So sánh các phương pháp các phương pháp xác định giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp đối với các hóa chất trong không khí và mức bảo vệ

Thứ Ba, 19/12/2023, 10:32(GMT +7)

Mục tiêu của dự án này là phân tích và trình bày sự khác biệt giữa các phương pháp tính giới hạn phơi nhiễm và dẫn đến sự khác biệt trong mức độ bảo vệ

Việc xây dựng và xác định các giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp (OELs) là một thành phần quan trọng của việc đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro của hóa chất. Tuy nhiên, mức độ hài hòa của các giá trị giới hạn phơi nhiễm trong không khí ở các quốc gia hiện nay đang là một vấn đề. Đối với một số chất, các giới hạn phơi nhiễm khác nhau cho từng môi trường lao động và cho từng con đường hóa chất thâm nhập vào cơ thể được quy định bởi Luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp; Luật Hóa chất.

Các bước quan trọng trong quá trình thiết lập OEL hoặc các giá trị tương tự là xác định điểm xuất phát dựa trên những tác động bất lợi được báo cáo trong các nghiên cứu độc chất học và áp dụng các yếu tố đánh giá: thời gian phơi nhiễm khác nhau, sự khác biệt giữa các loài và mức nhạy cảm giữa con người.

Các nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban Khoa học về Giới hạn Phơi nhiễm nghề nghiệp châu Âu đã thực hiện dự án bao gồm 10 nghiên cứu so sánh giá trị OELs được thực hiện bới các phương pháp khác nhau. Mục tiêu của dự án này là phân tích và trình bày sự khác biệt giữa các phương pháp tính giới hạn phơi nhiễm và dẫn đến sự khác biệt trong mức độ bảo vệ.

Kết quả nghiên cứu 1: So sánh các phương pháp xác định OELs

Nghiên cứu này mô tả các phương pháp tính toán giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp, sử dụng các giá trị:

  • Giới hạn của các giá trị;
  • Cơ sở dữ liệu được đánh giá và cách dữ liệu được tìm kiếm;
  • Phương pháp tính toán các giá trị cho các hiệu ứng hô hấp tại chỗ;
  • Các quy định cụ thể cho các chất gây ung thư với các ngưỡng giả định.

Kết quả nghiên cứu 2: Mô hình liều chuẩn.

Nghiên cứu này mô tả tình trạng hiện tại của việc áp dụng quy trình chuẩn trong đánh giá rủi ro cũng như các phương pháp luận áp dụng và các công cụ (phần mềm) hiện có.

Kết quả nghiên cứu 3: Lập mô hình liều chuẩn.

Nghiên cứu này giải thích việc mô hình hóa phải được thực hiện đối với 5 chất có dữ liệu lượng tử hoặc dữ liệu liên tục theo thời gian

Kết quả nghiên cứu 4: Đánh giá rủi ro xác suất.

Nghiên cứu phân tích các nguyên tắc đánh giá rủi ro xác suất, cụ thể:

  • Các yếu tố khởi điểm và các yếu tố ngoại suy được hiển thị dưới dạng chuẩn phân phối và liên kết với các phương pháp Monte Carlo;
  • Công cụ (phần mềm) và khả năng áp dụng chúng trong tính toán xác suất;
  • Phân tích những điểm không chắc chắn trong đánh giá rủi ro.

Kết quả nghiên cứu 5: Phép ngoại suy theo con đường hóa chất thâm nhập vào cơ thể.

Báo cáo mô tả điều kiện có thể ngoại suy giữa các con đường tiếp xúc hóa chất (hô hấp, tiếp xúc hay qua con đường tiêu hóa …)

Kết quả nghiên cứu 6: Ngoại suy thời gian.

Nghiên cứu này đã phân tích phép ngoại suy thời gian từ nhiễm độc bán cấp tính đến nhiễm độc mãn tính. Sử dụng dữ liệu thực nghiệm để ngoại suy theo thời gian và so sánh với kết quả đã công bố của các tác giả khác.

Kết quả nghiên cứu 7: Ngoại suy giữa các loài xen kẽ.

Nghiên cứu này sử dụng kết quả nghiên cứu “ngoại suy theo thời gian” rồi đánh giá sự khác biệt định lượng giữa các loài động vật thí nghiệm khác nhau.

Kết quả nghiên cứu 8: Ngoại suy trong cùng một loài.

Nghiên cứu này đánh giá sự khác biệt về độc động học giữa loài người một cách định lượng.

Kết quả nghiên cứu 9: Nồng độ tương đương với con người và mô hình động học của sol khí trong đường hô hấp dưới.

Nghiên cứu này đã mô hình hóa quá trình hóa chất lắng đọng và làm làm sạch sol khí trên động vật thí nghiệm và con người, từ đó mô tả sự khác biệt về độc động học giữa các loài. Nghiên cứu này giải thích các quy trình và cách tính toán nồng độ tương đương ở người bằng cách sử dụng kết quả nghiên cứu ở các động vật thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu 10: Nghiên cứu tổng hợp.

Mô hình hóa sự phân bố của các yếu tố đánh giá, so sánh với các phương pháp hiện tại và thảo luận về các mức bảo vệ.

Tài liệu tham khảo: Derivation of occupational exposure limits for airborne chemicals – Comparison of methods and protection levels

Thúy Hằng


(Nguồn tin: Vnniosh.vn)