Thực trạng thực hiện các quy định về an toàn sinh học đối với phòng thí nghiệm tại các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế và các yếu tố liên quan

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:21(GMT +7)

TS. Nguyễn Thúy Quỳnh, ThS. Phan Thúy Chinh,
CN. Trần Nhật Linh, ThS. Phạm Công Tuấn,
ThS. Nguyễn Ngọc Bích, ThS. Trần Thị Thu Thủy
Trường ĐH Y tế công cộng
ThS. Phạm Xuân Thành, TS. Lương Mai Anh
Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ y tế

Tóm tắt:
Nghiên cứu “Thực trạng thực hiện các quy định về an toàn sinh học đối với phòng thí nghiệm tại các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế và các yếu tố liên quan” là một cấu phần của “Điều tra cơ bản về tình hình thực hiện các quy định về ATVSLĐ và phòng chống BNN tại các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế” được triển khai trên tất cả các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế. Các cơ sở y tế có phòng thí nghiệm được chia thành 3 nhóm với đặc thù riêng là nhóm cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo và cơ sở khám chữa bệnh. Nghiên cứu tiến hành phát vấn đối với các cơ sở để thu thập các thông tin về thực trạng thực hiện các quy đinh an toàn sinh học phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn và thảo luận nhóm các bên liên quan nhằm tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc thực hiện các quy đinh an toàn sinh học đối với phòng thí nghiệm tại các cơ sở y tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 33 cơ sở cơ sở trực thuộc Bộ Y tế có báo cáo về công tác an toàn sinh học phòng thí nghiệm, chỉ có gần 20% số cơ sở y tế có phòng thí nghiệm cấp I, II thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về an toàn sinh học phòng thí nghiệm. Các yếu tố như: khả năng cập nhật các văn bản pháp quy; sự phối hợp liên ngành trong công tác triển khai, kiểm tra, giám sát; sự quan tâm và nhận thức của nhà quản lý, NLĐ;… có thể tác động đến thực trạng trên.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành y tế là một ngành lao động đặc biệt, điều kiện môi trường làm việc tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ. Lao động trong ngành y tế có tính đa dạng cao do có nhiều loại hình cơ sở y tế (CSYT) như bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng (YTDP), các viện nghiên cứu, các trường học, v.v. Mỗi loại hình lao động đều có các yếu tố đặc thù gây hại đến sức khỏe nhân viên y tế.
Với hầu hết các CSYT, phòng thí nghiệm/xét nghiệm (TN/XN) là bộ phận không thể thiếu phục vụ cho công tác chuyên môn của từng đơn vị. Nhân viên làm việc tại phòng TN/XN của các CSYT phải tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại lây nhiễm và không lây nhiễm. Nhân viên xét nghiệm làm việc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân có thể phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh qua đường máu, dịch cơ thể, không khí, hạt lơ lửng, qua đường tiêu hoá .v.v như, các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp HIV/AIDS, Viêm gan B, Viêm gan C, SARS, lao, … Nhân viên phòng thí nghiệm động vật tại các viện nghiên cứu sản xuất vác xin, sinh phẩm; tại các phòng thí nghiệm sinh học hoặc các khoa cận lâm sàng các trường y – dược; các công ty nghiên cứu sản xuất dược phẩm thường làm việc liên quan đến mô, da, lông động vật và do đó có thể mắc các bệnh lây truyền từ động vật như bệnh than (Anthrax), bệnh Brucellose, bệnh Leptospira, bệnh Niu – cát- xơn (Newcastle), bệnh sốt vẹt Psittacosis, cúm A/H5N1…
Hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống văn bản pháp quy đưa ra những hướng dẫn khá đầy đủ và chi tiết về an toàn sinh học phòng thí nghiệm (ATSH PTN). Nhưng thực tế thực hiện các quy định này tại các CSYT còn những vấn đề gì cần khắc phục? Nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu thực trạng thực hiện các quy định ATSH PTN tại các CSYT và một số yếu tố liên quan có thể tác động đến thực trạng này.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
– Các CSYT trực thuộc Bộ Y tế theo Quyết định 1874/2009/QĐ – TTg ngày 12 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
– Lãnh đạo và Hội đồng Bảo hộ lao động tại một số CSYT trực thuộc Bộ Y tế;
– Lãnh đạo một số cơ quan liên quan cấp Trung ương như Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Môi trường Y tế; Công đoàn Y tế Việt Nam.

