Các giá trị cá nhân có thể giúp quản lý hành vi an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động?

Thứ Ba, 19/12/2023, 10:30(GMT +7)

Việc tìm ra những phương pháp đột phá và hiệu quả để cải thiện hành vi an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp của công nhân xây dựng là một thách thức trong quá trình triển khai các chương trình an toàn dựa trên hành vi (Behavioural-Based Safety – BBS).

Trong đó, các hành vi mang tính bản năng có thể chính là mấu chốt của vấn đề. Một số nghiên cứu giới hạn đã tìm ra được tác động tiềm ẩn của việc kích thích động lực hành vi, ví dụ như các giá trị bản thân. Để có thể giải quyết vấn đề này, nghiên cứu sau đưa ra những kết quả có được thông qua hai cuộc điều tra (tại Vương quốc Anh và Thái Lan) về sự ảnh hưởng của các giá trị cá nhân người lao động đến động lực thúc đẩy an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Safety and Health Motivation – OSHM). Hai cuộc điều tra đã tiến hành phỏng vấn người lao động trong ngành xây dựng làm việc tại các công trường xây dựng. Số người lao động trả lời phỏng vấn tại Vương quốc Anh là 55 và Thái Lan là 83 người. Bằng cách sử dụng các thông số phân tích và các mô hình đa hồi quy, các kết quả từ hai cuộc điều tra chỉ ra rằng các thứ nguyên quan trọng của các giá trị bản thân có mối liên hệ tuyến tính với các thứ nguyên tương ứng của OSHM. Ví dụ, trong nghiên cứu tại Thái Lan, các giá trị năng lực cá nhân và tính bảo thủ tỉ lệ thuận với OSHM. Trong chương trình điều tra tại Vương quốc Anh, động lực bản thân và tính đại diện được gộp lại thành một thứ nguyên (động lực chủ động), và nó tỉ lệ thuận với năng lực cá nhân. Tóm lại, kết quả từ chương trình tại các quốc gia khác nhau đưa ra những bằng chứng về các tác động dự báo của các giá trị bản thân đối với OSHM. Các kết quả này một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu cần phải cân nhắc và đưa các giá trị bản thân của  người lao động vào trong quá trình thiết kế/xây dựng và triển khai các giải pháp BBS.

Xem chi tiết: tiếng Anh (pdf 155MB)

Biên dịch: Việt Thắng


(Nguồn tin: Science Direct)