Thiết kế chỗ làm việc – Phần 2

Thứ Sáu, 01/12/2023, 01:50(GMT +7)

Mỗi động tác lao động, đều đòi hỏi sức lực. Điều quan trọng là không phải phung phí sức lực chỉ để giữ các bộ phận, chi tiết. Trong nhiều trường hợp, công việc có thể được thực hiện hiệu quả, khéo léo hơn, khi đôi tay được giải thoát khỏi việc gắng sức để giữ các bộ phận, chi tiết như vậy. Ví dụ khi nâng giữ các vật nặng, các dụng cụ, chi tiết nóng và nặng, người thợ cũng phải mất nhiều sức lực.

Nguyên tắc thứ baSử dụng đồ gá kẹp và các thiết bị khác để tiết kiệm thời gian và công sức

Có một số cách để giảm bớt sức lực điều khiển các máy móc, công cụ. Các biện pháp này đều cho phép người thợ tiết kiệm được thời gian và sức lực, tăng hiệu quả lao động (Hình 8). Ví dụ:

– Sử dụng lực đòn bẩy để chuyển dịch hoặc nâng vật lên, hoặc để vận hành thiết bị điều khiển.

– Dùng các loại kẹp, ngàm hoặc các thiết bị tương tự khác để giữ chắc các đồ vật, vật liệu, trong khi thực hiện công việc.

– Sử dụng lực hấp dẫn để giữ sức như sử dụng các vật đối trọng, bàn chuyền hoặc con lăn.

– Hạn chế thấp nhất các chuyển động theo phương thẳng đứng khi vận chuyển một vật từ nơi này đến nơi khác.

– Sử dụng các thiết bị treo có thể nắm giữ hay dịch chuyển dễ dàng.

– Sử dụng các công cụ, thiết bị có thể điều chỉnh được để cầm giữ chắc chắn.

Sử dụng các khung cặp, đồ gá chuyên dụng hoặc đa năng thay cho việc cầm giữ bằng tay

Giảm tới mức thấp nhất các chuyển động theo chiều đứng hoặc sử dụng các máng truyền trượt, hoặc sử dụng các thiết bị khác để tiết kiệm thời gian và sức lực của công nhân.

Sử dụng các thiết bị treo làm giảm mệt mỏi, đồng thời tiết kiệm thời gian để nâng lên đặt xuống dụng cụ lao động.

Sử dụng các thiết bị treo làm giảm mệt mỏi, đồng thời tiết kiệm thời gian để nâng lên đặt xuống dụng cụ lao động.

Hình 59. Các ví dụ về việc giải phóng đôi tay khỏi những động tác thừa không cần thiết

và do đó làm cho công việc có thể đạt hiệu quả hơn.

Bố trí cho các cử động ngắn gọn, nhẹ nhàng, dễ dàng và cân đối là việc làm rất có ích. Tất nhiên nên tránh lập lại các thao tác đơn điệu. Cũng khó mà duy trì được những công việc với các thao tác đơn điệu như vậy trong suốt cả ca làm việc. Trong trường hợp đó, việc tạo ra những phần việc thay đổi cho công nhân là rất có lợi.

Cũng nên nhớ là chỗ làm việc chật hẹp thường cản trở các thao tác cử động nhanh và linh động.

Điều này càng đặc biệt nghiêm trọng ở những khu vực sản xuất, nơi chân tay của thợ dễ bị nguy hiểm trong khi làm việc. Chính vì vậy, việc đảm bảo cho người thợ có đủ chỗ để dịch chuyển thoải mái quanh vị trí làm việc mà không bị cản trở hoặc ở vào khu vực nguy hiểm là rất quan trọng.

Nguyên tắc thứ tư Cải tiến các thiết bị kiểm tra và điều khiển để giảm sai sót tới mức tối thiểu

Máy móc cũng như sản phẩm thường dễ bị hư hỏng do các sơ suất. Các tai nạn lao động xảy ra cũng thường được gán cho sơ suất của con người.

