Các mối nguy hại đặc thù trong khai thác mỏ ngầm

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:28(GMT +7)

Những rủi ro về an toàn và sức khỏe lao động sau đây đặc thù đối với khai thác mỏ ngầm. Như là một quy tắc an toàn chung, cần phải áp dụng một hệ thống gắn thẻ để đếm tất cả những người di chuyển trong lòng đất

Thông gió

– Hệ thống thông gió và làm mát cần phải phù hợp với các hoạt động của nơi làm việc và có khả năng duy trì nhiệt độ khu vực và nồng độ các chất ô nhiễm ở mức an toàn. Hệ thống thông gió được xem là một bộ phận thiết yếu và thống nhất với tổng thể dự án khai thác mỏ và nên được  xử  lý  như  thế.  Người  vận hành  và bảo dưỡng hệ thống thông gió  nên  được   qua  đào  tạo,  chú trọng đến các vấn đề như môi trường dễ nổ, sản phẩm của quá trình đốt nhiên liệu, bụi (nhất là trong trường hợp có silica) và khói diesel;

– Các mỏ ngầm cần đảm bảo nguồn không khí sạch và an toàn đối với tất cả các khu vực mà công nhân sử dụng. Các biện pháp quản lý được khuyến nghị bao gồm:

+ Đảm bảo các phân xưởng thông gió trên bề mặt và các thiết bị hỗ trợ có liên quan được sắp đặt và quản lý nhằm loại bỏ những nguy cơ có thể gây nguy hại đến hiệu quả hoạt động của các thiết bị thông gió hay chất lượng không khí trong mỏ (ví dụ như các  nguồn phát  thải  cũng như các vật liệu dễ bắt lửa hay dễ nổ không nên đặt gần  những  chỗ hút không khí);

+ Vận hành các quạt bổ trợ nhằm tránh sự quay vòng không kiểm soát được của không khí;

+ Di dời mọi người ra khỏi hầm mỏ hoặc di dời họ đến một khu vực trú ẩn (có thể dự trữ nước và thức ăn), nếu hệ thống thông gió chính ngừng hoạt động;

+ Dựng hàng rào bảo vệ tất cả các khu vực không được thông gió và đặt bảng hiệu cảnh báo nhằm ngăn chặn sự ra vào không chủ ý;

+ Tất  cả máy biến  áp, máy nén, bồn nhiên liệu và các khu vực có độ nguy hiểm cao nên được thông gió   trực tiếp đến đường khí ra;

– Khi thích hợp, điều kiện nhiệt nên được giám sát nhằm xác định khi con người phải  chịu  tác động bất lợi của stress nhiệt và lạnh, và cần phải thi hành các biện pháp bảo vệ. Nhiệt  độ nên được  duy trì ở mức hợp lý và thích hợp cho các hoạt động được thực hiện. các thực hành khác nên bao gồm việc che chắn lượng dư nhiệt, thích nghi môi trường,  phun  nước  và  thông  qua các chế độ làm việc-nghỉ ngơi thích hợp.

Bụi

Kiểm soát bụi nên được hợp nhất hoàn toàn với các quy trình hoạt động dưới lòng đất, đặc biệt là liên quan đến việc phá nổ, khoan, và vận chuyển vật liệu và để thải. Việc giảm thiểu bụi là yếu tố chủ chốt để tăng cường độ rõ có thể nhìn thấy trong việc bố trí hầm mỏ và đồng thời cũng nhằm củng cố sức khỏe công nhân.

Cháy và nổ

Các hầm mỏ cần phải chuẩn bị và tiến hành các kế hoạch nhằm phòng chống, phát hiện và chống lại hỏa hoạn bùng phát và lan rộng. Các biện pháp kiểm soát và phòng chống cháy nổ và hỏa hoạn bao gồm:

– Tiến hành đánh giá rủi ro hỏa hoạn lặp đi lặp lại đều đặn để phát hiện sớm và giảm thiểu các khu vực mà rủi ro “hỏa hoạn leo thang nhanh chóng” có thể xảy ra (ví dụ như các khu vực sử dụng động cơ diesel khó theo dõi);

– Xác định các khu vực có nguy cơ hỏa hoạn sử dụng các biển cảnh báo và cấm mọi người hút thuốc, dùng đèn có ngọn lửa trần, diêm hay các loại nguồn đánh lửa khác trong các khu vực  được cảnh  báo có nguy cơ hỏa hoạn dưới các quy ước nghiêm ngặt (ví dụ như quy ước hàn);

– Tránh sử dụng máy biến áp dầu dưới hầm mỏ;

– Các vật  liệu dễ bắt  lửa nên được lưu trữ trong các phương tiện chống cháy, lắp đặt ngăn ngừa rò rỉ cũng như tràn. Một hệ thống phát hiện và dập tắt hỏa hoạn thích hợp nên được lắp đặt ở mỗi vị trí lưu trữ như thế;

– Mọi sự lưu trữ vật liệu dễ cháy và nguy hại  kể cả thuốc nổ đều phải được  bố trí, thiết  kế,  trang bị và vận hành theo các quy định của quốc gia hoặc quốc tế liên quan về an  toàn và hỏa hoạn. Những nơi lưu trữ thuốc nổ cần phải được bố trí trên mặt đất trừ những nơi mà điều kiện địa phương không cho phép (như vì lí do an ninh hoặc quá lạnh);

– Phòng tránh và kiểm soát cháy đai băng chuyền bằng cách đảm bảo các vòi chữa cháy luôn sẵn sàng hoạt động và có sẵn dọc các đường băng chuyền.

