Thách thức tại nơi làm việc và các yếu tố rủi ro đòi hỏi cách tiếp cận mới trong phòng ngừa rối loạn cơ xương khớp
– Thay đổi cách thức làm việc
Hiện đang xuất hiện sự thay đổi theo cả cách thức tiến hành và nơi thực hiện công việc. Số hóa đã đem lại những thành tựu công nghệ mới cho phép tiếp cận công việc ở bất cứ kỳ thời điểm nào. Hơn nữa, làm việc trên nền tảng trực tuyến tăng lên dẫn đến sự thay đổi mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, những người trước kia tự làm chủ hoặc ký kết hợp đồng lao động không cố định thường không tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Cách thức làm việc mới cũng bao gồm những thay đổi trong quy trình làm việc và bằng chứng rõ nét cho thấy việc tiến hành thay đổi bằng cách áp dụng thiết kế công việc và ecgônômi có thể giảm thiểu phơi nhiễm.
– Người lao động nhiều tuổi hơn
Sự phổ biến của rối loạn cơ xương khớp tăng cao ở đối tượng lao động nhiều tuổi. Vẫn tồn tại tranh cãi về việc chứng bệnh này là do quá trình phơi nhiễm kéo dài và/hoặc năng lực giảm sút khi cao tuổi, dữ liệu cho thấy người lao động lớn tuổi đang phơi nhiễm với các rủi ro đáng kể tại nơi làm việc. Khi so sánh lao động lớn tuổi (thường trên 50 tuổi) với những lao động dưới 35 tuổi, nghiên cứu phát hiện thấy phơi nhiễm với các chuyển động lặp đi lặp lại của cánh tay và việc di chuyển và mang vác vật nặng đã giảm bớt, trong khi phơi nhiễm với các vị trí gây đau, mệt mỏi lại tăng lên. Bằng chứng cũng chỉ ra rằng khi xuất hiện chấn thương, thời gian bình phục sẽ lâu hơn [1].
– Các yếu tố tâm lý xã hội
Các yếu tố tâm lý xã hội gồm hỗ trợ xã hội chưa đầy đủ, mức kiểm soát công việc thấp và xung đột cuộc sống-công việc đã cho thấy có tác động đến mức độ phổ biến của bệnh rối loạn cơ xương khớp. Nghiên cứu đã ghi nhận việc giảm phơi nhiễm tới hiện tượng mệt mỏi khi làm việc quá sức có khả năng giảm bớt đau đớn do rối loạn cơ xương khớp. Mệt mỏi cũng có thể là một yếu tố và những cá nhân mắc rối loạn cơ xương khớp cho biết họ gặp tình trạng ngủ kém. Quản lý các rủi ro tâm lý xã hội có thể giảm bớt rối loạn cơ xương khớp. Mặc dù vậy, khi các rủi ro tâm lý xã hội được đánh giá, thì mối liên hệ với rối loạn cơ xương khớp thường không được xem xét.
Cách tiếp cận mới trong phòng ngừa rối loạn cơ xương khớp
Mặc dù các điều khoản cho việc phòng ngừa rối loạn cơ xương khớp đã được chỉ rõ trong tài liệu “Manual Handling and Display Screen Equipment Directives”, nhưng vẫn chưa đủ để bao quát tất cả các rủi ro liên quan đến chứng bệnh này.
Suy cho cùng thì rối loạn cơ xương khớp có thể là kết quả của quá trình số hóa và sự thay đổi cách thức làm việc, việc nhận biết những thực hành hiện có để cải thiện việc phòng ngừa tác động đối với căn bệnh này gây ra do quá trình tích hợp kỹ thuật số của các cam kết công việc-cuộc sống thuộc về một cá nhân cũng như nền tảng việc làm là rất cần thiết.
Liên quan đến người lao động lớn tuổi, cần yêu cầu tăng cường nhận thức và hiểu biết về sự liên quan đến công việc của rối loạn cơ xương khớp và công tác phòng ngừa chứng bệnh này trong lực lượng lao động. Ngoài ra, các biện pháp can thiệp để tối ưu hóa kiểm soát triệu chứng và cung cấp môi trường làm việc linh hoạt và dễ thích nghi hơn có thể cải thiện đáng kể tương lai của người cao tuổi trên thế giới.
Đồng thời cũng cần áp dụng các công cụ đánh giá rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro để có thể xem xét cùng lúc cả rối loạn cơ xương khớp và các rủi ro tâm lý xã hội. Người sử dụng lao động cần bảo đảm các hoạt động tuyên truyền sức khỏe tại nơi làm việc tập trung vào việc phòng ngừa chứng rối loạn cơ xương khớp cũng như xử lý y tế ảnh hưởng tới chứng bệnh này.
[1] Summary – Work-related musculoskeletal disorders: why are they still so prevalent? Evidence from a literature review
Biên dịch: Bích Hà
(Nguồn tin: healthy-workplaces.eu)