Bức xạ điện từ tần số rađio

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:26(GMT +7)

Bức xạ điện từ gồm nhiều bức xạ khác nhau như sóng radio (vô tuyến), bức xạ hồng ngoại, cực tím, tia g, tia X (Rơnghen)… các bức xạ kể trên giống nhau về bản chất là những photon truyền đi trong không gian với tốc độ của ánh sáng (300.000 km/s), nhưng chúng khác nhau về bước sóng (độ dài sóng) và tần số (số dao động của sóng trong 1giây).

Chưa có ảnh

(Hình minh họa)

Điện từ trường được đặc trưng bởi cường độ điện trường (E) có đơn vị là (V/m) và cường độ từ trường (H) có đơn vị là (A/m). Với bức xạ siêu cao tần, các sóng ngắn tạo thành một điện từ trường thống nhất, cường độ được biểu thị ra mật độ năng lượng, đơn vị là W/m2 hay mW/m2 hoặc mW/m2.

Bức xạ điện từ được ứng dụng trong công nghệ thông tin (viễn thông, truyền thanh, truyền hình, ra đa quân sự, dân dụng..; ứng dụng trong công nghiệp luyện kim, gia công cơ khí chất dẻo; chế biến thực phẩm, sản phẩm gia dụng; Ứng dụng trong y học và ứng dụng khác…

Phơi nhiễm nghề nghiệp với bức xạ chủ yếu từ các nguồn nhân tạo: máy phát điện, các máy chạy bằng dòng điện, máy phát sóng tần số radio và cao tần, phát sóng điện từ qua ăngten, các đài phát thanh, truyền hình, trạm vô tuyến, rađa, các máy có nguồn bức xạ rađio (lò viba, lò nấu chảy kim loại, hàn, điều trị y học…Đối tượng phơi nhiễm chủ yếu do nghề nghiệp và ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Tác hại của bức xạ điện từ

Bức xạ điện từ tần số cao kết hợp với hấp thụ năng lượng từng phần của sóng radio đi qua cơ thể người gây ra nhiệt và tạo ra các ion; Nguồn nhiệt này làm tăng tuần hoàn máu. Một số bộ phận cơ thể (não, mắt, thận, ruột, tinh hoàn) nhạy cảm với sự quá nhiệt.

Sự dẫn điện trong các tổ chức cơ thể tỷ lệ với số lượng dịch của tổ chức; Sự dẫn điện trong máu và cơ xảy ra cao nhất, trong mô mỡ thì thấp nhất.

Trường hợp bị phơi nhiễm lâu dài có hệ thống với bức xạ điện từ khác nhau, vượt quá giới hạn cho phép về tần số và cường độ, có thể gây ra tác hại đến mắt (đục nhãn mắt, thuỷ tinh thể tổn thương giác mạc…); hệ thần kinh trung ương (nhức đầu, mất ngủ, giảm minh mẫn, giảm trương lực cơ…); hệ tim mạch (hạ huyết áp, giảm co tâm thu…); máu (biến đổi hoá học, biến đổi hồng cầu, bạch cầu…); tăng nhiệt cơ thể; sinh sản và di truyền; nội tiết; chuyển hoá…

Kiểm soát tác hại của bức xạ điện từ

Thường xuyên giám sát môi trường lao động, bảo đảm mức bức xạ không vượt quá giá trị cho phép theo Tiêu chuẩn QĐ 3733/2002/QĐ-BYT.

 Giá trị cho phép của cường độ điện từ trường tần số từ 30KHz – 300 MHz

 

Tần số

Cường độ điện trường (E)

(V/m)

Cường độ từ trường (H)

(A/m)

Giá trị E, H trung bình trong thời gian (giây)

30KHz – 1,5MHz

50

5

30

1,5MHz – 3MHz

50

5

30

3MHz – 30MHz

20

0,5

30

30MHz – 50MHz

10

0,3

30

50MHz – 300MHz

5

0,163

30

 

Giá trị cho phép đối với mật độ dòng năng lượng của bức xạ có tần số từ 300MHz – 300 GHz

 

Tần số

Mật độ dòng năng lượng

 (mW/cm2)

Thời gian tiếp xúc cho phép trong 1 ngày

Ghi chú

 

300MHz – 300GHz

< 10

1 ngày

 

10 đến 100

< 2 giờ

Thời gian còn lại mật độ dòng năng lượng không vượt quá 10mW/cm2

100 đến 1000

< 20 phút

Giá trị cho phép của dòng tiếp xúc và dòng cảm ứng

 

Dòng cực đại (mA)

Tần số, f (MHz)

Qua cả hai bàn chân

Qua mỗi một chân

Tiếp xúc

30KHz – 100KHz

2000f

1000f

1000f

30KHz – 100MHz

200

100

100

 

– Quản lý và kiểm soát tác hại bằng biện pháp kỹ thuật – công nghệ: ngăn cản bức xạ ra ngoài (bằng vật liệu thích hợp, màn che chắn thích hợp) thường xuyên kiểm tra hiệu quả, giải quyết kịp thời yêu cầu bảo vệ.

– Quản lý kiểm soát bằng biện pháp hành chính: xác định chu vi bảo vệ xung quanh nguồn bức xạ điện từ, gắn biển báo và hệ thống tín hiệu ánh sáng và âm thanh…

Khám tuyển theo tiêu chuẩn sức khoẻ, không bố trí làm việc khu vực có nguồn bức xạ, những người có vấn đề về huyết áp, rối loạn thần kinh, đục thuỷ tinh thể…; Kiểm tra sức khoẻ định kỳ, làm các xét nghiệm (điện tâm đồ, điện não đồ…) để phát hiện sớm tác hại nghề nghiệp về lâm sàng.

Quản lý – kiểm soát bằng phương tiện bảo vệ cá nhân: cấp phát và sử dụng cho công nhân bộ quần áo bảo vệ đặc chủng đối với vị trí có nguy cơ cao; trang bị kính bảo vệ đặc biệt để bảo vệ mắt; đối với các trường hợp thường xuyên bị phơi nhiễm cần trang bị máy phát hiện cá nhân để theo dõi và đánh giá mức phơi nhiễm.


(Nguồn tin: Nilp.vn)