Trong các hầm mỏ được phân loại “có nhiều khí” (gồm hầu hết các mỏ than), các phương  án phòng ngừa bổ sung bao gồm:

– Ngăn ngừa sự bốc cháy bằng cách lắp đặt các máy phát hiện khí tự động ở những nơi sử dụng thiết bị điện và các máy phát hiện khí khác ở khắp các khu vực thi công dưới lòng đất (ví dụ như gương lò than);

– Ngăn ngừa sự bốc cháy bằng cách hạn chế các vật được làm ra từ hoặc chứa nhôm, nam châm, titan hoặc hợp kim nhẹ trừ khi có khả năng xảy ra ma sát hay tạo tác động hoặc chúng được bao bọc một cách thích đáng bằng các vật liệu không phát tia lửa;

– Các dụng cụ cầm tay nên được đặt ở những chỗ chứa  không phát tia lửa và có quy trình cho phép phù hợp trước khi lấy để sử dụng;

– Sử dụng các loại chất lỏng thủy lực kháng lửa trong tất cả các thiết bị dưới lòng đất;

– Quản lý các khí dễ cháy và dễ nổ trong các bộ phận đang hoạt động và ngừng làm việc của hầm mỏ trừ khi các bộ phận như thế đã hoàn toàn được niêm phong và các nguồn có thể phát tia lửa được di dời. Khi có 1% khí mêtan, nên tắt tất cả các thiết bị điện và cơ khí. Khi có 1,5% khí mêtan, tất cả mọi người trừ những người được trang bị, đào tạo và cần cho việc bình thường hóa hiện trường phải được sơ tán, và tất cả các nguồn có thể bốc cháy cần được ngừng hoạt động và không kết nối với  nguồn điện. Ở nơi sự phát thải mêtan có thể  xảy ra, cần phải  lắp đặt hệ thống giám sát và báo động phù hợp;

– Lắp đặt và sử dụng cửa chống cháy.

Buồng lánh nạn và các phương án tự cứu nguy

– Các hầm mỏ nên được thiết kế và triển khai các lỗi thoát phụ và bổ trợ cùng với các buồng lánh nạn mà:

+ Được nhận biết một cách rõ ràng;

+ Trong vòng 15 phút di chuyển từ bất kì nơi nào trong mỏ cho các  chỗ  làm  việc   cách  hơn 300m từ cửa mỏ hoặc đường thông  được  dùng  để  đến  chỗ làm việc;

+ Được xây dựng  từ các vật liệu không bắt lửa,  với một cơ chế kín nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của khí và có quy mô đủ lớn  để có đủ chỗ cho tất cả những   người  làm  việc   trong vùng phụ cận;

+ Được trang bị các lối thông độc lập đến mặt đất để cung cấp không khí, đường dây liên lạc (như điện thoại), nước và trang thiết bị sơ cứu;

– Dựa trên các đánh giá về các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp gặp phải môi trường thiếu hụt ôxy (như các mỏ vận hành thiết bị chạy bằng diesel không có bánh xích), công nhân hầm mỏ nên được trang bị và đào tạo về cách sử dụng các thiết bị tự cứu nguy độc lập (SCSR) cung cấp cho tối thiểu 2 lần thời gian cần thiết  để đến  buồng lánh nạn hoặc lối thoát khỏi hầm mỏ (tối thiểu 30 phút). Các thiết bị SCSR nên được mang  theo  mọi  lúc  hoặc  sẵn  có trong tầm với của công nhân.

Chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng cần đủ và an toàn đối với các điều kiện làm việc theo kế hoạch trong các lối đi và khu vực công trường  khai thác. Các hướng dẫn chiếu sáng bổ sung đặc thù đối với các mỏ khai thác ngầm bao gồm:

– Việc chiếu sáng dưới lòng đất cần thích hợp để tiến hành một cách an toàn các chức năng và sự di chuyển an toàn của công nhân cũng như các thiết bị;

– Việc chiếu sáng thường xuyên cung cấp ánh sáng thích hợp đối với các địa điểm sau: tất cả các xưởng gia công, gara dịch vụ và những nơi khác có di chuyển máy móc hoặc ở các nơi đặt các thiết bị có thể có nguy cơ rủi ro; các trạm trục chính dưới lòng đất, chiếu nghỉ, trạm sơ cứu, hành lang băng chuyền, bộ dẫn động, và trạm chuyển giao;

– Các nguồn chiếu sáng khẩn cấp độc lập và riêng biệt nên được dự trù ở mọi nơi mà nguy cơ rủi ro có thể xảy ra do hệ thống chiếu sáng thông thường gặp sự cố. Hệ thống này nên được khởi động một cách tự động và phù hợp  để có thể cho phép công nhân tiến hành việc ngừng hoạt động khẩn cấp các máy móc và nên được thường xuyên kiểm tra;

– Công nhân hầm mỏ nên được cấp đèn đeo trên mũ trong số đồ đạc cá nhân của họ trong mọi thời điểm khi ở dưới mặt đất. Độ chói cực đại nên ở mức tối thiểu là 1500 lux trong khoảng cách 1,2m từ nguồn phát sáng trong suốt ca làm việc.


(Nguồn tin: Trích “Hướng dẫn MT-KS-AT ngành dầu mỏ, khai thác dầu mỏ, năng lượng”, 2011)