Cần trục – Những điểm cần ghi nhớ

Thứ Sáu, 01/12/2023, 04:05(GMT +7)

Trước khi sử dụng cần trục trên công trường, nhà quản lý phải cân nhắc một số vấn đề sau:

– Khối lượng, kích cỡ và kiểu dáng vật nâng ;

– Tầm với xa nhất và bán kính công tác;

– Các yếu tố cản trở công tác nâng như đường dây điện trên không, tình trạng công trường và kiểu nền;

– Nhu cầu đào tạo người điều khiển thiết bị và người làm hiệu.

1. Lắp đặt  

Cả hai việc lắp đặt và tháo dỡ cần trục phải do những công nhân lành nghề thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của các đốc công có trình độ và kinh nghiệm. Phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của nhà sản xuất.

2. Báo hiệu

Người điều khiển cần trục và người báo hiệu phải trên 18 tuổi, đã qua đào tạo và có đầy đủ kinh nghiệm. Phải luôn có người làm hiệu hoặc có hệ thống tín hiệu hướng dẫn như máy điện thoại để phòng người điều khiển không quan sát được vật nâng. Các tín hiệu thông báo bằng tay phải rõ ràng và riêng rẽ và cần tuân theo một quy tắc thống nhất.

Các tín hiệu thông báo bằng tay phải rõ ràng và riêng rẽ và cần tuân theo một quy tắc thống nhất.

3. Nâng quá tải 

Khi đốc công hoặc người điều khiển thiết bị nâng không ước tính trước được khối lượng vật nâng, mà điều này dể xãy ra với các vật nâng không có hình dạng chuẩn, dẫn tới tình trạng nâng quá tải, làm cho nhiều bộ phận cơ cấu nâng phải làm việc vượt quá công suất cho phép. Nếu không được đào tạo đầy đủ, người điều khiển có thể hạ vật nâng xuống với tốc độ cao rồi hãm đột ngột làm gãy cần trục. Mọi cần trục đều phải ghi rỏ tải trọng cho phép và khi vận hành không được vượt quá giới hạn đó. Trường hợp cần trục có cần nâng hoạt động được ở nhiều tầm bán kính khác nhau thì cứ mỗi bán kính công tác của cần nâng phải có tải trọng cho phép tương ứng. Cáp và pu li cũng phải có những ghi chú như vậy.

4. Thiết bị báo ngưỡng tải trọng

Mọi loại cần trục đều phải có bộ phận tự động báo ngưỡng tải trọng an toàn để báo động người điều khiển, thường là bằng đèn báo khi tải trọng sắp đạt tải trọng cho phép, và chuông hoặc còi báo hiệu cho người điều khiển và những người ở gần khi tải trọng vượt qua giới hạn cho phép. Bộ phận phát tín hiệu chỉ là thiết bị phụ trợ chứ không có tác dụng đảm bảo cho việc vận hành nâng chuyển được an toàn, ví dụ chúng không tính đến ảnh hưởng của sức gió và điều kiện nền xốp. Không nên nâng vật nâng lên hết tầm nâng ngay nếu biết chắc hoặc cho răng tải tải trọng nâng gần bằng tải trọng giới hạn. Trong trường hợp này, trước hết hãy nâng vật nâng lên một đoạn ngắn rồi dừng lại để kiểm tra độ ổn định của máy nâng trước khi tiếp tục nâng. Ghi nhớ rằng khi vật nâng bị đung đưa hoặc hạ xuống với tốc độ cao thì bán kính cần nâng sẽ có thể tăng lên ngoài dự tính do cần nâng bị uốn cong. Có một số loại thiết bị báo động cũng đồng thời là bộ ngắt tải. Tuyệt đối không được bỏ qua tín hiệu báo nâng vật nâng quá tải.

Những điều cần ghi nhớ:

– Nếu không thể thường xuyên giữ vật nâng trong tầm mắt, phải có người làm hiệu.

– Khi cố gắng giải phóng hàng tồn đọng vẫn phải ghi nhớ mức tải trọng cho phép.

5. Kiểm tra và bảo trì

Cần trục là loại thiết bị mà những hư hỏng của nó như mòn, nức thường khó phát hiện, ví dụ sự mỏi kim loại ở bu lông và các bộ phận tương tự. Cần phải có nhân viên có trình độ kiểm tra và vận hành thử trước khi sử dụng máy nâng, sau đó cần thường xuyên kiểm tra định kỳ theo quy định của nhà nước. Phải tuân thủ các chỉ định về kiểm tra và bảo dưỡng của nhà sản xuất, mọi hư hỏng và khiếm khuyết phải được báo cáo lại đầy đủ cho đốc công. Tuyệt đối không sử dụng những cần trục có vấn đề không an toàn.

Những chi tiết nhạy cảm của cần trục là cáp kim loại, phanh và các thiết bị an toàn. Dây cáp chóng bị mòn do tiếp xúc thương xuyên với tang tời. Phanh vì được sử dụng liên tục nên cần thường xuyên kiểm tra định kỳ, hiệu chỉnh hoặc thay mới. Các thiết bị báo ngưỡng tải trọng và thiết bị an toàn như ngắt tải tự động và các bộ ngắt tự động khác cũng rất nhạy cảm với hư hỏng trong điều kiện công trường và có những lúc tự ngắt một cách bừa bãi.