2. 2     Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại các CSYT trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn cả nước từ tháng 6/2012 tới tháng 12/2012.
2. 3     Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

2. 4        Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu định lượng được thu thập bằng phương pháp phát vấn tự điền, có 48/73 CSYT trực thuộc Bộ y tế gửi phiếu trả lời; trong đó có 33 cơ sở báo cáo có phòng thí nghiệm. Nghiên cứu cũng đã tiến hành 09 cuộc phỏng vấn sâu và 06 thảo luận nhóm. 

      2. 5      Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu định lượng được làm sạch; mã hóa và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.0 và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Số liệu định tính được thu băng, gỡ băng, mã hóa và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu.

       2. 6    Khái niệm an toàn sinh học phòng thí nghiệm
Nghiên cứu dựa trên các quy định liên quan đến ÁTH, PTN trong Thông tư số 25/2012/TT-BYT ngày 29/11/2012 của Bộ Y tế về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Thực hành và An toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, để đưa ra các nội dung đánh giá thực trạng thực hiện các quy định về ATSH PTN tại các CSYT trực thuộc Bộ Y tế.

ATSH PTN là thực hành an toàn các thao tác vi sinh học, trang thiết bị kiểm soát thích hợp, thiết kế cơ sở phù hợp, vận hành, bảo dưỡng và chú trọng đến quản lý nhằm hạn chế tối đa nguy cơ thương tích hoặc bệnh tật cho nhân viên. Thực hiện những khuyến cáo này cũng làm hạn chế nguy cơ cho cộng đồng và cho môi trường xung quanh. Căn cứ 04 nhóm nguy cơ nguy hiểm tương đối của vi sinh vật gây nhiễm trùng, phòng thí nghiệm được chia theo 4 cấp độ ATSH: phòng thí nghiệm cơ bản (ATSH cấp I, II); phòng thí nghiệm kiểm soát (ATSH cấp III); phòng thí nghiệm kiểm soát tối đa (ATSH cấp IV). Hiện tại Việt Nam chỉ có một thí nghiệm ATSH cấp III. Trong nghiên cứu này phân tích báo cáo các cơ sở có phòng thí nghiệm ATSH cơ bản (ATSH cấp I và cấp II).

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1.      Thực trạng thực hiện các quy định về an toàn sinh học phòng thí nghiệm (Xem các Bảng 1, 2 và 3)

Bảng 1: Quy định về an toàn sinh học phòng thí nghiệm ATSH cấp I, II

TT

Nội dung

CS KCB (n=13)

CSNC (n=12)

CSĐT (n=8)

Tổng chung (n=33)

n

%

n

%

n

%

n

%

1

Có các dấu hiệu và biểu tượng cảnh báo về nguy hiểm sinh học đặt tại cửa phòng thí nghiệm

9

69,2

5

41,7

3

37,5

17

51,5

2

Có các nội quy, quy định an toàn khi làm việc tại phòng thí nghiệm

12

92,3

10

83,3

8

100

30

90,9

3

Trang bị đầy đủ PTBVCN trong phòng thí nghiệm

7

53,8

10

83,3

4

50

21

63,6

4

Sử dụng các trang thiết bị và thực hiện các quy định PTBVCN trong phòng thí nghiệm

13

100

12

100

8

100

33

100

5

Vệ sinh, khử khuẩn hằng ngày khu vực làm việc phòng thí nghiệm

13

100

11

91,7

7

87,5

31

93,9

6

Tập huấn, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn sinh học phòng thí nghiệm

10

76,9

11

91,7

7

87,5

28

84,8

7

Phòng thí nghiệm được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn

5

38,5

4

33,3

2

25

11

33,3

8

Trang bị đủ các trang thiết bị an toàn sinh học cần thiết

7

53,8

8

66,7

3

37,5

18

54,5

 

Thực hiện đủ các quy định trên (n=33)

2

15,4

3

25,0

1

12,5

6

18,2

Bảng 1 cho thấy đa số các cơ sở (63% – 94% các cơ sở) thực hiện tốt một số các quy định như vệ sinh khử khuẩn hàng ngày tại khu vực làm việc, tập huấn giám sát, trang bị PTBVCN.

