Chứng đau lưng – phần ngọn của tảng băng chìm khi phát triển thành rối loạn cơ xương khớp
Rối loạn cơ xương khớp – không đơn giản chỉ là đau lưng
Mặc dù đau lưng là chứng rối loạn cơ xương khớp liên quan đến công việc phổ biến nhất, theo báo cáo chiếm 43% tỉ lệ người lao động ở Châu Âu và 41% đau cơ ở vùng bả vai, cổ và/hoặc các chi trên và 29% ở các chi dưới.
Rối loạn cơ xương khớp chi trên và cổ liên quan đến công việc có thể ảnh hưởng đến vùng bất kỳ ở cổ, hai vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay và bàn tay. Một số ví dụ phổ biến bao gồm: viêm gân, hội chứng ống cổ tay và viêm xương khớp. Các yếu tố rủi ro gồm: tư thế làm việc không phù hợp, công việc lặp đi lặp lại và bê vác vật nặng – hầu hết liên quan đến máy móc và công việc xây dựng. Làm việc với máy tính kéo dài cũng có thể dẫn đến những vấn đề do tính chất lặp lại, tĩnh và cường độ cao.
Rối loạn cơ xương khớp chi dưới ảnh hưởng đến hông, đầu gối và cẳng chân thường xảy ra do quá sức. Các rối loạn này có thể dẫn đến viêm xương khớp, đau khớp và gãy xương do mỏi. Người lao động đứng, quỳ hoặc ngồi xổm trong thời gian dài phải chịu rủi ro nhiều hơn cả, như trong ngành bán lẻ, giáo dục, khách sạn và phục vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe và dọn dẹp vệ sinh.
Các yếu tố rủi ro liên quan đến tổ chức và tâm lý xã hội
Khi phát triển thành các yếu tố rủi ro và rối loạn cơ xương khớp, thì tiêu điểm thường tập trung vào các yếu tố vật lý. Trong thực tế, có nhiều yếu tố rủi ro – bao gồm: vật lý, tâm lý xã hội và tổ chức – có thể đứng riêng lẻ hoặc cùng kết hợp. Trong khi vẫn tồn tại nhận thức chung về các rủi ro vật lý chủ yếu, cần lưu ý đặc biệt tới các yếu tố tổ chức và tâm lý xã hội.
Các yếu tố rủi ro tổ chức liên quan đến công việc như yêu cầu công việc cao, nhịp độ làm việc nhanh và thiếu thời gian nghỉ giải lao có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cơ xương khớp của người lao động. Ví dụ, một nhiệm vụ có thể được thực hiện nhanh chóng hoặc bao gồm việc mang vác nặng hơn mức tối ưu dẫn đến các tư thế làm việc không phù hợp để hoàn thành công việc nhanh hơn. Thiếu giờ nghỉ giải lao nghĩa là cơ thể không thể phục hồi từ những nỗ lực về thể chất, làm tăng rủi ro các rối loạn cơ xương khớp. Các rủi ro về tâm lý xã hội có thể dẫn đến stress, gợi lên các phản ứng tâm lý và có thể gây ra các triệu chứng rối loạn cơ xương khớp.
Sự phổ biến của các yếu tố rủi ro về tổ chức và tâm lý xã hội rất khác nhau giữa các ngành nghề, một vài yếu tố rủi ro cho thấy những khác biệt đáng kể. Ví dụ, những người vận hành, lắp ráp nhà máy và máy móc đặc biệt gặp nguy hiểm vì không thể nghỉ giải lao (theo báo cáo là khoảng 30%). Những công nhân này cũng thường không thể thay đổi được trật tự nhiệm vụ công việc của mình. Mặt khác, những người bán hàng là đối tượng được báo cáo gặp rủi ro nhiều nhất liên quan đến nhịp độ công việc, do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng (chiếm 82% vào năm 2015).
Rối loạn cơ xương khớp cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe như: lo âu, mệt mỏi, các vấn đề về giấc ngủ và thiếu trạng thái hưng phấn về tinh thần. Trong một số trường hợp, rối loạn cơ xương khớp cũng có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe kể trên hoặc thậm chí làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Hướng tiếp cận phòng ngừa rối loạn cơ xương khớp tích hợp và kết hợp
Do quá nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển hoặc làm nặng thêm triệu chứng rối loạn cơ xương khớp, và cũng bởi các yếu tố này tương tác với nhau, do vậy cách tốt nhất để xử lý vấn đề liên quan đến rối loạn cơ xương khớp là thông qua một hướng tiếp cận tổng thể.
Điểm khởi đầu là luôn luôn xác định được các yếu tố rủi ro về rối loạn cơ xương khớp. Điều này có nghĩa là tiến hành các đánh giá rủi ro tại nơi làm việc mà người lao động có thể bị ảnh hưởng và cách thức họ có thể bị tác động. Điều này cũng cho phép áp dụng các biện pháp can thiệp sớm để vừa xóa bỏ yếu tố rủi ro, vừa giảm thiểu phơi nhiễm và tác động đến sức khỏe người lao động.
Ngoài ra, cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát rủi ro ở tất cả mọi cấp độ, bao gồm các hành động nhằm mục tiêu đến nơi làm việc (ecgônômi); cải thiện các yếu tố về tổ chức và tâm lý xã hội – ví dụ: cho phép có nhiều khoảng thời gian nghỉ giữa giờ hơn và cho phép người lao động kiểm soát nhịp độ làm việc; mục tiêu trực tiếp là người lao động, tổ chức tập huấn các tư thế làm việc chuẩn xác.
Biên dịch: Bích Hà
(Nguồn tin: healthy-workplaces.eu)