Bảo vệ công nhân khỏi các nguy hại sinh học bằng cách giảm tối đa sự phơi nhiễm các tác nhân sinh học và cách ly các vùng có tiềm ẩn nguy cơ bị ô nhiễm
TẠI SAO
Khi xử lý với các nguồn truyền tác nhân sinh học, các biện pháp thực hành làm việc và vệ sinh tốt có thể bảo vệ công nhân khỏi các nguy hại do phơi nhiễm với những tác nhân này. Đào tạo về các quy trình an toàn sinh học là rất cần thiết trong việc giảm thiểu các rủi ro.
Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp thực hành an toàn sinh học tiêu chuẩn là cách thức quan trọng nhất chứa các tác nhân sinh học trong xử lý các vật liệu lây nhiễm tiềm năng. Người quản lý động vật và nhân viên y tế là các ví dụ điển hình. Công việc này bao gồm các điều kiện vệ sinh và lau dọn bằng cách sử dụng thiết bị an toàn và làm việc với sự cẩn trọng cao nhất khi xử lý những vật liệu này.
Để giảm truyền nhiễm các nguy cơ sinh học khi làm việc với các vật liệu bị nhiễm bẩn tiềm năng, đề nghị sử dụng thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân.
Khi nơi làm việc có nguy cơ bệnh truyền nhiễm cao như là các mầm bệnh hút máu hoặc bệnh cúm gia cầm, có thể giảm thiểu được nguy cơ truyền nhiễm bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sung theo hướng dẫn của nhân viên có kiến thức về bảo vệ cụ thể.
RỦI RO / TỔN HẠI
• Phơi nhiễm với các tác nhân sinh học.
• Bệnh truyền nhiễm.
• Sức khỏe công nhân kém.
• Chậm trễ trong điều trị y tế.
BIỆN PHÁP
1. Xác định các tình trạng phơi nhiễm đối với người lao động tiếp xúc với vật liệu nhiễm bẩn sinh học. Chất lỏng từ cơ thể và chất thải lây nhiễm. Công nhân chịu rủi ro sinh học nên làm việc dưới kế hoạch kiểm soát phơi nhiễm.
2. Đào tạo công nhân làm việc trong môi trường phơi nhiễm sinh học luôn luôn áp dụng các biện pháp thực hành an toàn đã được thiết lập.
3. Cung cấp các thiết bị rửa tay dễ dàng sử dụng được đối với tất cả công nhân có nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân sinh học. Rửa tay trước và sau khi làm việc với môi trường phơi nhiễm.
4. Cung cấp các thùng chứa an toàn vật liệu và dụng cụ bị bẩn như là cạnh sắc có nhiễm máu hoặc chất lỏng cơ thể. Các thùng chứa phải chống rò rỉ, được mã hóa bằng màu sắc và dán với nhãn rủi ro sinh học. Vứt bỏ vào thùng chứa đồ nhọn ngay sau khi sử dụng.
5. Đeo găng tay khi làm việc mà tay phải tiếp xúc với máu, các chất cơ thể hoặc chất lây nhiễm.
6. Mặc quần áo bảo hộ, mặt nạ và dụng cụ bảo vệ mắt bất cứ khi nào phơi nhiễm. Giám sát viên phụ trách đối với các khu vực làm việc bị nhiễm bẩn và thiết bị bảo vệ phải giám sát công việc này.
7. Giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc có nguy cơ phát tán tác nhân sinh học như là chuồng vật nuôi, phòng thí nghiệm và thiết bị chăm sóc sức khỏe theo các hướng dẫn đã được thiết lập.
GỢI Ý THÊM
– Vứt bỏ tất cả rác thải ô nhiễm bao gồm vật liệu bị nhiễm máu hoặc chất lỏng cơ thể vào thùng chứa chất thải lây nhiễm.
– Tất cả phương tiện bảo vệ cá nhân đều phải được cởi bỏ trước khi rời phòng thay đồi hoặc khu vực làm việc.
– Phải lập một kế hoạch dọn dẹp và khử trùng bao gồm các vị trí cần được dọn dẹp, chất tẩy rửa và chất tẩy uế sẽ được sử dụng và các hướng dẫn.
– Nếu nhận thấy các khả năng phơi nhiễm nguy hại sinh học tại nơi làm việc, tất cả công nhân liên quan cần đào tạo các biện pháp kiểm soát thực hành làm việc do nhân viên có năng lực thiết lập.
Để tránh các tổn thương chấm cứu kim, thường xuyên thực hành bỏ các vật sắc đã sử dụng vào thùng chứa an toàn gần nơi chúng được sử dụng hoặc trên xe đẩy tay.
Cung cấp thiết bị rửa tay vệ sinh tại nơi làm việc. Công nhân phải được đào tạo để rửa tay theo các phương pháp đã được phê chuẩn.
ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Tại nơi làm việc có nguy cơ phơi nhiễm với rủi ro sinh học, các giám sát viên chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp thực hành an toàn sinh học, sử dụng thiết bị bảo vệ và đào tạo.
(Nguồn tin: Ergonomic checkpoints, ILO)