Một số tiêu chí liên quan đến việc cần phải có nguồn kinh phí để thực hiện tỷ lệ cơ sở đạt thấp  như  phòng thí nghiệm được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn rất thấp (33,3%); đảm bảo các trang thiết bị an toàn cần thiết có 54,5% các cơ sở. Tuy nhiên tiêu chí về quy định có các dấu hiệu và biểu tượng cảnh báo về nguy hiểm sinh học đặt tại cửa phòng thí nghiệm là quy định không quá khó để thực hiện nhưng chỉ có 51,5% có sở thực hiện tiêu chí này.

Việc thực hiện đầy đủ, đồng bộ và đúng quy định tất cả các nội dung về ATSH phòng thí nghiệm còn rất hạn chế, trong tổng số 33 cơ sở, chỉ có 6 cơ sở thực hiện đầy đủ, chiếm 18,2%. Nhóm cơ sở nghiên cứu là nhóm thực hiện đầy đủ nhất cũng chỉ đạt 25%.

Bảng 2: Thực hiện quy định về thiết kế phòng thí nghiệm ATSH cấp I, II

TT

Nội dung

CS KCB (n=13)

CSNC (n=12)

CSĐT (n=8)

Tổng chung (n=33)

n

%

n

%

n

%

n

%

1

Không gian đủ rộng

12

92,3

11

91,7

6

75

29

87,9

2

Tường, trần nhà và sàn nhà bằng phẳng, dễ lau chùi, không thấm nước, kháng chất chống khuẩn, hóa chất

13

100

12

100

7

87,5

32

97,0

3

Mặt bàn TN không thấm nước, kháng chất khử khuẩn, axit, kiềm, dung môi hữu cơ và chịu nhiệt

