Các yếu tố rủi ro cơ – sinh đối với hội chứng ống cổ tay: Nghiên cứu trên 2474 NLĐ

Thứ Sáu, 01/12/2023, 02:50(GMT +7)

Nhóm nghiên cứu: Harris-Adamson C, Eisen EA, Kapellusch và các cộng sự.

Thông tin chung                     

Từ 2001 đến 2010, 5 nhóm nghiên cứu đã triển khai nghiên cứu phối hợp về hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome – CTS) của NLĐ thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau, thu thập thông tin chi tiết về mức độ tiếp xúc với các triệu chứng tiếp theo, các biện pháp điện sinh lý và thay đổi công việc.

Mục tiêu          

Các nghiên cứu kiểm tra mối liên quan giữa các yếu tố cơ – sinh tại chỗ làm việc và tỷ lệ mắc bệnh với những người làm việc chủ yếu bằng tay; điều chỉnh các yếu tố rủi ro cá nhân.

Phương pháp

Số mẫu là 2474 người, hoặc không có triệu chứng CTS hoặc có thể viêm nhiều dây thần kinh được lựa chọn nghiên cứu trong thời gian 6,5 năm. Các biện pháp tiếp xúc cá nhân, lao động bằng tay được thu thập đối với từng thao tác, gồm cả lực tác động, độ lặp đi lặp lại của thao tác, chu trình thao tác và tư thế thao tác. Thông qua nghiên cứu sự tiếp xúc của thao tác trong cả tuần làm việc để ước tính sự tiếp xúc chung của công việc. Chuẩn số CTS được dựa trên các hội chứng và kết quả kiểm tra điện sinh lý. HR đựoc tính thông qua mô hình tỷ lệ Cox Hazard.

Kết quả

Sau khi hiệu chỉnh hiệp biến thống kê, số liệu phân tích (HR=2,17; 95% CI 1,38-3,43) và NLĐ (HR=2.08; 95% CI 1.31 – 3.39) đã tính được các đỉnh của lực tay, độ lặp của lực (HR=1.84; 95% CI 1.19 – 2.86) và thời gian thao tác (ví dụ: chu trình thao tác) với lực tác động (HR=2.05; 95% CI 1.34 to 3.15) có quan hệ gia tăng với tỷ lệ mắc bệnh CTS. Không xác định được mối liên hệ giữa độ lặp của cả tay, tỷ lệ % thời gian thao tác của cả cánh tay hay tư thế của cổ tay với tỷ lệ mắc bệnh CTS.

Kết luận

Đây là đề tài nghiên cứu phối hợp của nhiều cơ quan nghiên cứu đối với NLĐ trong ngành sản xuất và dịch vụ về lao động bằng tay và hội chứng dây thần kinh cổ tay bị chèn (CTS). Các kết quả nghiên cứu này có thể tác động đến việc thiết kế chương trình an toàn tại chỗ làm việc nhằm phòng ngừa các hội chứng CTS liên quan đến nghề nghiệp.

Chi tiết kết quả nghiên cứu xem tại đây: Biomechanical risk factors for carpal tunnel syndrome

Biên dịch: P. Hải


(Nguồn tin: Occupational and Environmental Medicine)