6. Xe cẩu

Xe cẩu có thuộc tính cố hữu là không ổn định va rất dễ bị lật nếu làm việc trên nền không phẳng hoặc nghiêng. Ghi nhớ rằng trời mưa có thể làm cho nền nhão, và tình trạng công trường không bằng phẳng sẽ khiến cho xe làm việc quá tải ngoài dự tính.

Với kiến thức mà bạn đã được học để trở thành một người điều khiển xe cẩu, bạn cần hiểu rõ những mặt thuận lợi và hạn chế của các khung chống lắp thêm vào xe, và ý thức được những rủi ro có thể xảy ra nếu không sử dụng thiết bị này. Cẩu ở ngoài trời sẽ gặp khó khăn hơn nhiều và thậm chí nguy hiểm do có gió. Phải đảm bảo đủ không gian hoạt động cho cần trục, không gian bố trí đối trọng, hàng rào tách biệt đường giao thông và những công trình cố định như tòa nhà. Không để bộ phận nào của xe cẩu hoặc vật nâng cách đường dây điện dưới 4m.

Xe cẩu cần có khung chống lắp thêm để chống lật

Tất cả mọi cần cẩu phải có loại móc treo an toàn để phòng vật nâng bị tuộc ra khi gặp chương ngại vật trong quá trình nâng.

Những điểm cần ghi nhớ:

* Cần cẩu phải có móc treo an toàn.

* Phải có đủ không gian hoạt động cho cần nâng.

* Đảm bảo không có đường ống thoát nước dưới lòng đường.

7. Cần trục tháp:

Để chống lật cho cần trục tháp, phải có đối trọng, vật dằn hoặc neo chắc cần trục xuống nền. Nếu là loại cần trục chay trên đường ray thì tuyệt đối không được dùng chính đường ray làm neo. Do vật dằn có thể thay đổi, vì vậy cần có biểu đồ đối trọng hoặc vật dằng để kiểm tra khi lắp đặt cần cẩu và sau khi có thời tiết xấu.

Cần đảm bảo không để vướng dây tời hoặc xích nâng vào các phương tiện lên xuống, thang dẫn, máy móc…

Vật nâng phải được nâng cẩu lên theo đường thẳng đứng vì nếu không, cần trục có thể bị lật. Không được nâng những bề mặt rộng khi có gió.

Cần trục tháp phải được bố trí sao cho cần nâng không có tải khi có gió to và khi quay tự do 360 X xung quanh tháp. Nhà sản xuất phải ghi chú rõ tốc độ gió tối đa có thể cho phép sử dụng cần trục tháp an toàn.

8. Sử dụng cần cẩu để phá dỡ:

Một trong những phương pháp phá dỡ được sử dụng rộng rãi là dùng một bi thép đúc hoặc một khối tải trọng treo lr6n cần nâng của cần cẩu. Theo thiết kế, cần cẩu không chịu được những xung lực mạnh có thể xuất hiện khi dùng bi phá, vì vậy nếu muốn áp dụng phương pháp trên thì chỉ được phép thả cho tải trọng rơi tự do theo phương thẳng đứng để đập vỡ các kết cấu như tấm bê tông. Tuyệt đối không được dùng cần nâng đung đưa bi để phá.

Máy xúc có thiết kế cho những thao tác kéo và đẩy có xung lực lớn nên rất phù hợp với ứng dụng trên nếu ta chuyển đổi máy xúc thành cần trục. Tuy nhiên cần chú ý những hướng dẫn của nhà sản xuất về tải trọng có thể lắp thêm vào máy như bi thép hoặc những vật khác. Tốt nhất là trọng lượng bi phá không nên nặng quá 33% của giới hạn tải của máy và không vượt quá 10% giới hạn dưới ứng suất kéo của dây cáp. Mỗi ngày phải kiểm tra tất cả các bộ phận máy hai lần và áp dụng một chế độ bảo dưỡng đặc biệt. Công nhân điều khiển phải quen thuộc với công việc phá dỡ bằng bi và có kết cấu bảo vệ như kính hoặc lưới chắn bằng kim loại.

9. Các thiết bị nâng được sử dụng như cần cẩu

Một số loại máy móc khác như máy xúc, máy cày, xe nâng chuyển có thể sử dụng tương đương cần cẩu khi chúng vận chuyển các vật nâng bằng dây cáp.

Những chú ý đối với loại này cũng được áp dụng chung với các xe cẩu đã nói tới trong mục trên, mặc dù nói chung các thiết bị báo giới hạn tải và bán kính công tác thường không phải lắp thêm nếu tải trọng vật nâng không quá 1 tấn. Tuy nhiên, đối với loại tải trọng nào cũng cần đảm bảo có máy có thể cẩu an toàn và có thể hạ vật nâng vào đúng vị trí mong muốn.

10. Dây cáp và chão

Chỉ được sử dụng các dây cáp và chão có đầy đủ những ghi chú về mức tải trọng cho phép. Cần làm cùn hoặc đệm các cạnh sắt cũa vật nặng để chống hư hỏng dây và đảm bảo vít chặt các đệm kẹp.

Ghi nhớ:

* Phải đảm bảo vật nâng đã được buộc chặt.


(Nguồn tin: Trích dẫn- An toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trên công trường xây dựng, ILO)