13

100

11

91,7

8

100

32

97,0

4

Ánh sáng vừa đủ

13

100

12

100

8

100

33

100

5

Đồ đạc chắc chắn

13

100

12

100

7

87,5

32

97,0

6

Có chỗ cất giữ đồ đạc cần sử dụng ngay

13

100

11

91,7

7

87,5

31

93,9

7

Đủ không gian để thao tác an toàn

13

100

12

100

8

100

33

100

8

Tủ đựng đồ cá nhân bên ngoài phòng thí nghiệm

10

76,9

9

75,0

6

75

25

75,8

9

Tiện nghi ăn uống, nghỉ ngơi ở ngoài phòng thí nghiệm

11

84,6

8

66,7

4

50

23

69,7

10

Bồn nước rửa tay có vòi nước chảy

13

100

11

91,7

8

100

32

97,0

11

Cửa ra vào có ô kính trong suốt, có phân loại chịu nhiệt thích hợp, tự đóng

11

84,6

6

50,0

3

37,5

20

60,6

12

Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp II có nồi hấp tiệt trùng

9

69,2

9

75,0

3

37,5

21

63,6

13

Trang bị phương tiện cứu hỏa, xử lý sự cố khẩn cấp, vòi xả nước, rửa mắt

11

84,6

9

75,0

8

100

28

84,8

14

Có khu vực sơ cứu với trang bị thích hợp và sẵn sàng sử dụng

8

61,5

6

50,0

5

62,5

19

57,6

15

Hệ thống thông gió

10

76,9

8

66,7

5

62,5

23

69,7

16

Cấp nước sạch đủ

13

100

11

91,7

7

87,5

31

93,9

17

Điện ổn định

13

100

11

91,7

7

87,5

31

93,9

Xem Bảng 2 ta thấy, có 17 nội dung quy định về thiết kế phòng thí nghiệm đảm bảo ATSH cấp I, II được sử dụng để đưa ra đánh giá thực trạng thực hiện tại các CSYT. Kết quả thể hiện tại Bảng 2 cho thấy, hầu hết các cơ sở thực hiện đúng các quy định về vật liệu kháng chất khử khuẩn, hoá chất; không gian; ánh sáng; trang thiết bị cứu hoả và xử lý sự cố khẩn cấp; nước sạch (85%-100% cơ sở thực hiện). Tuy nhiên còn một số quy định các cơ sở thực hiện chưa tốt chỉ khoảng 57% cơ sở như khu vực sơ cấp cứu đạt tiêu chuẩn. Do đó chỉ có 33,3% cơ sở đảm bảo đầy đủ tất cả các nội dung, tiêu chuẩn về thiết kế phòng thí nghiệm an toàn (Bảng 3).

Bảng 3: Các trang thiết bị cần thiết trong phòng thí nghiệm ATSH cấp I, II

TT

Nội dung

CS KCB (n=20)

CSNC (n=13)

CSĐT (n=8)

Tổng chung (n=33)

n

%

n

%

n

%

n

%

1

Hỗ trợ hút pipet

11

84,6

10

83,3

4

50,0

25

75,8

2

Tủ an toàn sinh học

10

76,9

9

75,0

5

62,5

24

72,7

3

Que cấy chuyển bằng dùng một lần

9

69,2

8

66,7

5

62,5

22

66,7

4

Lọ và ống nghiệm có nắp xoáy

10

76,9

10

83,3

6

75,0

26

78,8

5

Nồi hấp hoặc các thiết bị khác để khử trùng các vật liệu nhiễm trùng

9

69,2

11

91,7

6

75,0

26

78,8

 

Có đủ các thiết bị trên

7

53,8

8

66,7

3

37,5

18

54,5

Trên 70% CSYT đã trang bị các thiết bị như: hút pipet; tủ an toàn sinh học; lọ và ống nghiệm có nắp xoáy; nồi hấp hoặc các thiết bị khác để khử trùng các vật liệu nhiễm trùng cho phòng thí nghiệm.  Có 66,7% số CSYT có trang bị que cấy chuyên dùng một lần. Nhóm cơ sở đào tạo là nhóm có nhiều cơ sở thiếu các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm hơn, chỉ có 37,5% cơ sở có đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu.

Tuy nhiên về cách bố trí, sắp xếp các thiết bị đó, theo kết quả định tính cho thấy còn nhiều cơ sở bố trí, sắp xếp chưa hợp lý: “…Hầu hết các đơn vị đã xây dựng nội quy về phòng thí nghiệm; có biển cảnh báo; có các quy trình vận hành máy móc an toàn; trang bị các phương tiện cấp cứu tại chỗ; đủ vòi nước rửa tay. Tuy nhiên, một số đơn vị bố trí chỗ làm việc chưa hợp lý, khó thoát hiểm khi có sự cố xảy ra; một số đơn vị chưa có hệ thống cấp cứu bỏng hóa chất, vỏi rửa mắt,…; một số đơn vị để bình khí nén gần các ổ cắm điện, bình khí nén không có giá đỡ, dây chằng; hệ thống thông gió chưa đầy đủ; thiếu tủ sinh học; tủ chứa hóa chất chưa đúng quy định….”. (PVS – LĐ TW)

      3.2.      Một số yếu tố liên quan đến việc thực hiện các quy định về ATSH
        Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy thực tế tồn tại một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các quy định về ATVSLĐ, phòng chống BNN nói chung và các quy định về ATSH PTN nói riêng tại các CSYT như khả năng cập nhật văn bản pháp quy của các cơ sở; sự quan tâm, nhận thức và ý thức thực hiện các quy định của người lãnh đạo và các cơ quan chức năng liên quan; công tác kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý vi phạm; các yếu tố về nguồn lực.

