TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG DUY TU ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:21(GMT +7)

TS. VƯƠNG NAM ĐÀN

Trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng của nhà nước nhiều thanh phần kinh tế đã hình thành và phát triển. Ngành thi công đường bộ phát triển nhiều các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH cùng tham gia thi công. Thi công, duy tu bảo dưỡng đường bộ với tính chất công việc khác so với các ngành xây dựng. NLĐ thường xuyên phải làm việc lưu động, di chuyển theo từng tuyến đường. Vì vậy, công tác đảm bảo ATVSLĐ và BVMT cho NLĐ còn gặp rất nhiều khó khăn.

Trên các công trường xây dựng đường bộ hiện nay, bên cạnh việc áp dụng một số công nghệ thiết bị mới phục vụ công tác thi công, điều kiện làm việc của người lao động vẫn còn mang nặng tính thủ công, chưa có những cải thiện tích cực. Người lao động thường xuyên làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm do: bụi, tiếng ồn, rung động, hơi khí độc…; cường độ lao động cao, nhiều yếu tố nguy hiểm tác động có khả năng gây ra tai nạn; điều kiện thiên nhiên rất khắc nghiệt: nắng, mưa, gió, lốc, lũ, lụt, sạt lở…. NLĐ thi công, duy tu bảo dưỡng đường bộ thường xuyên làm việc ngoài trời, làm việc quanh năm kể cả hai mùa nắng và mưa. Mùa khô là mùa mà ngành đường bộ đẩy mạnh công tác thi công, nhất là lớp nền và lớp mặt bê tông nhựa. Mùa khô khu vực duyên hải miền Trung có gió nóng từ Lào thổi về tạo ra vùng vi khí hậu nóng làm tăng thêm nhiệt độ, có thời điểm nhiệt độ trong ngày đạt 39 – 400C. Trong ĐKLĐ nóng bức NLĐ thường ra mồ hôi để giảm nhiệt độ tiếp xúc da (giảm tác động nhiệt độ lên bề mặt da) cơ thể mất nước, cuối ca làm việc họ cảm thấy mệt mỏi. Trong khi đó khu vực Tây Nguyên vào mùa mưa nhiệt độ thấp và độ ẩm tăng cao (w>90%). Mùa mưa thường gây nên lũ lụt, trượt lở đất, đá gây tắc đường và. Mùa khô Tây Nguyên cùng với mùa gió chướng NLĐ làm việc trong điều kiện khắc nghiệt về thời tiết. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm ở Tây Nguyên từ 7 đến 150C tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe con người.

• Điều kiện sinh hoạt của NLĐ

Trước hết phải nói rằng đời sống của người lao động làm đường bộ không ổn định, nơi ăn chốn ở, sống có tính chất tạm bợ. Họ thường xuyên phải di chuyển theo yêu cầu của công việc, nhà ở thường là các lán trại tạm phải sống chung với nóng bức của mùa hè, với giá rét của mùa đông và những trận mưa to, bão lớn. Điều kiện làm việc của người lao động làm đường bộ có nhưng đặc trưng riêng, không giống như điều kiện làm việc của người lao động trong các cơ sở sản xuất mà thời gian qua nhiều đề tài đã tiến hành điều tra nghiên cứu.

Người lao động duy tu đường bộ phải làm việc ngoài trời nên thường bị các loại côn trùng cắn, đốt, vì vậy NLĐ duy tu đường bộ đường Trường sơn có tỷ lệ sốt rét rất cao.

