiều luật an toàn vệ sinh lao động địa phương hiện nay bao gồm cả những thiệt hại đến sức khỏe tâm lý được định nghĩa do quấy rối. Các nhà quản lý không nên dung thứ với bất kỳ hành vi bạo lực nào bao gồm hành hung, quấy rối hoặc đe dọa bạo lực. Các hành vi bạo lực hoặc hành hung có thể làm tổn thương sức khỏe tinh thần của mọi người trong tổ chức và tạo ra một môi trường làm việc không an toàn về tâm lý khiến người lao động sợ hãi và lo lắng.

Cam kết từ nhà quản lý là một trong những phần quan trọng của bất kỳ một chương trình phòng ngừa bạo lực tại nơi làm việc. Cam kết này có thể được truyền thông hiệu quả nhất thông qua một chính sách dưới dạng văn bản bao gồm cả một hệ thống mà người lao động có thể báo cáo về các vấn đề quấy rối và bạo lực mà họ đã từng trải qua.

Bước quan trọng đầu tiên là học cách nhận biết một cách rõ ràng bạo lực tại nơi làm việc.

Hầu hết các cơ quan có thẩm quyền của Canada đều có một “điều khoản chung” trong luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, nó yêu cầu chủ sở hữu lao động phải có mọi biện pháp phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người lao động. Các thông tin khác về chủ đề này có trong bảng câu hỏi OSH của tài liệu OH&S Legislation – Due Diligence. Quy định này bao gồm việc bảo vệ nhân viên khỏi nguy cơ bạo lực tại nơi làm việc.

Các cơ quan có thẩm quyền tại Canada có những quy định cụ thể về phòng ngừa bạo lực tại nơi làm việc bao gồm Alberta, British Columbia, Saskatchewan, Manitoba, Ontario, Nova Scotia, Newfoundland and Labrador and Prince Edward Island cũng như những nơi làm việc do Liên Bang quản lý (đối với các tổ chức nằm trong Luật Lao động Canada, Phần II) . Quebec có luật về “quấy rối tâm lý”, bao gồm các hình thức bạo lực tại nơi làm việc. Nhiều cơ quan có thẩm quyền cũng có những quy định riêng tại nơi làm việc có thể liên quan đến việc phòng ngừa bạo lực lại nơi làm việc. Ontario cũng có luật quấy rối riêng.

Biên dịch: Việt Thắng


(Nguồn tin: http://ccohs.ca)