Cơ chế sinh học và Ecgônômi của những người xử lý vật liệu là nữ giới
Rất nhiều phụ nữ làm công việc xử lý vật liệu, thực tế là công việc này không có quá nhiều hấp dẫn bởi vì hầu hết những người xử lý vật liệu đều là nam giới. Một số nghiên cứu đã chỉ rõ những khác biệt quan trọng trong cách thức thao tác xử lý của nam giới và nữ giới, tuy nhiên những nghiên cứu này là rất ít và chưa sâu. Mặc dù có rất ít những người xử lý là nữ giới trong một số ngành nhất định (ví dụ như ngành vận chuyển và vận hành thiết bị), trong những ngành khác, ví dụ như thực phẩm và dịch vụ, nữ giới thường chiếm gần một nửa lực lượng lao động và rất hiếm khi phải thực hiện công việc xử lý vật liệu. Hơn nữa, việc nghiên cứu về vấn đề này là rất quan trọng. Mục tiêu của dự án nghiên cứu này là để nhận thức tốt hơn về những sự khác biệt trong cách thức mà nữ giới và nam giới tiến hành công việc xử lý vật liệu. Người ta cho rằng chiến lược làm việc của những người xử lý vật liệu nữ giới có kinh nghiệm thực sự khác biệt so với nam giới.
Dữ liệu từ nghiên cứu này được so sánh với những dữ liệu có được từ nghiên cứu so sánh với những người lao động nam giới ở cấp độ chuyên gia và ít kinh nghiệm (Plamondon và các cộng sự, 2010). Nghiên cứu được xây dựng để nhấn mạnh những sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong cùng một bối cảnh công việc khi tải trọng trong cùng điều kiện tuyệt đối (15 kg cho cả nam và nữ) hoặc trong điều kiện tương đối (nam giới: 15 kg; nữ giới: 10 kg) – chỉ ra rằng sức khoẻ của một người nữ giới, ở mức trung bình, xấp xỉ khoảng 2/3 của một người nam giới (10/15 kg = 2/3). Ba nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành. Nghiên cứu đầu tiên tập trung chủ yếu vào đánh giá năng lực thể chất của các chủ thể và cho họ một cơ hội để làm quen với những điều kiện thực nghiệm. Trong hai nghiên cứu còn lại, những người xử lý vật liệu tiến hành thao tác trong hai bối cảnh khác nhau. Đặc tính của tải trọng (khối lượng, tính dễ vỡ và độ dịch của trọng tâm), lực nâng và chiều cao nâng cũng như độ khó khi xử lý được thay đổi để có thể thu được những kỹ thuật thao tác đa dạng nhất từ những người xử lý.
Dữ liệu cơ chế sinh học được thu thập và tiến hành quan sát ecgônômi trong cả ba nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các hệ thống theo dõi chuyển động, một hệ dải đo lực nâng rộng và một hệ thống đo đạc hoạt động cơ bắp. Các kết quả chứng minh rằng những người xử lý vật liệu là nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi (15 chủ thể) không khoẻ bằng những chuyên gia xử lý vật liệu là nam giới (15 chủ thể) hoặc những người xử lý vật liệu nam giới ít kinh nghiệm (15 chủ thể), với sức mạnh cơ bắp (sức nâng và sức mạnh cơ bắp toàn thân) đo đạc được nằm trong khoảng 49 đến 63% so với của nam giới. Chỉ ra sự khác biệt về kích cỡ của hai giới, người ta kỳ vọng rằng tải trọng lớn nhất của lưng (kết quả thời điểm tại mức L5/S1) trong quá trình thao tác xử lý của nam giới có thể cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, khi những kết quả thời điểm được cân bằng với khối lượng toàn thân, có những sự khác biệt xuất hiện ở hầu hết các trường hợp. Mặt khác, những kết quả chỉ ra rằng nữ giới làm việc khác hẳn với những chuyên gia xử lý vật liệu nam giới, sử dụng những kỹ thuật gần giống với những người xử lý vật liệu mới, ít kinh nghiệm. Ví dụ như với cùng khối lượng nâng tuyệt đối là 15kg, so với chuyên gia xử lý vật liệu nam giới, nữ giới sẽ tốn nhiều thời gian để vận chuyển các hộp chứa; tương ứng là nghiêng phần thân trên nhiều hơn; cúi xuống thấp hơn; uốn cong đầu gối khi nâng hộp từ dưới sàn lên; có vận tốc góc thân dưới thấp hơn; và giữ các hộp gần cơ thể của họ hơn. Hầu hết lao động nữ giới sử dụng kỹ thuật nâng khác biệt so với những chuyên gia xử lý vật liệu nam giới, mà cơ bản là bao gồm việc nâng đầu gối trước rồi mới nâng phần thân trên sau. Kỹ thuật này có thể khiến phần lưng bị uốn cong nhiều hơn so với những chuyên gia xử lý vật liệu nam giới và có thể khiến các cấu trúc thụ động bên trong của cột sống thắt lưng gặp rủi ro. Mặt khác, đây là một kỹ thuật rất hiệu quả về năng lượng.
Khi cùng xử lý khối lượng tương đối (nam giới: 15kg; nữ giới: 10kg), cả khối lượng lưng phải chịu và khoảng thời gian thao tác ở nữ giới đều giảm đi. Tuy nhiên, nữ giới giữ các hộp xa cơ thể họ hơn với khối lượng nhỏ hơn, và do đó mức độ uốn cong của lưng không giảm đi trong hầu hết các điều kiện. Điều này có nghĩa là hầu hết phương pháp can thiệp trực tiếp là giảm khối lượng mang vác cho nữ giới, nhưng điều này sẽ không giảm bớt độ uốn cong của lưng trong hầu hết các điều kiện. Tập huấn là một kiểu can thiệp khác, nhưng có ít tác động đến tải trọng của lưng. Khả năng thứ ba là tăng cao độ của những hộp cần nâng. Thực tế, hầu hết những rủi ro được báo cáo ở đây chỉ được áp dụng trong điều kiện xử lý khi nâng vật nặng từ sàn nhà – một phần công việc trong hầu hết các thao tác xử lý. Rủi ro đối với lưng giảm xuống đáng kể khi nâng vật nặng ở cao độ từ hông trở lên. Tất cả những biện pháp can thiệp này không chỉ tăng biên độ an toàn mà còn làm giảm sự tiếp xúc vật lý của những người xử lý, nam giới cũng như nữ giới.
Báo cáo: “Biomechanics and Ergonomics in Women Material Handlers” – Bản tiếng Anh (full)
Biên dịch: Việt Thắng
(Nguồn tin: irsst.qc.ca)