An toàn thi công cốt thép

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:06(GMT +7)

Khái quát công việc

  • Thi công cốt thép là công việc thi công chế tạo vật liệu cốt thép; sử dụng và lắp ráp bulông, đinh tán, bu lông cường độ cao, hàn… trên nền móng theo sơ đồ lắp ráp sau khi vận chuyển đến công trường xây dựng; lắp đặt sàn deck (Deck Plate) trên dầm và kết cấu mặt sàn.
  • Trong quá trình lắp đặt khi thi công cốt thép, thường phát sinh các tai nạn như rơi ngã từ giàn cốt thép, đổ sập các bộ phận cốt thép lắp đặt tạm thời, rơi ngã khi đang lắp đặt sàn deck (Deck Plate)…

Quy định liên quan đến Tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động 

Điều 380 (Phòng tránh nguy hiểm khi lắp đặt cốt thép) Khi lắp đặt cốt thép, gắn bu lông để bộ phận nối của cốt thép chống đỡ có đủ lực và dây thừng kéo lên không bị tháo rời trước khi tạo thành kết cấu vững chắc.

Điều 381 (Lắp đặt lối lên xuống) Lối lên xuống đã được cố định với khoảng cách giữa các bậc thang trong phạm vi 30cm cần phải được lắp đặt trên vật liệu cốt thép di chuyển dọc. Cần phải lắp đặt sàn thao tác để thực hiện nối với bộ phận nối theo chiều dọc và chiều ngang của cốt thép. 

Yếu tố nguy hiểm chính

1. Khi nhập và chất vật liệu cốt thép, vật liệu cốt thép mất cân bằng và đè lên người. 

2. Va chạm vào vật liệu cốt thép khi sử dụng cần cẩu di động để bốc dỡ vật liệu cốt thép. 

3. Rơi rớt vật liệu do bộ phận liên kết vật liệu cốt thép bị rơi rớt khi nâng kéo vật liệu cốt thép. 

4. Mất thăng bằng và đổ sập do không gắn bu lông tạm thời vào vật liệu cốt thép được lắp đặt tạm thời và chưa lắp đặt cột chống đỡ. 

5. Người lao động không sử dụng lối đi lên xuống, trượt chân và rơi ngã từ khung cốp thép trong quá trình di chuyển lên xuống. 

6. Rơi ngã xuống mặt đất do mất thăng bằng khi đang thi công lắp đặt vật liệu cốt thép trong tình trạng không sử dụng dây đai an toàn. 

7. Điện giật khi đang thực hiện hàn vật liệu cốt thép do bộ phận tích điện rò rỉ vì nắp bọc giữ thân máy hàn bị hư hỏng. 

8. Rơi ngã xuống khe lỗ mở, phần cuối của thanh dẹt khi đang lắp đặt sàn deck.

9. Vật liệu rơi rớt do không thực hiện hàn nối tạm thời vật liệu khi đang lắp đặt sàn deck. 

10. Phát sinh hỏa hoạn do tia lửa hàn làm cháy các chất dễ cháy xung quanh khi đang thao tác hàn vật liệu cốt thép.

Biện pháp an toàn và nguyên tắc thi công cốt thép

01. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Nhập vật liệu cốt thép

  •  Kiểm tra trước lối di chuyển bên trong công trường khi đưa vật liệu cốt thép vào công trường xây dựng bằng xe moóc kéo.
  • Nắm rõ nguy cơ va chạm với người lao động khi đang di chuyển xe moóc kéo vận chuyển cốt thép bên trong công trường.
  • Nắm rõ nguy cơ trượt ngã do rơi vào vũng nước khi đang di chuyển xe moóc kéo vận chuyển cốt thép bên trong công trường.
  • Kiểm tra liên kết và độ vững chắc của vật liệu cốt thép được chất trên xe moóc kéo.
  • Nghiêm cấm gắng sức leo lên phần trên của xe moóc kéo cốt thép để thực hiện bốc dỡ.
  • Bố trí người hướng dẫn để xe moóc kéo vận chuyển cốt thép có thể di chuyển an toàn vào bãi chất ngoài trời (không có mái che).
  • Lắp đặt chêm để chống lăn trượt khi dừng xe moóc kéo vận chuyển cốt thép tại bãi chất ngoài trời (không có mái che).
  • Người hướng dẫn phải mang dụng cụ bảo hộ và trang bị thanh chỉ đường để có thể hướng dẫn xe an toàn.

02. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Bốc dỡ, chất xếp vật liệu cốt thép 

  • Đảm bảo trang thiết bị chiếu sáng đầy đủ khi thực hiện thao tác bốc dỡ vào ban đêm.
  • Kiểm tra độ vững chắc của móc treo nâng kéo vật liệu cốt thép.
  • Xử lý để không phát sinh nguy cơ đổ sập vật liệu cốt thép đã được bốc dỡ.
  • Kiểm tra xem đã liên kết bằng móc treo 2 dây khi nâng kéo vật liệu cốt thép chưa.
  • Duy trì theo mặt phẳng ngang khi nâng kéo vật liệu cốt thép.
  • Khi xe cộ di chuyển trên vách nghiêng, xử lý phòng chống lăn trượt bằng cách bố trí chêm…
  • Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ như mũ bảo hộ, giày bảo hộ…
  • Bố trí người hướng dẫn khi thực hiện nâng kéo và bốc dỡ.
  • Tuân thủ quy định thực hiện thao tác vật nặng.
  • Thực hiện biện pháp cấm ra vào (ngoại trừ người lao động có liên quan) xung quanh địa điểm làm việc.
  • Lắp đặt vững chắc thanh giằng của vật liệu cốt thép trên mặt đất bằng phẳng.
  • Kiểm tra xem dây thừng sợi hoặc dây cáp thép có bị xoắn, hư hỏng, biến dạng hoặc bị mài mòn nghiêm trọng không.
  • Nghiêm cấm nâng kéo ở trạng thái liên kết bất ổn bằng gá kẹp (Clamp)…

03. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Nâng kéo, lắp đặt vật liệu cốt thép 

  •  Kiểm tra việc lắp đặt thang lên xuống trụ cốt thép.
  • Kiểm tra xem khung cốt thép nâng có tách rời khỏi dây thừng treo trước khi bộ phận nối trở thành một kết cấu vững chắc chưa.
  • Kiểm tra việc lắp đặt lối đi tạm được cố định trên lối di chuyển chính.
  • Soạn thảo và tuân thủ sơ đồ lắp đặt cốt thép.
  • Gắn bu lông để chống đỡ bộ nối khi lắp ráp bu lông. 
  • Treo móc dây đai an toàn trên thiết bị gắn dây đai an toàn để thao tác.
  • Kiểm tra xem đã lắp đặt thiết bị gắn dây đai an toàn trên thanh dầm cốt thép chưa.
  • Kiểm tra việc lắp đặt dây thừng móc treo dây đai an toàn dùng để lên xuống dọc theo cột cốt thép.
  • Kiểm tra việc lắp đặt lưới chống rơi ngã ở phía dưới vật liệu cốt thép.
  • Liên kết bằng móc treo 2 dây và duy trì mặt phẳng ngang khi kéo nâng vật liệu cốt thép.
  • Kiểm tra độ vững chắc của móc kéo nâng cốt thép và dây thừng kéo nâng.

04. Nắm rõ yếu tố nguy hiểm

* Lắp đặt sàn deck (Deck Plate

  •  Nắm rõ nguy cơ điện giật do thiết bị điện sử dụng sàn deck.
  • Kiểm tra việc lắp đặt lưới chống rơi ngã ở phía dưới khu vực lắp đặt sàn deck.
  • Kiểm tra việc sử dụng dụng cụ bảo hộ như mũ bảo hộ, giày bảo hộ…
  • Thực hiện hàn tạm thời một cách kỹ lưỡng để sàn deck không rơi rớt sau khi lắp đặt.
  • Lắp đặt biển báo nguy hiểm rơi ngã và bố trí dây thừng treo an toàn tại phần cuối của sàn deck.
  • Kiểm tra việc bố trí đường đi tạm thời để người lao động có thể di chuyển về địa điểm làm việc.
  • Kiểm tra xem có chất quá tải vật nặng lên trên sàn deck không.
  • Lắp đặt để giảm thiểu tối đa các khe lỗ hở theo trình tự lắp đặt sàn deck.
  • Nắm rõ nguy cơ phát sinh hỏa hoạn khi đang hàn cốt thép, sàn deck


(Nguồn tin: kosha)