     – Khả năng cập nhật văn bản pháp quy trong các cơ sở y tế:
Đa số các ý kiến đều cho rằng hiện tại Việt Nam có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ và phòng chống BNN nói chung, trong đó có phòng chống nhiễm khuẩn. Đây là một điểm thuận lợi cho các cơ sở vì có khung pháp lý để thực hiện hoạt động, có nguồn tham khảo dồi dào. Đối với các văn bản quy định về ATSH PTN, các văn bản này được hệ thống tương đối tốt, đặc biệt trong nhóm cơ sở nghiên cứu. Đây là một yếu tố liên quan khiến nhóm này thực hiện các quy định về ATSH PTN tốt hơn nhóm cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở đào tạo.
Mặc dù vậy, việc tiếp cận văn bản, cập nhật các quy định còn rất hạn chế. Chủ yếu tiếp cận văn bản nói chung và văn bản quy định về ATSH PTN nói riêng qua các buổi hội thảo, hội nghị; văn bản nhận được theo đường bưu điện rất ít và rất chậm: “…Các văn bản về đây rất chậm, thậm chí là không có, hiện tại các thông tin chủ yếu là lên mạng xem, hoặc đi họp tranh thủ hỏi…, mới hay không thì mình chưa tiếp cận…”(TLN – CS KCB).

     – Sự quan tâm, nhận thức và ý thức thực hiện các quy định của người lãnh đạo và các cơ quan chức năng liên quan:
Sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo đơn vị đối với công tác ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ là yếu tố then chốt để công tác này được thực hiện tốt: “…nhiều bệnh viện làm cũng rất nghiêm túc. Một là họ cũng tự nhận thức dịch bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Thứ nữa là cái mà giám đốc người ta quan tâm, tăng cường. Bộ người ta cũng thúc giục….”(PVS – TW).

Tuy nhiên, sự quan tâm từ phía các cơ quan có thẩm quyền đang chỉ dừng ở mức độ chủ trương, chưa có những hành động cụ thể: “…nhìn chung nhiều vấn đề mới ở mức độ quan điểm chủ trương thôi…” (PVS – LĐ TW). Bên cạnh đó, không ít NLĐ còn làm việc theo thói quen; chưa có nhận thức đúng về các yếu tố nguy cơ hoặc chủ quan nên không coi trọng BHLĐ: “… Đôi khi họ chủ quan đói với những trang thiết bị như bình oxy, nồi hơi, nồi hấp. Vì họ hằng ngày vẫn làm, thành thói quen, có khi nó như quả bom nhưng với họ vẫn nhìn thấy nó hằng ngày thì họ không thấy có gì nguy hại cả…” (TLN – CSĐT).

      – Công tác kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý vi phạm:
Việc thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện kèm với đó là chế tài xử lý vi phạm đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy các cơ sở phải hành động, thực hiện đúng quy định. Bên cạnh các cơ sở thực hiện việc kiểm tra, giám sát tốt theo định kỳ, vẫn còn không ít các cơ sở công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chưa được thường xuyên, mang nhiều tính hình thức và tồn tại những khó khăn trong phối hợp cũng như quy chế xử phạt:“…cơ sở pháp lý và quyền hạn, trách nhiệm của những người đi kiểm tra thật ra là chưa rõ ràng….Định kỳ thì cứ 3 tháng một lần, lãnh đạo, công đoàn phối hợp lồng ghép đi kiểm tra… nhưng kiểm tra cũng chung chung thôi…”(PVS – CS NC).

       – Các yếu tố về nguồn lực:
Thiếu nguồn lực (kinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực) là khó khăn lớn nhất và được nhiều CSYT đưa ra trong quá trình thực hiện các quy định về ATVSLĐ và phòng chống BNN nói chung và phòng chống nhiễm khuẩn nói riêng: “…kinh phí thiếu, điều kiện cơ sở chật hẹp, bệnh viện xây dựng từ ngày xửa ngày xưa rồi … do đó muốn thực hiện được đầy đủ các nội dung ATVSLĐ theo quy định là rất khó… (PVS – CS KCB).