• Môi trường lao động

Điều kiện làm việc của người lao động duy tu, bảo dưỡng đường bộ vẫn còn mang nặng tính thủ công, chưa có những cải thiện tích cực. Người lao động thường xuyên làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm do: bụi, tiếng ồn, rung động, hơi khí độc…; nhiều yếu tố nguy hiểm tác động có khả năng gây ra tai nạn; điều kiện thiên nhiên rất khắc nghiệt: nắng, mưa, gió, lốc, lũ, lụt, sạt lở…. Thông qua kết quả khảo sát và hồi cứu số liệu, NLĐ duy tu bảo dưỡng với công việc là vá các đường nhựa bị hỏng có hình dạng và kích cỡ khác nhau như hình tròn dạng ổ gà, các đoạn sụt lún. NLĐ duy tu bảo dưỡng đường thường có xe đưa đón , một đơn vị khoảng 10-15 người phụ trách 50km đường. Họ không có chỗ nghỉ ngơi ở công trình, mọi người tranh thủ thi công, nơi họ nghỉ trưa là ở các bụi cây, gầm cầu ……Các bước tiến hành sửa chữa đường bộ, trước hết đào vét các loại hố; làm móng bằng đá dăm với kích thước 1x2cm đối với hố lớn hoặc lót đá dăm đối với các hố nhỏ dạng ổ gà; dùng máy đầm rung cá nhân (hố nhỏ) máy Lu (hố lớn), thổi bụi làm sạch mặt đá dăm để chuẩn bị tưới nhựa, nấu thùng nhựa tại chỗ và tưới nhựa.

Bảng 1 : Môi trường lao động ngành duy tu đường bộ

Đơn vị khảo sát và thu thập tài liệu

Các chỉ tiêu Môi trường lao động

Bụi

Hơi độc

VKH

Tiếng ồn

T. số Mẫu

Vượt TCCP

T. số Mẫu

Vượt TCCP

T.số Mẫu

Vượt TCCP

T. số Mẫu

Vượt TCCP

Duy tu, bảo dưỡng đường Trường sơn

11

10

3

0

9

7

11

8

Ô nhiễm bụi phát sinh trong quá trình thổi bụi làm sạch mặt đá dăm chuẩn bị tưới nhựa. Tiếng ồn phát sinh do sử dụng máy đầm cầm tay.

Vi khí hậu: NLĐ duy tu đường bộ thường xuyên làm việc ngoài trời vào mùa nắng nóng. Nhiệt độ ngoài trời cùng với nhiệt độ từ nấu nhựa và nhiệt bức xạ từ mặt đường nhựa tạo nên môi trường làm việc rất khắc nghiệt đối với NLĐ. Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, NLĐ thường mất lượng nước tự do trong cơ thể. Vào cuối ca làm việc lượng nước còn lại khoảng 15% (Trường điều nhiệt con người – Giáo trình BHLĐ) không đủ để bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì vậy, NLĐ làm việc lâu ngày với nhiệt độ cao thường bị đau thận, bàng quang … và một số loại bệnh khác.

• Tình hình tai nạn lao động

Theo báo cáo của công ty đường bộ Quảng Trị các loại TNLĐ là đá lăn đè gây chấn thương các đốt sống ở lưng, thùng nhựa chèn gây nên gãy chân, trường hợp bốc đá tảng nặng bị vẹo cột sống. Tình hình TNLĐ ở các công ty làm đường bộ trên quốc lộ 19 tỉnh Gia Lai cũng xảy ra các loại tai nạn như đá văng vào mặt, vào chân, trượt ngã. NLĐ duy tu đường bộ làm việc trong điều kiện thiếu an toàn do lượng xe (ô tô, xe máy) lưu thông trên đường. Năm 2007 Công ty thi công đường bộ 379 tỉnh Gia Lai 1 người bị tai nạn do xe lưu thông gây nên. Ông Trần Văn Thạc, phó giám đốc Công ty quản lý đường bộ Gia Lai cho biết đã có 4-5 trường hợp tai nạn giao thông do xe ô tô, xe máy lao vào NLĐ lao vào các biển báo cảnh giới.

