Điều chỉnh vị trí cơ thể nhằm làm giảm rủi ro chấn thương MSD (rối loạn cơ xương khớp): Khớp gối

Thứ Sáu, 01/12/2023, 10:49(GMT +7)

Các chấn thương khớp gối chiếm một nửa số ca nghỉ làm do chấn thương chi dưới tại Ontario

• Khớp gối sẽ ở trạng thái bền bỉ nhất và có rủi ro chấn thương thấp nhất khi nó xếp thẳng hàng với phần hông và ngón chân, đồng thời trọng tâm dồn vào giữa bàn chân.

• Điều này giúp cho khớp gối

     – Làm việc được lâu hơn, hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn

     – Chịu được áp lực công việc lớn hơn

BẠN CÓ BIẾT?

(A) Khớp gối có rủi ro bị thương cao hơn khi hướng vào bên trong

• Chấn thương khớp gối sẽ gây ra những hậu quả sau:

     – Chứng trốn việc

     – Suy giảm sức lực

     – Kéo dài thời gian cần để quay lại làm việc

CẦN CHÚ Ý

• Khi phải mang vác những vật nặng nề và phải thực hiện các tư thế khó cân bằng

     (B) Cần hạn chế việc nghiêng người sang hai bên hay xoay, vặn khớp gối

     (C) Điều chỉnh sao cho khớp gối thẳng hàng phía trên ngón giữa bàn chân

     – Giữ trọng lực ở giữa bàn chân để duy trì thăng bằng

     – Nếu có thể, hãy giảm bớt tần suất và thời lượng mang vác nặng

CHÚ GIẢI

MÀU XANH – Không cần hành động gì, nếu các công việc không kéo dài hoặc lặp lại trong thời gian dài, và không có triệu chứng MSD nào. Tiếp tục theo dõi các triệu chứng đó và kiểm tra lại sau khi có thay đổi về nơi làm việc hoặc quy trình làm việc

MÀU VÀNG – Cần tìm hiểu và cải thiện tình hình về mặt lâu dài. Lập tức tìm hiểu và cải thiện tình hình nếu nhận thấy dấu hiệu của MSD

MÀU CAM – Lập tức đánh giá chi tiết hoặc cải thiện tình hình.

Xem chi tiết tại Tài liệu đính kèm

————————————————————————————————————

Xem thêm:

1. Điều chỉnh vị trí cơ thể để giảm rủi ro chấn thương MSD (rối loạn cơ xương khớp): PHẦN VAI

2. Điều chỉnh vị trí cơ thể nhằm giảm nguy cơ chấn thương MSD (rối loạn cơ xương khớp): VÙNG LƯNG DƯỚI

Biên dịch: Bình Nguyên


(Nguồn tin: www.safetyandhealthmagazine.com)