Biện pháp hữu hiệu để tránh các sơ suất như vậy là phải bảo đảm chắc chắn mỗi công nhân có thể nhìn và xác định rõ ràng những đồ, vật mà anh ta hay cô ta đang làm. Đây là điều kiện cơ bản để cho công việc tiến triển tốt và tránh được những sơ suất. Các điểm nêu sau đây rất quan trọng:

a) Hãy xếp các thứ cần nhìn, cần chạm tới hoặc cần kiểm tra (màn hình, vật liệu, công tắc điều khiển…) ở trong phạm vi dễ nhìn thấy;

b) Sắp đặt các thiết bị chỉ thị, điều khiển cho dễ phân biệt;

c) Sử dụng một hệ thống chiếu sáng tốt.

Định chỗ hợp lý cho các thiết bị thường sử dụng là rất quan trọng. Các thiết bị này nên đặt ở những khoảng cách hợp lý (cách mắt khoảng 50-70 cm để dễ nhìn thấy) và trong khoảng góc nhìn thông thường (10o – 30o so với tầm nhìn của mắt). Phân bố tầm quan sát thị giác điển hình được nêu trong hình 9.

Hình 9. Phân bố các khu vực khác nhau trong tầm quan sát điển hình đối với công nhân thao tác

Khả năng phân biệt rõ cũng quan trọng như vị trí xếp đặt. Ví dụ, núm ngắt cần phải được phân biệt rõ ràng với núm bật, hoặc phân biệt tín hiệu sự cố với tín hiệu bình thường. Để làm điều này, bạn có thể:

– Sử dụng các bảng bố trí chuẩn (nhóm các loại thiết bị chỉ thị và điều khiển có liên quan chung bằng cách dùng cùng một hướng bật-tắt, hoặc đặt các thiết bị chỉ báo, điều khiển theo một trình tự dễ nhận biết).

– Gắn các nhãn dễ thấy và rõ ràng, đơn giản.

– Sử dụng các loại hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau cho các công tắc, tín hiệu điều khiển khác nhau.

Để cải tiến việc chỉ thị (các tín hiệu, ký hiệu, đồng hồ và các thiết bị chỉ thị khác), điều cần thiết là phải làm rõ hành động nào cần thực hiện. Tín hiệu cấp cứu phải nổi bật bởi vị trí, kích thước của nó, còn màu sắc thì phải để màu đỏ. Công tắc của máy X, phải đặt gần đồng hồ của máy X, hoặc ở một vị trí dễ thấy và dễ được hiểu là có liên quan tới máy X. Hơn nữa, các bộ chỉ thị nên sắp xếp sao cho các dấu hiệu về vị trí yêu cầu hành động phải dễ trông thấy. Các ví dụ nêu trong hình 10.

Hình 10. Sắp xếp các núm, phím điều khiển để giảm các sơ suất tới mức tối thiểu.

Thỉnh thoảng công nhân bị nhầm về chiều thao tác. Điều này hay xảy ra đối với các phím bật-tắt, hoặc các nút tăng-giảm. Những chiều này cần phải bố trí cho dễ hiểu theo cách hiểu chung hoặc theo những thói quen – tập tục của địa phương (Hình 11).

Hình 11. Chỉ dẫn hướng điều khiển sao cho dễ hiểu đối với mọi người.

——————————

Tóm tắt

4 nguyên tắc cơ bản để bố trí vị trí làm việc thuận lợi và hiệu quả

1. Xếp các dụng cụ, vật liệu và thiết bị điều khiển trong phạm vi dễ với tới;

2. Cải thiện tư thế làm việc cho có hiệu quả hơn;

3. Sử dụng đồ gá, kẹp và các thiết bị khác để tiết kiệm thời gian và công sức;

4. Cải tiến các thiết bị kiểm tra, điều khiển để giảm sai sót tới mức tối thiểu;


(Nguồn tin: Trích ấn phẩm “Năng suất lao động cao hơn và nơi làm việc tốt hơn”, tác giả J.E.Thurman, A.E.Louzine, K.Kogi)