An toàn lao động khi trộn bê tông bằng máy trộn cưỡng bức

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:05(GMT +7)

Các công trường nói chung đều sử dụng máy trộn bê tông cưỡng bức để cung cấp bê tông trong quá trình xây dựng. Có nhiều loại máy trộn bê tông cưỡng bức khác nhau như: loại mini và loại thông thường

Máy trộn bê tông cưỡng bức

Các nguy cơ gây tai nạn lao động khi trộn bê tông bằng máy trộn cưỡng bức

– Công nhân đứng dưới gầu nạp nhiên liệu khi gầu đang nâng lên mà chưa được cố định vững có thể gầu bất ngờ tụt xuống khi phanh bị tuột hay cáp giữ bị đứt.

– Công nhân vô tình hoặc cố ý cho xẻng vào thùng trộn khi máy đang quay.

– Sửa chữa máy trong lúc máy đang làm việc.

Các biện pháp đề phòng tai nạn lao động khi trộn bê tông bằng máy trộn cưỡng bức

– Chỉ cho phép công nhân nào đã qua đào tạo về chuyên môn và huấn luyện an toàn lao động mới được vận hành và phục vụ máy trộn.

– Chỉ được làm sạch hố và gầu nạp liệu của máy trộn sau khi đã cố định chắc gầu ở vị trí nâng.

– Công nhân không được đứng dưới gầu khi chưa được cố định  chắc chắn.

– Máy trộn phải được thực hiện nối đất hoặc nối không bảo vệ để đề phòng điện giật do chạm mát.

– Không sửa chữa các hỏng hóc của máy trộn bê tông khi máy đang hoạt động.

– Không được cho xẻng vào trong thùng trộn khi đang quay dù là quay chậm.

– Sau một đợt trộn, phải rửa sạch thùng trộn. Không để bê tông đông cứng trong thùng. Việc cạo rửa làm vệ sinh thùng trộn chỉ được tiến hành khi đã ngắt cầu dao điện và máy đã dừng. Cầu dao điện phải đặt trong hộp kín và có khóa. Khi sửa chữa và làm vệ sinh máy, nếu hộp cầu dao điện không khóa thì phải treo biển báo tại đó như: “Cấm đóng điện, đang có người làm việc”.


(Nguồn tin: Nilp)