• Tình trạng sức khoẻ Người lao động

Các loại bệnh phổ biến đối với NLĐ duy tu, bảo dưỡng đường Trường sơn là bệnh sốt rét, sâu răng. Qua kết quả điều tra phỏng vấn và hồi cứu số liệu khám sức khoẻ tại công ty, NLĐ làm công việc duy tu bảo dưỡng đường Trường Sơn thuộc huyện Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị bị các loại bệnh chủ yếu như bảng 2:

Bảng 2: Tình trạng bệnh tật NLĐ duy tu đường Trường Sơn (n =”40″ NLĐ)

STT

Loại Bệnh

Tỷ lệ % NLĐ khảo sát

01

Viêm phổi

8

02

Các Bệnh về mắt

20

03

Viêm phế quản

15

04

Viêm họng

33

05

Bệnh khớp

20

06

Thiếu máu

33

07

Thần kinh toạ

18

08

Đau dạ dày tá tràng

28

09

Đau ngang cột sống lưng

18

10

Đau thận

18

11

Suy nhược thần kinh

33

12

Bệnh sâu răng

43

13

Bệnh sốt rét

35

14

Bênh nghề nghiệp

5

12

Bệnh sâu răng

43

13

Bệnh sốt ruột

35

14

Bệnh nghề nghiệp

5

NLĐ duy tu bảo dưỡng đường Trường Sơn bị các loại bệnh như sốt rét (35%), bệnh sâu răng (43%) bệnh thiếu máu (33%) chiếm tỷ lệ cao hơn so với các loại bệnh khác. Theo ông Nguyễn Thanh Hoài một bộ phận của XN Duy tu làm việc ở Patang huyện Hướng Hoá có 10/10 NLĐ đều bị sốt rét. Tổng số công nghỉ ốm trong năm là 830 ngày, tính bình quân 20 ngày nghỉ ốm cho 1 Người lao động trong năm.

Thông qua kết quả khảo sát, phân tích và tổng hợp thực trạng ĐKLĐ một số công ty đường bộ ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên đề tài đã đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện ĐKLĐ và bảo vệ sức khoẻ NLĐ, cụ thể:

+ Xây dựng bộ tài liệu bằng đĩa VCD mô tả tình huống gây tai nạn sử dụng phần mềm chương trình tiền 3D huấn luyện ATVSLĐ và BVMT cho NLĐ phù hợp với tính chất công việc thường xuyên di chuyển của ngành duy tu bảo dưỡng đường bộ.

+ NLĐ làm đường bộ thường xuyên lưu động, nhất là nghề duy tu bảo dưỡng đường bộ. Vì vậy đề tài đã chế tạo nhà bạt di động có sử dụng năng lượng mặt trời. Nhà Bạt di động phải đảm bảo các yêu cầu : Gọn nhẹ, tháo lắp dễ dàng. NLĐ làm đường bộ thường làm việc vào mùa nắng thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao. Thiết bị phương tiện bảo vệ nhà bạt di động có sử dụng năng lượng mặt trời để thổi mát và thắp sáng cho NLĐ. Năng lượng mặt trời sẽ chuyển thành điện năng thông qua bộ chuyển đổi có công suất 45w, điện áp 12v một chiều. Toàn bộ nguồn năng lượng được tích điện vào bình Acquy để tăng dung lượng sử dụng. Nhà bạt với diện tích 4m2 sử dụng quạt treo tường có công suất 12w, điện áp 12v, sử dụng đèn Neong công suất 15w, điện áp 12v để thắp sáng và thổi mát cho NLĐ. Nhà bạt di động có sử dụng năng lượng mặt trời có thể sử dụng không chỉ cho NLĐ làm cầu đường bộ mà có thể sử dụng cho người lao động trồng, chăm sóc, thu hoạch Cao su, Chè, Cà phê, trồng rừng và khai thác gỗ.

ĐKLĐ là vấn đề lớn và phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước và sự cố gắng của tòan xã hội. Cải thiện ĐKLĐ là mục tiêu, là tiền đề phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay, đồng thời đó cũng là mục tiêu, là mối quan tâm chung của nhiều nước trên thế giới.


(Nguồn tin: Theo TC AT-SK&MTLĐ)