Bên cạnh đó, các cơ sở không thực hiện đủ các quy định về phòng chống nhiễm khuẩn một phần là do thiếu nhân lực. Tại các CSKCB, quá tải bệnh nhân dẫn đến thiếu cán bộ phụ trách công tác BHLĐ. Một số cơ sở khác, do tính chất công việc hay phải đi công tác, số lượng cán bộ ít nên cũng không có đủ nhân lực làm công tác BHLĐ nói chung và ATSH PTN nói riêng: ….nói thật là cũng không thực hiện được hết theo yêu cầu vì bọn em không có ATVSV riêng. Nhân viên viện lại hay đi công tác nhiều, phải thực hiện nhiều hoạt động khác….”(TLN – CSNC).
Như vậy, có rất nhiều yếu tố cùng tác động đến việc thực hiện đúng và đủ các quy định về phòng chống nhiễm khuẩn nói riêng và các quy định về ATVSLĐ, phòng chống BNN trong các cơ sở y tế nói chung đòi hỏi các CSYT cần chủ động và sáng tạo trong triển khai.

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận

– Các quy định về ATSH PTN được đa số các cơ sở (63% – 94%) thực hiện tốt là: quy định về vệ sinh khử khuẩn hằng ngày tại khu vực làm việc, tập huấn giám sát, trang bị PTBVCN. Các quy định chưa được thực hiện tốt là: quy định về dấu hiệu và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm;  quy định về thiết kế PTN; quy định về cung cấp trang thiết bị trong PTN (33% – 55% cơ sở thực hiện).

– Việc thực hiện đầy đủ, đồng bộ và đúng quy định tất cả các nội dung về ATSH PTN còn rất hạn chế, trong tổng số 33 cơ sở, chỉ có 6 cơ sở thực hiện đầy đủ (chiếm 18,2%). Nhóm cơ sở nghiên cứu (CSNC) là nhóm thực hiện đầy đủ nhất cũng chỉ đạt 25%. Qua đó thấy rằng rất khó để có thể thực hiện đầy đủ, đồng bộ và đúng quy định tất cả các nội dung về ATSH PTN mặc dù đây chỉ là các quy định dành cho PTN ATSH cấp cơ bản (cấp I, II).

– Các yếu tố như: Khả năng cập nhật các văn bản pháp quy; sự phối hợp liên ngành trong công tác triển khai, kiểm tra, giám sát; sự quan tâm và nhận thức của nhà quản lý, NLĐ;… là các yếu tố liên quan cùng tác động đến thực trạng trên.

4.2. Khuyến nghị

– Các cơ quan cấp Bộ cần có kế hoạch phổ biến các văn bản, quy định về ATVSLĐ và phòng chống BNN nói chung và ATSH PTN nói riêng đảm bảo các CSYT cập nhật được văn bản nhanh nhất. Đồng thời, cần tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử phạt theo quy chế.
Các CSYT cần xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí và nhân lực hợp lý để có thể thực hiện tốt các quy định về ATVSLĐ và phòng chống BNN nói chung và ATSH PTN nói riêng. Bên cạnh đó, cần  tăng cường công tác tập huấn, truyền thông để nâng cao ý thức trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ trong công tác đảm bảo ATVSLĐ.

        Tài liệu tham khảo
1.     Bộ Y tế (2009). Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Thực hành và An toàn sinh học tại phòng xét nghiệm. Thông tư 25/2012/TT-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2012, Bộ Y tế.
2.    Nguyễn Hồng Tú, Trần Hữu Bích và cs (2007). An toàn vệ sinh lao động và phòng chống các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Tài liệu đào tạo cho nhân viên y tế. Trường ĐH YTCC.
3.    Nguyễn Khắc Hải, Nguyễn Bích Diệp và cs (2010). An toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở y tế. Nhà xuất bản lao động.
4.    Phạm Xuân Thành và cs (2012). Kết quả khảo sát ban đầu tại 20 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế về thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2012. Tạp chí Y học thực hành số 849 + 850/ 2012: Báo cáo khoa học toàn văn tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII và hội nghị khoa học quốc tế lầ IV về Y hoc lao động và vệ sinh môi trường.
5.    WHO (2004), Laboratory Biosafety Manual, Geneva.

Theo TC BHLĐ số tháng 8/2013


(Nguồn tin: )