Bức xạ không ion hóa

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:27(GMT +7)

Nhiều người lao động công nghiệp bị phơi nhiễm với bức xạ tại nơi làm việc. Có nhiều dạng bức xạ, một số rất nguy hiểm và một số ít nguy hiểm hơn.

Bức xạ được định nghĩa là năng lượng di chuyển trong không khí dưới dạng bước sóng hoặc phân tử rất rất nhỏ. Tất cả các dạng của bức xạ đều không nhìn thấy được, trừ khi có quang phổ khi có ánh sáng có thể nhìn thấy được xuất hiện. Một số dạng bức xạ có thể được cảm nhận như nhiệt, nhưng phần lớn bức xạ không thể cảm nhận được. Dạng bức xạ nguy hiểm nhất – gọi là “i-ông hóa”, như X-quang – không thể nhì thấy hoặc cảm thấy. 

Có ba dạng bức xạ cơ bản: điện từ trường, âm thanh, và phân tử. Nhiều người lao động công nghiệp bị phơi nhiễm với bức xạ âm thanh dưới dạng tiếng ồn, và phơi nhiễm với bức xạ điện từ trường. 

Có hai loại bức xạ điện từ trường:

  1. Bức  xạ  “ion hóa”, như X-quang hoặc tia gamma, lọt vào cơ thể con người và gây hại cho tế bào và genes; và
  2. Bức  xạ  “không ion hóa”, kể cả tần số radio, ánh sáng nhìn thấy được, ánh sáng tia cực tím, và bức xạ tia hồng ngoại.

Bức xạ không-i-ông hóa không lọt vào cơ thể con người nhưng làm cho phân tử trên bề mặt cơ thể (da, mắt và tinh hoàn) rung động nhanh hơn. Sự rung động này làm cho tế bào nóng lên hơn bình thường. Vấn đề sức khỏe hay gặp nhất do bức xạ không –i-ông hóa là bỏng da và đục thủy tinh thể mắt.

Nguy cơ của tia cực tím là gì?

Nguồn thông thường có tia cực tím (“UV”) là mặt trời.  Tia cức tím là ánh sáng cho da người “rám nắng” từ mặt trời.  UV được sử dụng trong công nghiệp vì nhiều nhiệm vụ khác nhau kể cả làm khô giấy in, nhãn mác, chữa bệnh, và nướng bánh.

Ánh sáng tia cực tím có thể phản ứng với dung môi chlorinated hydrocarbon, sơn, mực, keo, và nhựa thông để tạo ra khí độc hại (phosgene và chlorine), những chất này rất độc hại với nồng độ cao. Ánh áng UV còn phản ứng với không khí để tạo ra ozone, cũng rất độc hại với nồng độ cao. 

Ánh sáng UV có thể gây ra rám da và hại mắt, từ việc ngứa đến việc hủy hoại giác mạc, nếu không mặc quần áo bảo vệ cá nhân và kính bảo vệ mắt trong khi làm việc. Loại ánh sáng cực tím loại “B” còn có thể gây ra ung thư da với nồng độ cao trong khi da không được bảo vệ.

Các biện pháp kiểm soát hoạt động của tia cực tím là kính bảo vệ mắt, vật liệu bảo vệ mắt trong khi làm việc, và thông gió cục bộ có hiệu quả nhằm loại trừ khí độc hại do tia cực tím trong không khí tương tác với một số hóa chất.

Những nguy cơ của bức xạ tần số radio là gì?

Bức xạ tần số radio được sử dụng như một nguồn năng lượng cung cấp cho máy niêm phong bằng nhiệt, những máy cán mỏng, niêm phong, và lưu hóa vật liệu. Nhiệt được tạo ra có thể là một mối nguy hại cho mắt và tinh hoàn. Bỏng và sốc điện có thể là kết quả của dây điện không được bảo vệ.

Các biện pháp kiểm soát tốt nhất đối với các nguy cơ về tần số radio là việc nối đất có hiệu quả, sử dụng các tấm phản nhiệt tại nơi làm việc của người vận hành, và việc sử dụng tối thiểu có thể lượng nhiệt trong công việc.

Trung quốc có những quy chế GB về những loại bức xạ sau đây:

– GB 8702-88: Quy chế bảo vệ bức xạ điện từ trường;

– GB 9175-88: Tiêu chuẩn vệ sinh về môi trường sóng điện từ;

– GB 10436-89: Tiêu chuẩn vệ sinh về bức xạ vi sóng trong môi trường làm việc;

– GB 10437-89: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với bức xạ tần số cực cao trong môi trường làm việc;

– GB 16203-1996: Tiêu chuẩn sức khỏe về trường điện trong môi trường làm việc.

Những điểm chính:

  1. Có nhiều dạng bức xạ, một số loại (i-ông-hóa) rất độc hại và các loại khác (không-i-ông-hóa) ít nguy hại hơn.
  2. Loại bức xạ không-i-ông-hóa thường được dùng trong công nghiệp – tia cực tím và tần số radio – nằm trong số các loại bức xạ ít nguy hiểm hơn.
  3. Có các biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu tác động về sức khỏe của bức xạ không –i-ông hóa. 


(Nguồn tin: Trích dẫn Tài liệu Dự án NILP-OSB)