Các yêu cầu ecgônômi đối với phương tiện kỹ thuật

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:51(GMT +7)

1. Khái niệm và định nghĩa: Các yêu cầu ecgônômi đối với phương tiện kỹ thuật là các yêu cầu được quy định đối với phương tiện kỹ thuật (PTKT) và môi trường lao động (MTLĐ) nhằm khẳng định sự thích ứng giữa chúng với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý, bao gồm các yêu cầu:

+ Về nhân trắc (kích thước không gian bề mặt bàn ghế, tầm với, kích thước hình dạng, lực cản cơ cấu điều khiển (CCĐK) ).

+ Về sinh lý (mức gánh nặng đối với hệ cơ, xương, khớp, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn…).

+ Về tâm sinh lý (yêu cầu đối với màu sắc, âm thanh, độ nhẵn bề mặt).

+ Về vệ sinh (yêu cầu đối với nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, mức ồn, mức rung, nồng độ các chất có hại).

2. Các yêu cầu thiết kế vị trí làm việc

– Tránh gánh nặng tĩnh và tư thế làm việc cố định;

– Giảm rối loạn chấn thương tích luỹ;

– Sắp đặt chiều cao làm việc ở 50 mm dưới khuỷu tay;

– Trang bị ghế điều chỉnh được;

– Sử dụng thao tác chân thuận lợi (pedal);

– Thao tác lợi dụng lực trọng trường;

– Duy trì động lượng quán tính;

– Tận dụng cử động đồng thời hai tay;

– Sử dụng cử động song song hai tay và kiểm soát bằng mắt;

– Sử dụng cử động xoay ở khuỷu tay;

– Sử dụng tay thuận;

– Lưu ý tầm với của phụ nữ nhỏ bé.

3. Yêu cầu đối với công cụ và thiết bị

– Tránh gánh nặng vận cơ tĩnh, (lỏng vai, khép khuỷu tay sát thân, góc cánh tay thẳng 900 ± 150, giữ thẳng cổ tay…).

– Tránh sái cổ tay, (sử dụng dụng cụ cong, dùng ê-tô).

– Giảm lực nắm đòi hỏi (tay cầm tiết diện tròn, ôvan, đường kính thích hợp, ma sát).

– Tránh ứng lực tập trung cục bộ ở bàn tay (cán cầm vừa lòng bàn tay, dùng hai ngón tay bật công tắc, tránh thao tác vặn, giật mạnh, làm tròn các cạnh sắc nhọn của tay cầm).

——————————-

Các bài viết có liên quan:

– Ecgônômi trong mối quan hệ liên ngành;

– Sự tác động tương hỗ giữa người-máy-môi trường;

– Những nguyên tắc ecgônômi trong thiết kế hệ thống làm việc;

– Ecgônômi chỗ làm việc với máy tính;

– Đánh giá và chứng nhận chất lượng về an toàn lao động và ecgônômi với máy, thiết bị sản xuất, chỗ làm việc và quá trình công nghệ

TS. Nguyễn Thế Công


(Nguồn tin: Theo cuốn Bảo hộ lao động, Chủ biên PGS.TS. Nguyễn An Lương, NXB Lao động – 2012)